Hôm trước trong bài viết về Entropy mình có đề cập đến định luật Murphy.
Nếu bạn nào chưa đọc thì có thể đọc lại tại đây nhé!
Tại sao entropy trở thành vấn đề trong cuộc sống của chúng ta?
Hôm trước, tình cờ xem được đoạn video review TENET của phê phim, nghe tới khái niệm entropy. Hôm sau, một anh đồng nghiệp share một bài viết cũng về entropy khi gặp một vài vấn đề trong dự án. Thấy to mò và cũng có chú thấy gì đó đúng đúng, khoa học cũng như tâm linh nào đó nên mình thử tìm hiểu về thuật ngữ này. Vô tình nó lại là cả một bầu trời tri thứ. Có lẽ bài viết này mình sẽ nhặt nhạnh và tóm gọn các ý mà mình đã lượm nhặt được trong quá trình tìm hiểu về nó nên nếu các bạn thấy các ý bài viết ở đâu đó xin đừng gạch đá mình nhé @@ Đầu tiên phải đặt câu hỏi nó là gì trước đã?     Định luật Murphy phát biểu: “Bất kỳ thứ gì có thể trở nên tồi tệ, thì sẽ trở nên tồi tệ.” (Anything that can go wrong, will go wrong.)     Ở thế bạn đang tự hỏi đang nói về Entropy cơ mà, sao lại đưa cái câu phát biểu Murphy gì gì kia là sao, nó liên quan gì ở đây     Bàn tiếp nào, vấn đề dường như phát sinh một cách tự nhiên trên chính bản thân chúng, trong khi giải pháp luôn đòi hỏi sự quan tâm, năng lượng và công sức của chúng ta. Đời có vẻ chẳng bao giờ diễn ra theo ý ta. Nếu có, nó sẽ trở nên phức tạp hơn và dần dần rơi vào hỗn loạn thay vì duy trì tính đơn giản và hệ thống.     Định luật Murphy chỉ là là câu châm ngôn phổ thông người đời quăng ra trong các cuộc trà đá vỉa hè, nhưng nó liên quan đến một trong những năng lượng lớn nhất vũ trụ. Năng lượng này là căn bản để thế giới chúng ta hoạt động và nó thấm nhuần gần như mọi nỗ lực chúng ta theo đuổi. Nó dẫn dắt nhiều vấn đề chúng ta đối mặt và đưa tới hỗn loạn. Nó là lực lượng chi phối cuộc đời mọi con người: Entropy.     Haha, lại chẳng hiểu gì rồi :))     Chúng ta lại đốt cháy giai đoạn rồi. lên wiki đi lại từ đầu nhé!!     Khái niệm Entropy được thế giới biết đến lần đầu tiên vào năm 1865, bởi nhà nghiên cứu vật lý người Đức Rudolf Clausius. Trong nhiệt động lực học, khái niệm này có thể được hiểu là sự thất thoát nhiệt năng một cách vô ích (nguồn nhiệt năng thất thoát này không được sử dụng cho bất cứ một mục đích cụ thể, hữu ích nào) trong một hệ thống phát nhiệt bất kỳ.     Với một định nghĩa khác, có phần khoa học và triết học hơn, thì entropy có thể được dịch sang tiếng Việt thành độ hỗn độn, độ hỗn loạn hoặc độ hỗn mang (randomness) của một hệ thống tách biệt (isolated system) bất kỳ. Và trong hệ thống này, mức độ của entropy hoặc sẽ luôn tăng lên, hoặc sẽ được giữ ở một mức nhất định, nhưng không bao giờ giảm xuống.     Độ hỗn độn này cũng có thể được thể hiện trong rất nhiều khía cạnh của đời sống chúng ta, không chỉ riêng lĩnh vực vật lý.     Và đây là một cách đơn giản để nghĩ về nó:     Hãy tưởng tượng bạn lấy một hộp chứa các mảnh xếp hình và đổ chúng ra bàn. Theo lý thuyết, có khả năng các mảnh xếp hình này rơi vào đúng vị trí hoàn hảo, tạo ra lời giải chính xác cho câu đố xếp hình khi bạn đổ chúng ra khỏi hộp. Nhưng trong thực tế, điều đó không bao giờ xảy ra.     Tại sao?     Rất đơn giản, vì tỉ lệ thất bại chống lại nó một cách áp đảo. Mỗi một mẩu xếp hình phải rơi vào đúng chỗ của nó để tạo lời giải hoàn chỉnh. Chỉ có một trạng thái để mỗi mẩu xếp hình rơi vào đúng chỗ, nhưng gần như có vô hạn trạng thái để chúng sai lệch vị trí. Về mặt toán học mà nói, một kết quả đầu ra như vậy là vô cùng khó xảy ra một cách ngẫu nhiên.     Tương tự, nếu bạn xây dựng một lâu đài cát trên bãi biển và quay trở lại vài ngày sau, nó sẽ không còn đó nữa. Chỉ có một sự kết hợp các hạt cát để tạo thành lâu đài cát giống như cái của bạn. Trong khi đó, có một số lượng gần như vô hạn các cách kết hợp không giống như thế.     Một lần nữa, về lý thuyết, sóng và gió có thể di chuyển cát xung quanh và tạo ra hình dáng lâu đài cát của bạn. Nhưng trong thực tế, điều đó không bao giờ xảy ra. Về mặt thiên văn học, xác suất chủ yếu tập trung làm cát phân tán theo cụm ngẫu nhiên.     Những ví dụ đơn giản này giúp bạn nắm bắt được bản chất của entropy. Entropy là một thước đo của sự hỗn loạn. Và luôn có nhiều biến thể hỗn loạn vượt xa với những thứ có trật tự. Đó chính là mỗi liên kết với định luật Murphy bên trên.     Entropy đưa ra lời giải thích hợp lý cho lý do tại sao định luật Murphy dường như xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Có nhiều thứ khiến mọi thứ trở nên tệ hơn là trở nên đúng đắn tốt đẹp. Khó khăn của đời không xảy ra do các hành tinh không thẳng hàng hay do một số lực lượng vũ trụ đang âm mưu chống lại bạn. Đơn giản vì entropy đang hoạt động. Như một nhà khoa học đã nói: “Entropy giống như Định luật Murphy áp dụng cho toàn bộ vũ trụ.”     Đời có vấn đề không phải lỗi tại ai hết. Đơn giản đó là một qui luật xác suất. Có nhiều trạng thái hỗn loạn và chỉ có một số ít trạng thái trật tự. Dù tỷ lệ xác suất đều chống lại chúng ta, nhưng điều quan trọng nhất, không phải cuộc sống luôn có vấn đề, mà là chúng ta đều có thể giải quyết toàn bộ chúng.     Tại sao entropy trở thành vấn đề trong cuộc sống của chúng ta?     Đây là điều trọng điểm về entropy: nó luôn luôn gia tăng theo thời gian.     Đó là xu hướng tự nhiên của những thứ mất trật tự. Để nó hoạt động theo ý muốn của chính chúng, cuộc sống sẽ luôn kém tính cấu trúc hơn. Những lâu đài cát sẽ bị cuốn trôi. Cỏ dại tràn ngập khu vườn. Di tích cổ sụp đổ. Xe cộ bắt đầu gỉ sét. Mọi người dần già đi. Khi đủ thời gian, ngay cả núi non cũng xói mòn và các vách đá sắc nhọn của nó cũng thành tròn.     Xu hướng tất yếu là mọi thứ đều dần kém tổ chức hơn. Điều này được gọi là Định luật thứ hai của Nhiệt động lực học. Nó là một trong những khái niệm cơ bản của hóa học và một trong những qui luật cơ bản của vũ trụ. Định Luật thứ hai của Nhiệt động lực học phát biểu rằng entropy của một hệ thống đóng sẽ không bao giờ giảm.     Nhà khoa học vĩ đại người Anh Arthur Eddington đã tuyên bố: “Tôi nghĩ rằng qui luật nói về entropy luôn tăng giữ vị trí tối cao trong các qui luật của tự nhiên. Nếu ai đó chỉ ra cho bạn lý thuyết vũ trụ yêu thích của bạn bất đồng với phương trình Maxwell – thế thì càng tệ hơn cho phương trình Maxwell. Nếu sự bất đồng ấy được xác nhận bằng quan sát thực nghiệm – phải, các nhà thực nghiệm thi thoảng cũng làm những thứ gây băn khoăn. Và nếu lý thuyết của bạn được xác nhận chống lại Định luật thứ hai Nhiệt động lực học, bạn chả còn hy vọng gì nữa; chả còn gì ngoài sụp đổ trong sỉ nhục lớn lao nhất.”     Về lâu dài, không gì thoát khỏi định luật thứ hai Nhiệt động lực học. Lực tác động của entropy không ngừng nghỉ. Mọi thứ đều tan rã. Hỗn loạn cứ thế tăng lên. Nếu không nỗ lực, cuộc sống sẽ dần mất trật tự       Trước khi bạn kịp chán nản, có một tin tốt. Bạn có thể chiến đấu chống lại lực tác động của entropy. Bạn có thể giải quyết một bài toán xếp hình với các mẩu ghép tán loạn. Bạn có thể kéo cỏ dại ra khỏi khu vườn. Bạn có thể dọn dẹp một căn phòng lộn xộn. Bạn có thể tổ chức các cá nhân thành một đội ngũ gắn kết.     Nhưng vì vũ trụ có xu hướng tự nhiên trượt về hướng hỗn loạn, bạn phải tiêu tốn năng lượng để tạo ra sự ổn định, tính cấu trúc và đơn giản. Các mối quan hệ thành công đòi hỏi sự quan tâm và chú ý. Những ngôi nhà thành công cần dọn dẹp và bảo dưỡng. Các đội ngũ thành công đòi hỏi phải có giao tiếp và hợp tác. Không bỏ ra công sức, mọi thứ sẽ tan rã.     Quan điểm sâu sắc này – khi cho rằng hỗn loạn có khuynh hướng tự nhiên tăng theo thời gian và chúng ta có thể chống lại khuynh hướng đó bằng cách dùng năng lượng – cho thấy mục đích cốt lõi của cuộc sống. Chúng ta phải nỗ lực để tạo ra các dạng trật tự hữu dụng đủ mạnh để chịu được tác động không ngừng nghỉ của entropy. Có Entropy khắc có phản Entropy     Nếu bạn để ý thì bên trên mình nói đến Bạn có thể chiến đấu chống lại lực tác động của entropy => Đây chính là dùng phản entropy để khắc phục entropy.     Do vũ trụ này vốn mang bản chất lưỡng cực (duality): có âm và dương, nam và nữ, sinh và diệt, lực và phản lực...nên với entropy, chúng ta nhất định cũng có một khái niệm phản entropy tương ứng.     Tuy ít được biết đến, nhưng thuật ngữ negentropy đã và đang được sử dụng bởi khá nhiều người trong cộng đồng khoa học để diễn tả khái niệm này. Theo đó, negentropy có thể được hiểu là hiện tượng một vật hoặc một hệ thống bất kỳ biến chuyển từ trạng thái mất trật tự thành trạng thái có trật tự hơn.     Giới nghiên cứu lập luận rằng, negentropy vốn dĩ là bất khả thi trong thế giới tự nhiên, trừ khi hệ thống mà chúng ta đang xét đến chịu ảnh hưởng của một tác nhân, một lực nào đó từ bên ngoài. Ví dụ: Trong trường hợp chiếc ly - chúng ta có thể thực hiện việc phản entropy bằng cách bọc chiếc ly với một lớp vải mỏng bên ngoài và đập thật mạnh xuống sàn nhà, khiến nó vỡ ra. Lần này, các mảnh vỡ của chiếc ly, thay vì văng đi khắp nơi trên sàn nhà, đã bị chặn lại bởi miếng vải, và nằm gọn trong miếng vải đó. Khi đến giờ ra chơi, ban giám hiệu nhà trường quyết định chỉ cho phép các học sinh đi đến một số vị trí nhất định trong trường (ví dụ: canteen & toilet) và cấm các em đi đến một số các khu vực khác (ví dụ: khu vực xung quanh cột cờ, hoặc khu vực trước phòng giáo viên). Như vậy, các học sinh sẽ phải di chuyển theo các hướng nhất định, đi đến những khu vực nhất định trong sân trường. Sự mất trật tự đã được thay thế bởi trật tự. Vì cảm thấy không thể tập trung làm việc khi mà chúng ta bị bủa vây bởi mạng xã hội, điện thoại, game, các tab không liên quan đến công việc khi lướt Internet...nên bạn quyết định đóng tất cả các tab không liên quan lại, và cất các thiết bị gây phân tán, cùng lúc đó sử dụng ý chí để tập trung và hoàn thành công việc/bài tập. Đây cũng là một nỗ lực phản entropy, với sự trợ giúp của ngoại lực là ý chí của bạn, hoặc một người giám sát nào đó (có thể là mẹ bạn!). Sự lão hóa theo thời gian của các thiết bị, máy móc & cả cơ thể con người là sự thể hiện của entropy. Việc bảo trì các máy móc, thiết bị này, hoặc tập thể dục, yoga, ăn ngủ đúng cách & điều độ...nhằm làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, do đó, cũng là những ví dụ về negentropy.     Việc tại sao vũ trụ lại cần đến sự hiện diện của một lực như entropy thì giới khoa học hiện nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đến đời sống của chúng ta lại vô cùng lớn, tuy không quá rõ ràng, đơn cử là việc entropy có thể khiến chúng ta mất tập trung vào công việc hoặc quá trình học tập và tạo ra tình thế hỗn loạn (bị thầy cô giáo phê bình --> bị hạ bậc học lực --> kết quả học tập sa sút --> không vào được trường đại học tốt --> không kiếm được một công việc tốt...cứ như thế cuộc đời của chúng ta bị nhấn chìm bởi entropy).     Nếu khả năng phản entropy nghe có vẻ khó hiểu, thì bạn có thể thay thế nó với khả năng tự kỷ luật (self-discipline).     Tính kỷ luật đã từng được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý công nhận là tính cách quan trọng nhất quyết định sự thành bại của đời người (bạn đọc có thể tham khảo thí nghiệm Marshmallow để tìm hiểu thêm).     Và tất nhiên, một cuộc sống tốt là một khái niệm có vẻ mơ hồ và chủ quan, nhưng với những khía cạnh rất cơ bản giúp cấu thành một cuộc sống thoải mái và tự do, ví dụ như việc giữ sức khỏe, thì rõ ràng negentropy đóng một vai trò không nhỏ.     Mình không hi vọng sau khi đọc bài viết này bạn có thể lờ mờ hình dung và xâu chuỗi các sự kiện và biến cố của bản thân bạn lại với nhau dưới góc độ khoa học cùng với một chút ý niệm để có thể khắc khục chuỗi biến cố trong cuộc sống. P/s: Đây là bài viết đầu tiên của mình nên còn nhiều thiếu sót mong các bạn thông cảm!blog.ntechdevelopers.com
Hôm nay, mình sẽ cùng bàn xem Murphy thực sự là khoa học hay chỉ là ngầu nhiên.
Trước tiên mình nhắc lại về định luật bánh bơ này 1 chút nhé!
Định luật Murphy khẳng định: nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra, và vào thời điểm tệ nhất có thể!
Nếu người Việt có thành ngữ: “họa vô đơn chí” thì người Mỹ cũng có “Định luật Murphy” (Murphy’s Law) vô cùng thông dụng.
Khi chuyên gia tên lửa Edward A. Murphy thất bại trong một thí nghiệm tưởng chừng không thể sai sót chỉ vì một nhầm lẫn cực hy hữu, ông đã phải thốt lên: Anything that can go wrong, will go wrong. Thế là định luật Murphy ra đời và sau vài tháng trở nên cực kỳ nổi tiếng trong ngành kỹ thuật vũ trụ.
"Nếu bạn đánh rơi miếng bánh sandwich thơm ngon có trét bơ lên một mặt. Chắc chắn trong đa số lần, miếng bánh của bạn sẽ rơi úp mặt có bơ (mặt ngon nhất) xuống đất."
