Chấn thương nhẹ ở đầu nguy hiểm thế nào?
Concussion (tạm dịch: chấn thương nhẹ ở não) là một trong những chấn thương thường gặp trong cuộc sống và có thể gây ảnh hưởng lâu...
Concussion (tạm dịch: chấn thương nhẹ ở não) là một trong những chấn thương thường gặp trong cuộc sống và có thể gây ảnh hưởng lâu dài và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam chấn thương nhẹ ở não chưa được quan tâm đúng mức. Trẻ em là đối tượng rất dễ gặp phải concussion (do đùa nghịch, ngã, chơi thể thao, v.v) nhưng các bậc phụ huynh không được cung cấp nhiều thông tin về concussion. Thể thao đối kháng như bóng đá, bóng rổ, võ thuật, v.v cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro chấn thương đầu nhưng các giờ học thể dục ở các trường THCS, THPT thường không giáo dục học sinh về vấn đề này. Để các bạn dễ hình dung thì những trường hợp sau đây được tính là concussion: trẻ em cộc đầu vào tay nắm cửa, học sinh cấp 1 ngã đập đầu, quả bóng đập vào mặt, đập đầu vào nhau khi tranh chấp, đập đầu vào cột gôn khi chơi đá bóng, bị đối thủ tấn công vào đầu, người già ngã đập đầu, v.v. Những chấn thương nhẹ này thường không để lại di chứng gì, nhưng trong một số trường hợp sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến concussion.
Concussion là gì?
Concussion là dạng phổ biến nhất và nhẹ nhất của chấn thương đầu. Concussion xảy ra khi não va vào hộp sọ, cụ thể là não bộ nằm trong hộp sọ và được bảo vệ bởi màng não (tiếng anh: meninges) và dịch não tủy (cerebrospinal fluid or CSF). Màng não và dịch não tủy bảo vệ não khỏi những tác động bên ngoài và dịch não tủy hấp thụ rung động khi đầu di chuyển. Tuy nhiên, khi một lực mạnh tác động lên đầu, dịch não tủy không đủ để hấp thụ rung động này khiến cho não va vào màng não và hộp sọ dẫn đến chấn thương ở não. Lúc này não sẽ bị cerebral edema (tạm dịch là sưng)* và chính vì thế sẽ gây ra các triệu chứng được nêu dưới đây.
Bất tỉnhMất trí nhớ. Thường mất trí nhớ về lúc xảy ra chấn thươngBối rốiBuồn ngủ hoặc rối loạn giấc ngủMất thăng bằng, chóng mặtNhìn mờ, nhìn thấy đom đómĐau đầuBuồn nôn và nônNhạy cảm với tiếng ồn và ánh sángPhản ứng chậm: phản ứng chậm với các câu hỏi và tác động bên ngoàiỞ trẻ em, các triệu chứng thường thấy bao gồm các triệu chứng nêu trên và
Co giậtKhóc nhiềuMệt mỏiThay đổi thói quen ăn ngủMất trí nhớ và bất tỉnh không xảy ra trong tất cả các trường hợp, tuy nhiên nếu bất tỉnh lâu hơn 30 giây hoặc mất trí nhớ thì cần đi khám ngay lập tức. Bên cạnh mất trí nhớ và bất tỉnh, các triệu chứng sau cũng cần đi khám ngay:
Liên tục nôn hoặc buồn nônHai đồng tử không bằng nhauÙ tai hoặc nghe thấy âm thanh trong tai Co giậtCó vết bầm tím trên đầu (trừ trán) Các triệu chứng nặng hơn theo thời gian. Vậy thì tại sao concussion lại nguy hiểm? Sau đây là khái quát những thay đổi trong não khi xảy ra concussion. Não sẽ bị chấn thương nhẹ khi xảy ra concussion, não sẽ giới hạn lượng máu lên vùng bị thương - khả năng tự điều chỉnh này sẽ giúp não không bị sưng quá nhiều nhưng lại tạo ra sự tích tụ một số chất độc. Trong 10 ngày (hoặc hơn) tiếp theo, chuyển hóa năng lượng của não sẽ bị thay đổi: giảm tổng hợp protein, giảm khả năng oxy hóa. Những thay đổi trong não này khiến cho lần va chạm thứ 2 (cho dù nhẹ hơn lần 1) cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Lần va chạm thứ 2, não không còn khả năng tự điều chỉnh nữa và có thể gây tử vong. Đây là Second Impact Syndrome. Khi SIS xảy ra, bệnh nhân thường tử vong trong khoảng từ 2-5 phút sau khi va chạm (không đủ thời gian để cấp cứu). Trong lần va chạm đầu tiên, chấn thương não nhẹ ở trẻ em thường nghiêm trọng hơn ở người lớn, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về việc liệu trẻ em có dễ bị SIS hơn người lớn hay không.
Dưới đây là bảng hướng dẫn về mức độ chấn thương của American Academy of Neurology.
Mức độChấn thương lần đầu
Chấn thương lần hai
Mức độ 1: Không bất tỉnh, các sau va chạm triệu chứng biến mất sau 15 phút
Rời khỏi trận đấu. Kiểm tra chấn thương mỗi 5 phút, có thể quay lại thi đấu nếu các triệu chứng biến mất và mental-function bình thường trở lại trong vòng 15 phút
Được quay trở lại thi đấu trong vòng 1 tuần nếu không còn triệu chứng
Mức độ 2: Không bất tỉnh, các triệu chứng không biến mất sau 15 phút nhưng biến mất sau 1 ngày
Rời khỏi trận đấu, không được thi đấu trong ngày hôm đó. Kiểm tra vết bầm trên đầu, cần được khám kĩ hơn bởi người có chuyên môn. Được quay lại thi đấu sau 1 tuần nếu neurological exam cho kết quả bình thường
Được quay lại thi đấu sau 2 tuần nếu không còn triệu chứng. Nghỉ cả mùa giải nếu kết quả kiểm tra cho thấy bất thường
Mức độ 3: Bất tỉnh (cho dù ngắn cũng tính là bất tỉnh)
Khám kĩ tại bệnh viện, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Cần được kiểm tra chức năng thần kinh hằng ngày cho đến khi hết các triệu chứng.
Không được thi đấu cho đến khi các triệu chứng không còn trong 1 tháng.
Nghỉ ngơi như thế nào khi bị concussion?
Đây là nghỉ ngơi khi mà bị concussion ở mức độ không phải đến bệnh viện
Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động yêu cầu nhiều về đầu óc như làm bài tập, chơi game, xem điện thoại, v.v. Đây gọi là relative rest (nghỉ tương đối). Không được complete rest (nghỉ tuyệt đối): không nằm nghỉ trong phòng không có ánh sáng và các kích thích bên ngoài. Tránh các hoạt động gây ra các triệu chứng nêu trên. Tăng cường độ vận động một cách từ từ. Nếu dùng thuốc giảm đau thì không dùng aspirin (vì aspirin có chức năng chống đông máu).
Kết
Các nghiên cứu về concussion cũng như lần va đập thứ hai vẫn chưa đầy đủ (các bạn có thể thấy các references của mình khá cũ), tuy nhiên có thể khẳng định rằng concussion nguy hiểm. Ở Việt Nam, concussion chưa được nhắc tới nhiều và các thống kê về concussion ở Việt Nam gần như là không có (mình tìm trên các thống kê của nhà nước nhưng không thấy :) ) Chính vì thế, bài viết này nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về các mức độ concussion, triệu chứng, cách hồi phục, và quan trọng nhất là không để va đập lần 2 khi lần 1 chưa khỏi hẳn.
References:
Bruce, D. A., Alavi, A., Bilaniuk, L., Dolinskas, C., Obrist, W., & Uzzell, B. (1981). Diffuse cerebral swelling following head injuries in children: The syndrome of “malignant brain edema”. Journal of Neurosurgery, 54(2), 170-178. doi:10.3171/jns.1981.54.2.0170
Concussion. (2020, February 22). Retrieved August 04, 2020, from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/concussion/diagnosis-treatment/drc-20355600
Desalles, A. A., Kontos, H. A., Ward, J. D., Marmarou, A., & Becker, D. P. (1987). Brain tissue pH in severely head-injured patients. Neurosurgery, 20(2). doi:10.1097/00006123-198702000-00017
Kawamata, T., Katayama, Y., Hovda, D. A., Yoshino, A., & Becker, D. P. (1992). Administration of Excitatory Amino Acid Antagonists via Microdialysis Attenuates the Increase in Glucose Utilization Seen following Concussive Brain Injury. Journal of Cerebral Blood Flow & Metabolism, 12(1), 12-24. doi:10.1038/jcbfm.1992.3
Maroon, J. C., Lovell, M. R., Norwig, J., Podell, K., Powell, J. W., & Hartl, R. (2000). Cerebral Concussion in Athletes: Evaluation and Neuropsychological Testing. Neurosurgery, 47(3), 659-672. doi:10.1227/00006123-200009000-00027
Team, T. (2051, June 23). Concussion: Symptoms, Diagnosis, and Treatments. Retrieved August 04, 2020, from https://www.healthline.com/health/concussion
Widmaier, E. P., Vander, A. J., Raff, H., Strang, K. T., & Shoepe, T. C. (2019). Vander's human physiology: The mechanisms of body function. New York, NY: McGraw-Hill Education.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất