Angel Investor — Nhà đầu tư thiên thần là thuât ngữ dùng để chỉ những cá nhân giàu có, có khả năng cấp vốn cho một startup trong khoảng thời gian đầu, và thông thường để đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty.
Hiện nay, hầu hết những người khởi nghiệp đều cho rằng nhà đầu tư thiên thần chính là lời giải tối ưu cho những khó khăn mình đang gặp phải, nhất là trong bài toán tài chính. Nhưng chân dung nhà đầu tư thiên thần thật sự thế nào, họ nghĩ gì, hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ những “người trong  cuộc” để hiểu rõ hơn nhé.
Angel Investor: Họ thật sự là ai, đóng vai trò gì trong hệ sinh thái khởi nghiệp?
Theo anh Đặng Công Nguyên — CEO & Founder của Eway chia sẻ: “Trước khi trở thành những nhà đầu tư thiên thần, họ cũng chỉ là những doanh nhân bình thường, tích lũy những nguồn lực nhất định cho thế hệ đi sau. Họ nhìn thấy những người trẻ tuổi, họ nhìn thấy sự non nớt của mình trong đó. Và họ sẵn sàng giúp đỡ bởi họ biết những người này có năng lực gì, những nhược điểm gì khiến họ không thể đạt được mong muốn, khát khao của mình,… Chính vì vậy, nên tìm kiếm những nhà đầu tư thiên thần là những người gần gũi và hiểu mình nhất. Tất cả đều là dựa trên kinh nghiệm và quan sát.”
Nhân Nguyễn - Ex-Googler, Walmart Lab Head Researcher, Angel Investor
Còn theo anh Trịnh Anh Đức — Managing Director của quỹ VIC Partners, giai đoạn đầu, hay còn gọi là Hố tử thần (Valley of Dead), chính là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của startup từ ý tưởng đến budget, 90% số startup lại đều thất bại ở giai đoạn này. Những nhà đầu tư thiên thần giúp sẽ là người giúp startup vượt qua giai đoạn đầu, đóng vai trò là các mentor nhiều hơn, giúp Startup đạt được product/market fit, tìm ra những khách hàng đầu tiên của mình.
Anh Mai Duy Quang — Co-Director của Topica Founder Institute cũng chia sẻ, nên nói rõ ràng là Angel Investor chỉ đầu tư dựa trên kinh nghiệm mình đã có: “Ở Round Angel, tiền chỉ là một phần, nên nếu ông đi tìm tiền của Angel là hơi nhầm. Các ông Angel sẽ không nhả tiền cho các ông mà: không biết ông đó là ai, không kiểm tra được; hay đầu tư vào các ngành “lạnh” quá. Tuy nhiên, khi có một ông Angel Investor chịu chia sẻ rủi ro, thì từ đó Startup của bạn cũng được đánh giá cao hơn rất nhiều, như một sự bảo đảm và đỡ đầu từ người có kinh nghiêm, thì khả năng thành công của Startup cũng cao hơn.”
Sự kiện #TFI Connect 4: Angel Investment - Tìm tiền hay tìm người đã diễn ra thành công tốt đẹp
Chân dung Startup tiềm năng để các nhà đầu tư thiên thần theo đuổi
Theo anh Nhân, Angel Investor thường giúp người mình biết, người ta sẽ đầu tư vào ngành mà người ta hiểu rõ, cũng vì vậy mà Startup nên tìm kiếm vốn tri thức nhiều hơn vốn tài chính ở các nhà đầu tư thiên thần. Thường sẽ có 2 hướng để thiên thần đầu tư, 1 là “Invest on people”, đầu tư vì mình hiểu rõ người đó; 2 là “Invest on industry”, đầu tư vào ngành mình hiểu rõ.
Các nhà đầu tư cũng đừng nhầm tưởng rằng Founder đã có kinh nghiệm startup là sẽ tiềm năng. Thống kê cho thấy Founder đã Startup chỉ có khả năng thành công cao hơn Founder chưa có kinh nghiệm khoảng 4%. Vì thế, các nhà đầu tư nên đào sâu hơn mô hình tăng trưởng và yếu tố đội ngũ của công ty hơn là kinh nghiệm trước đó.
Like fanpage Topica Founder Institute để đọc thêm những bài viết hữu ích cho các Startup.
Hãy cho chúng tôi biết chủ đề bạn quan tâm: LINK
Đồng thời, theo anh, để được đầu tư, các Founder cũng phải giải quyết bài toán “Cap Table” (Giá trị vốn hóa), bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư thiên thần: “Bài toán giải quyết Cap table phải make sense, giá trị cổ phẩn của các Co- Founder, Founder và Angel Investor phải hợp lý, để nếu có tranh chấp xảy ra sẽ có người đứng ra giải quyết và có phương pháp giải quyết phù hợp.”