Nhiều người đã bật cười khi lần đầu biết đến thí nghiệm “bánh bơ”. Nhưng đó chỉ là một trong số vô vàn tiền đề vui nhộn chứng minh định luật Murphy. Chẳng hạn như bạn thường quên chìa khóa cửa vào ngày mà mọi người khác không có ở đó.
Để chứng minh Murphy sai, họ đã nỗ lực tính toán, thử nghiệm bằng mọi lý thuyết trong tất cả các lĩnh vực nhưng đều thất bại. Thật ngạc nhiên, kết quả cho thấy tình huống xấu luôn có xác suất xảy ra cao hơn. Chỉ riêng trường hợp “bánh bơ”, dù lặp lại thí nghiệm bao nhiêu lần thì hết 90% số lần mặt có bơ sẽ úp xuống.
Rồi còn có hẳn một phương trình cho định luật này và nó còn được cả giải nobel nữa chứ! Thật không thể tin được.
###Công thức###
Trong đó, P M là xác suất xảy ra tình huống xấu. K M là hằng số Murphy. F là tần số. U là tính cấp bách, C chỉ tính phức tạp của vấn đề, I là tầm quan trọng của kết quả. Các thông số C, U, I và F có thang điểm từ 1-10. (Không có trích công thức đâu)
Thôi bỏ qua abc, xyz đi mình có dẫn công thức các bạn cũng không quan tâm đâu. :)))
NASA cũng tin dùng luật Murphy như kim chỉ nam để tránh những thiếu sót “tưởng chừng không thể mắc phải”. Ai có thể tin được chỉ một mẩu dây điện sờn lại khiến tên lửa LockMart Titan 4 nổ tung năm 1998, và sự nhầm lẫn khó tin giữa đơn vị đo mét với đơn vị đo của Anh khi thiết kế đã làm tàu thăm dò Mars Climate Orbite của NASA đâm sầm xuống Hỏa năm 1999.
Định luật bánh bơ còn được lấy làm nguồn cảm hứng để các nhà làm phim Đài Loan cho ra đời tác phẩm “Định luật tình yêu Murphy”, công chiếu vào năm 2015
Ở Việt Nam có câu: “Ghét của nào trời cho của đó”, có lẽ cũng phản ánh khía cạnh nào đó của định luật trên.
Nhiều nhà khoa học phản đối định luật này, họ xem đó là sự ngẫu nhiên với lý luận định luật Murphy chẳng có gì là khoa học cả, còn bạn thì sao bạn có tin hay không tin vào nó.
Cùng đưa ra bài học cho bản thân nhé
Như mình thì một thằng dev cứ mỗi lần fix bug a nó lại tòi ra bug b,c,d. Chán lắm cơ các bạn ạ
=> Nếu bạn tìm ra giải pháp cho một vấn đề thì nó luôn nảy sinh vấn đề mới
=> Trong mọi phép toán, những con số có vẻ hiển nhiên đúng chính là nguyên nhân gây sai lệch
=> Nếu có 2 cách giải quyết, một tốt một xấu, bạn có thể sẽ đi theo cách xấu. Đen thôi đỏ quên đi :D
=> Nếu bạn email cho sếp 2 câu hỏi thì họ sẽ trả lời cho câu hỏi ít quan trọng hơn hoặc chẳng liên quan quái gì
=> Bạn cố gắng OT để giải quyết 80% công việc thì yên tâm đi mục tiêu sẽ phát sinh 20% vấn đề khác. Thôi xong!!
=> Code là phải có bug, và bug gây hậu quả nghiêm trọng chắc chắn sẽ xảy ra. Boom boom boom!
=> Nếu bạn nói dối tester ư, yên tâm sớm muộn gì tất cả mọi người trong dự án sẽ biết đến bạn nói dối :)))
=> Nếu bạn tìm cách làm vừa lòng khách hàng ư, Ngon - Bổ - Rẻ. Có lẽ họ sẽ phải buồn vì một phương diện nào đó thôi. Cho vừa lòng ai đây!!

--
Ủng hộ mình tại blog cá nhân nhé!
http://blog.ntechdevelopers.com