Cha giàu cha nghèo(rich dad, poor dad)
Khi tôi hỏi bạn tôi rằng: - “Chung thủy” với mức lương thấp như vậy thì sau này lấy gì để lại cho con?Ngay lập tức, nó kích hoạt một...
Khi tôi hỏi bạn tôi rằng:
- “Chung thủy” với mức lương thấp như vậy thì sau này lấy gì để lại cho con?Ngay lập tức, nó kích hoạt một nguồn “cảm hứng bất tận” để bạn tôi thuyết giảng về cái “vốn văn hóa” của bạn ấy:
- Quan trọng là cha mẹ để lại Đức cho con. “Có đức mặc sức mà ăn”. Tiền bạc là thứ phù du, đâu có mua được sức khỏe, hạnh phúc. Chết đi cũng đâu thể mang tiền theo. Có tiền mà không có phúc thì bệnh tật triền miên, tán gia bại sản....
Vầng, thế đấy! Bây giờ là thế kỷ của những quả tên lửa trị giá triệu đô mà người ta sẵn sàng bắn hàng trăm quả để hủy diệt cả một nền văn minh thì bạn tôi vẫn đang rất thuộc bài đạo đức từ thời 1900 hồi...trước Công Nguyên!
Nếu nghĩ rằng nuôi con cái lớn lên, học hành đầy đủ là được, chẳng cần để lại cho chúng cái gì thì chắc là con bạn “Đều Tài Giỏi”, đủ sức “Tay không gây dựng cơ đồ”. Nếu không thì nó sẽ phải “vật lộn” từ vị trí nhân viên đi lên, tích cóp từng đồng để có nhà lầu, xe hơi như người khác. Và nếu con bạn thật sự tài giỏi thì chúng sẽ có những thứ đó kể từ sau 30 tuổi, hay 40, hoặc 50...
Trong cuốn sách “Cha giàu, Cha nghèo” kể rằng: tác giả có một người cha ruột khả kính, vì học và làm giáo sư, sống với mức lương có thể là cao, có địa vị xã hội, được nhiều người tôn trọng gọi là thầy, giáo sư. Tác giả cũng có một người cha nuôi khác, nhà “rất chi là nghèo”, người ngoài nhìn vào thấy nhà đấy chẳng có gì ngoài...tiền! Hai người cha, 2 góc nhìn, với bạn thì đâu là cha giàu, đâu là cha nghèo?
Có quan điểm cho rằng, giàu hay nghèo tại thời điểm bắt đầu không phải là điều quan trọng. Quan trọng là tư tưởng của bạn lúc bắt đầu đã thông suốt chưa, số tuổi của bạn bao nhiêu và hành động của bạn thế nào?
Nói đến giàu nghèo, một tỉ phú đã nói rằng: “Tất cả những gì bạn cần để học Làm giàu chỉ là vốn kiến thức Toán lớp...4!”. Vâng, chỉ thế thôi! Nhưng không phải ai cũng chịu nghiêm túc ngồi học.
Lấy một ví dụ nhé: Nếu đang nhận mức lương “Bộ Trưởng” 12tr VND/1 tháng. Vậy thì khi nào bạn mua được căn hộ 1 tỉ?! - Dễ ẹt, nếu không cần dùng tới số tiền này thì chỉ khoảng 10 năm bạn sẽ có được căn hộ đó! Đúng không? - Sau 10 năm mang 1 tỉ ra hỏi mua thì người ta sẽ bảo là giá thị trường hiện nay là từ 2-3 tỉ rồi! Và bạn quay về nhà tiếp tục để dành?
Làm giàu là rất khó, vì thứ nhất là bạn phải giỏi Toán...lớp 4, thứ 2 là bạn phải hành động và cuối cùng là bạn phải có kỷ luật, kiên định với kế hoạch của mình.