Còn theo anh Nguyên, xuất phát từ bản chất đầu tư đã là rủi ro. Nếu kiểm soát rủi ro vào khoản đầu tư thiên thần thì không đúng, quan trọng là mình biết rõ người đó và mình giúp được gì cho họ thôi. Theo anh, “đầu tư thiên thần cần có niềm tin vào con người nhiều hơn, biết điểm yếu điểm mạnh của các bạn là gì, giúp xây dựng co-team và điều hướng thị trường đối với những thị trường mình có am hiểu sẽ trợ giúp cho các bạn được nhiều hơn.”
Anh Đặng Công Nguyên - Founder & CEO Eway
Tuy nhiên, cả ba diễn giả đều đồng ý, yếu tố quan trọng nhất để xác định Startup ở giai đoạn đầu là yếu tố con người.
Theo anh Trịnh Anh Đức, các quỹ luôn có quy trình để thẩm định giá trị Startup, qua đó kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, việc đó rất khó trong những giai đoạn đầu. Vì thế, với các Startup vòng thiên thần, các nhà đầu tư thường nhìn nhận Startup dựa trên đội ngũ, đánh giá tiêu chí tầm nhìn của Founder và ý tưởng có khả quan hay không, không được viển vông quá. Anh Đức thường có ấn tượng với các Founder có câu trả lời chắc nịch, có kiến thức, đã có market research, hiểu rõ thị trường, hội tụ được những phẩm chất như mạo hiểm, dám tự bỏ tiền túi…
Còn với anh Nguyên, nhớ lại trường hợp anh Hoài — Founder & CEO Giaohangnhanh, anh ấn tượng nhất ở sự tự tin, chính trực của con người này. Anh đã nghĩ rằng chưa biết 2 người này làm lĩnh vực gì, nhưng làm lĩnh vực gì cũng sẽ thành công. Các Founder làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chu đáo cũng dễ lọt vào mắt xanh của anh.
Anh Nhân cũng chia sẻ lần đầu tiên gặp tình yêu sét đánh với Founder là anh Trương Mạnh Quân, anh đã học được ở Quân rất nhiều điều. Anh hài hước “Một thằng nhóc chưa học hết đại học, bố mẹ rất buồn, mà có thể trở thành 1st trên shoplify — trang giao dịch nền tảng lớn nhất thê giới. Theo anh, cá tính cần nhất của 1 Founder là tham vọng, Quân có điều đó.
Làm thế nào để Startup bắt được “Thiên thần”
Với anh Nhân Nguyễn, nhiều khi sự gặp gỡ chỉ là cái duyên. Ví dụ như Whatsapp vào những ngày đầu, nó nằm trong 1 ngôi nhà 9 tầng với 3 công ty khởi nghiệp khác nhau. Mặc dù đã khá nổi tiếng, những cũng giống các công ty khởi nghiệp khác, Whatsapp không có bảng hiệu gì hết, chỉ đơn giản là những cánh cửa. Jim Goetz của Sequoia đã phải cất công đến tận doanh nghiệp, và gõ cửa thành công đúng công ty chỉ ngay lần đầu tiên. Thế là nhà đầu tư và Founder nói chuyện hợp, nhìn thấy giá trị của nhau, ngay lập tức rót khoảng 8 triệu USD đầu tư vòng đầu, về sau hợp hơn nữa đầu tư thêm 50 triệu USD nữa. Cũng từ đó mới thấy, với bối cảnh “Cọc đi tìm trâu” như hiện nay, các nhà đầu tư cũng luôn mong mỏi có được 1 doanh nghiệp tiềm năng để có thể gửi gắm nguồn lực.
Còn theo anh Công Nguyên, các Startup nên chủ động network với nhà đầu tư. Ví dụ như gõ cửa nhà đầu tư, bắt đầu làm quen với những Founder trong giới, qua đó chia sẻ câu chuyện bản thân, giúp nhà đầu tư hiểu mình hơn, qua đó cũng tìm kiếm được nhà đầu tư thật sự phù hợp với doanh nghiệp của mình. Vì trên thực tế, hầu hết các Startup được nhận đầu tư thiên thần, đều được giới thiệu bởi các nhà đầu tư hoặc Founder khác.
Những chia sẻ trên là những ý kiến được các diễn giả bàn luận trong sự kiện #TFI Connect: “Angel Investor: Tìm tiền hay tìm người?”, là sự kiện được tổ chức bởi Topica Founder Institute, chương trình huấn luyện khởi nghiệp đã cho tốt nghiệp 1/3 số Startup gọi vốn thành công Seed và Series A tại Việt Nam năm 2016.

Trải qua 6 năm, chương trình huấn luyện khởi nghiệp Topica Founder Institute đã ươm mầm thành công nhiều Startup nổi bật gọi vốn chục triệu USD như Appota, Beeketing, Monkey Junior, Kyna,…
Đến với chương trình, các Founder sẽ có cơ hội được gia nhập mạng lưới Founder Institute toàn cầu với hơn 2300 startup và 7500 mentor. Qua mạng lưới này, học viên sẽ được hỗ trợ và tạo cơ hội để phát triển startup của mình.
Đăng kí tìm hiểu chương trình TFI — khóa 6 tại đây: http://topi.ca/tfibatch6j
Link event: https://www.facebook.com/events/302504193496771/?fref=ts