Sinh ra... Lớn lên... Lập gia đình... Kiếm ít tiền... Đẻ con... Rồi già... Rồi chết... rồi hết một cuộc đời. Hiện tượng này đông không??? Vô cùng đông!!!
Vậy sau 70 năm các anh chị tìm được ý nghĩa cuộc đời chưa? Không lẽ ý nghĩa cuộc đời là lấy chồng rồi đẻ con? Không lẽ ý nghĩa cuộc đời là chúng ta mua được một căn nhà to rồi chúng ta chết? Nghĩ lại xem...
Chúng ta nhắm mắt lại, chúng ta tưởng tượng loài người này biến mất trên trái đất này. Lúc đó chỉ có loài thú thôi. Thì cái loài mà giỏi nhất trên thế giới, là con chó sói. Nguồn ảnh: sapuwa
Và con chó sói nó cũng thế, nó sinh ra lớn lên, nó cũng có con. Và gia tài của nó, danh vọng của nó, là những cục xương chôn dưới gốc cây.
Và mỗi lần nó muốn vui, nó đào gốc cây lên, nó gặm xương. Xong nó lại đào lấp đất lại. Nó nhìn sang nhìn gốc cây bên cạnh, con chó bên cạnh, có 1 cục xương, nó có 10 cục xương. Nó nói: mày nghèo lắm, không so với cuộc đời của tao được!
Chúng ta thử nhìn lại xem, nếu chúng ta thực sự là những người có chiều sâu. Chúng ta kiếm được 5-10 tỷ, 1-2 căn nhà, có giống cuộc đời của con chó kiếm được 10 cục xương không? Nghĩ thật kỹ đi... rất giống.
Nên góc nhìn của Chánh Kiến rất hay, các bạn nhìn được nhiều chiều, nhìn sâu dần. Để từ đó khi các bạn có góc nhìn của chiều sâu, các bạn nhận ra, hình như sống cái cách chúng ta đang sống không có ý nghĩa.
Thì các bạn mới đang đặt câu hỏi: Vậy đâu là ý nghĩa đích thực? Và khi nào các bạn chạm được vào cái ý nghĩa của nó, tự động hạnh phúc nó xuất hiện.
Ở đây bao nhiêu trong số các anh chị, mỗi ngày đi làm là một ngày vui? - Ở Mỹ, số người đi làm mà chán việc là 85%. - Ở Trung Quốc là 95%. Người Trung Quốc họ đi làm họ không thấy vui đâu. - Còn ở Việt Mình tôi đoán chắc là loanh quanh 90%.
Tức là mỗi một ngày đi làm, các bạn không thấy được sự ý nghĩa của nó, không thấy được niềm vui của nó. Khó lắm đấy!
Nhiệm vụ có ý nghĩa thì các bạn mới vui, nhiệm vụ này nó chả có ý nghĩa gì, cứ thấy nó vô ích thế nào ấy. Làm qua ngày thôi, làm sao vui được.
Theo các bạn giáo viên ở VN có bao nhiêu giáo viên làm qua ngày? Ngày nào cũng đi dạy, rồi đi về... chưa bao giờ suy nghĩ chiều sâu của Giáo Dục là gì? Chưa bao giờ nghĩ cách Thổi hồn nhân cách cho trẻ là gì?
Nếu các bạn cầm cái cục phấn lên trên bảng, các bạn ghi cái môn Toán: "Ngày hôm nay học bảng cửu chương, ngày mai học chia, ngày mốt học phương trình bậc nhất..." Cứ như thế các bạn chưa bao giờ là một giáo viên đích thực.
Các bạn là thợ dạy. Các bạn chưa bao giờ yêu nghề đúng nghĩa đâu! Nếu yêu nghề các bạn sẽ trăn trở, ẩn đằng sau môn Toán là gì dành cho học sinh mình? Toán chỉ là phương tiện để nó đến với cái nghề thôi... sau này nó bước ra ngoài đời, nó dễ xin việc thôi.
Thế còn nhân cách của nó đâu? Ước mơ hoài bão của nó đâu? Tâm hồn của nó đâu? Ai nuôi tâm hồn cho trẻ? Không phải giáo viên, không phải ba mẹ thì là ai?
Chúng ta không đặt những câu hỏi chiều sâu. Chúng ta chưa bao giờ là giáo viên đích thực.
Thì ngày ngày đi làm các anh chị không vui được đâu. Nếu mà có vui thì là cái vui lớt phớt thôi.
Chạm vô chiều sâu của ý nghĩa cuộc đời là khó lắm đây?
Còn tiếp...
----------
Chánh Kiến là series bài viết xoay quanh chủ đề: "Đâu là ý nghĩa cuộc đời? Làm sao để chạm vào hai chữ "Hạnh Phúc"?
Chánh Kiến trong ngôn từ của Phật Giáo là: "Cái nhìn đúng đắn" (Chánh là chân chính + Kiến là thấy). Trước khi nhìn thấy ý nghĩa, các bạn phải có cái thấy đúng, sát với bản chất của sự vật, sự việc. Chỉ khi hệ quy chiếu của chúng ta không còn sai lầm, lúc đó ta mới bước được những bước đi vững trãi trên con đường cuộc đời.
Chuỗi bài Chánh Kiến là đúc kết của thầy Trần Việt Quân - sáng lập hệ thống trường Tuệ Đức (gồm 23 ngôi trường trên khắp Việt Nam) + điều hành Viện Đào Tạo Bách Khoa. Hứa hẹn sẽ mang lại những giá trị tuyệt vời cho các bạn trẻ yêu giáo dục, yêu những điều tử tế và mong muốn sống một cuộc đời cho đi.