Nếu chỉ có một đầu lương thì mỗi tháng bạn để dành được bao nhiêu? 500k hay 5tr? Nếu để dành 5 tr/tháng thì một năm sẽ có 60 tr, 5 năm là 300tr! Số tiền này đủ để đóng tiền nhà đợt đầu, sau đó bạn sẽ è lưng ra trả nợ và lãi để góp căn nhà trong 15 năm, mỗi tháng cần đóng...thí dụ là 8tr!
Bạn tính đi, chứ mặc dù tôi rất giỏi Toán...lớp 4 nhưng vẫn bó tay! Trừ khi lương bạn cao hơn, mỗi tháng tiết kiệm 10-20tr, hoặc có thêm nguồn thu nhập nào khác. Vậy thì trong cuốn “Cha giàu, Cha nghèo”, tác giả khuyên bạn hành động như thế nào?
Thật ra những gì trong sách đó nói rất bình thường trong giới tài chính. À, ý tôi là trong giới tài chính nước ngoài, chứ ở Việt Nam thì chắc không phải.
Người ta khuyên bạn:
- Trước tiên hãy tiết kiệm.
- Đầu tư vào bản thân: đầu tư để có mức lương cao hơn: học kiến thức, kỹ năng, tìm kiếm cơ hội thăng tiến.
- Hãy mua Tài Sản ngay khi có thể và hết sức tránh mua Tiêu Sản. Tài Sản là thứ có thể tạo ra tiền cho bạn ngay lập tức hoặc trong tương lai. Còn tiêu sản (hay nghĩa vụ chi phí) là thứ mà vì nó bạn phải chi tiền. Ví dụ mua xe hơi là một loại tiêu sản, vì bạn phải khấu hao, phải bảo trì, sửa chữa, phải tốn tiền đỗ xe, thậm chí phải trả các khoản phí rủi ro khác như vi phạm luật giao thông chẳng hạn.
Hình ở trên, bên trái là nói về những người "chưa giàu". Tiền họ kiếm được là từ lao động, có thể do đi làm thuê hoặc tự kinh doanh (self employed). Và số tiền này bị chi xài một cách "không thông minh", điểm nhấn mạnh ở đây là: họ có dùng tiền để mua tài sản thật sự? Như đã nói ở trên, xe là một loại tiêu sản(mất tiền theo thời gian), nhà cũng là một loại tiêu sản nếu xét trên một thị trường bão hòa về nhà đất tức là bán không lời bao nhiêu, mà giữ lại thì tốn tiền bảo trì, sửa chữa. Hầu hết những người "chưa giàu" chỉ có 1 căn nhà để ở, và nếu chỉ để ở thì đó là tiêu sản.
Bên phải là nói về người giàu, người ta hay nói vui là người giàu thì làm việc vì...đam mê, chứ tiền từ lao động so với tiền từ tài sản mà họ đã mua hay đầu tư trước đó là rất nhỏ. Ví dụ dễ thấy ở Việt Nam là thành viên hội đồng quản trị công ty lớn thì cũng chỉ có lương vài chục triệu/tháng, trong khi nếu làm ăn được thì họ được nhận cổ tức lên đến hàng chục, hàng trăm...tỉ 1 năm!
Tóm lại, để bước từ bên trái qua bên phải, hãy chú ý đến lượng tiền bạn tiết kiệm được mỗi tháng. Nếu nó quá ít ỏi thì hãy nghĩ cách làm sao để nó tăng lên, có thể là tăng lương hay cắt giảm chi tiêu. (Bạn có bao giờ rất ngạc nhiên khi một người có mức lương tương đương hoặc thấp hơn bạn, không làm thêm gì nhưng họ lại có nhà trước bạn không?) Khi số tiền tiết kiệm lớn dần trong tay bạn, hãy vượt qua những "cám dỗ" để mua những thứ không làm ra tiền mà còn làm mất tiền của bạn. Hãy tìm cách mua những thứ có thể tạo ra tiền!
Vậy, Khi nào thì bạn giàu? Hãy nhớ là câu trả lời chỉ có khi bạn giỏi...Toán lớp 4!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất