Cây cầu trải mình trên dòng nước dữ
Mười năm trước, tôi cất bước rời Việt Nam đi học ở nước ngoài. Lúc đó trong tay tôi có năm mươi đô la tiền mặt, không...
Mười năm trước, tôi cất bước rời Việt Nam đi học ở nước ngoài. Lúc đó trong tay tôi có năm mươi đô la tiền mặt, không thẻ tín dụng hay nguồn tiền gì khác, một cặp giấy tờ, và một chiếc máy nghe nhạc số Walkman phát bài "Một cõi đi về" khi máy bay cất cánh. Lúc đó tôi hai mươi tuổi, là lần thứ hai được bay trong đời. Tôi không ngờ mình có ngày ngồi viết những dòng này ở Mountain View. Nhìn lại, tôi nghĩ mình quá ư may mắn, không mong ước gì hơn. Nhưng mỗi khi nhìn mình trong gương mỗi buổi sáng, tôi thấy mặt mình có nếp nhăn, đầu đã bớt tóc, cũng có một vài sợi thi thoảng bạc. Mấy tháng trước khi còn viết luận án, tôi ở nhờ nhà người bạn học thuê phòng cạnh một con suối. Mỗi ngày trong tuần lúc nào viết chán, tôi nhìn đều ra ngoài ngắm nhìn dòng suối đó. Bảy ngày đó, ba ngày tôi cảm thấy dòng suối hiền hòa, bốn ngày còn lại thấy dòng nước dữ tợn quá.
Khi tôi đi cắt tóc, chị thợ hỏi em làm sao sang bên này. Tôi nói tôi là du học sinh. Chị ấy nói, thế thì chắc nhà giàu lắm nhỉ, tôi không trả lời câu đó, nhưng nói bố mẹ em đều là nhà giáo.
Mẹ tôi là giáo viên cấp hai dạy môn phụ ở trường làng. Bố tôi dạy đại học. Nhiều năm ông hướng dẫn sinh viên năm cuối. Đến ngày sinh viên sắp bảo vệ, ông thường được sinh viên, nhiều khi là phụ huynh đến thăm nhà. Sinh viên nào càng ít đến hỏi thầy đồ án trong năm thì càng chăm đến thăm vào ngày sắp bảo vệ. Thường sinh viên nào mang bó hoa hay chai rượu mà đi cùng với phụ huynh là có một chiếc phong bì giấu ở đâu đó. Và màn tiếp theo là màn từ chối. Có những phụ huynh bố tôi phải kì kèo ba mươi phút mới chịu mang phong bì đi về.
Cho đến khi tôi đi, bố tôi vẫn có nghề làm thêm với một số người cộng sự và anh trai. Ông làm những chiếc nhà từ giấy bìa, hay người ta gọi là mô hình kiến trúc. Công việc không nặng nhọc, chỉ cần ông thức đêm nhiều. Hôm nào bố tôi và anh cũng thức đến một giờ rưỡi sáng để làm. Mẹ tôi thường tới khi đó cũng mới đi ngủ, nhưng thường cắm nồi cháo để ai thức thì ăn.
Tôi thi vào đại học ở Việt Nam như tất cả mọi người bình thường khác thời đó. Hồi đó tôi mong vào làm bảo mật, nên chọn thi khoa An Toàn Thông Tin trường Mật mã. Lúc đó đậu đại học là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ đó không tồn tại được bao lâu. Vào đại học tôi không thấy bất cứ hứng thú gì. Tôi học một học kỳ thì bị đuổi khỏi phòng thi vào môn thi Tin học căn bản vì ra khỏi chỗ nộp bài khi chưa được cho phép. Tôi lúc đó lên mạng, thế nào gặp được một người tên là Gấu chơi cùng diễn đàn, anh ấy bảo sẵn sàng giúp tài liệu để học mà ra nước ngoài đi học. Tôi bảo nhà không có tiền, anh bảo cứ vào trường lớn thế nào cũng có học bổng. Ba năm cấp ba tôi học Toán-Lý-Hóa để thi đại học, không học Tiếng Anh gì cả. Tất cả những gì tôi biết về tiếng Anh đều do học cấp hai. Tôi thi chật vật lắm được 98 điểm TOEFL (nói 13/30) và 450/800 SAT từ vựng. Anh Gấu viết thư bảo thế này thì thấp quá, nhưng cứ nộp đơn đi.
Tôi không có hồi âm gì từ trường tốt mà anh Gấu giới thiệu, nên sau một năm rưỡi năm nhắm mắt làm liều vào một ngôi trường nhỏ ở một nơi hẻo lánh nước Mỹ do bạn giới thiệu. Học phí học kỳ đầu tiên cả ăn ở là 8 ngàn đô la Mỹ. Và dĩ nhiên, tôi có mang theo 50 đô la dự phòng như đã nói ở trên. Tôi đi học với hy vọng 4 năm sau sẽ có bằng Quản trị kinh doanh trở về. Tôi nghĩ bố mẹ tôi cả gia sản có không nhiều hơn mười lăm ngàn đô la lúc bấy giờ. Tôi đi không biết làm cách nào để mình trụ lại được một năm với mức học phí đó. Tôi đến đó vào một trong những ngày đầu tiên của năm 2008, thấy tuyết rơi lất phất. Tôi kiểm tra thư thì thấy thư hồi đáp từ ông giáo sư trường tốt, bảo là thư hồi âm của ông ấy bị lỗi không gửi tới tôi.
Bố và anh tôi vẫn ở nhà ngồi cắt mô hình giấy tới một giờ rưỡi sáng. Mẹ tôi vẫn cắm nồi cháo cho cả nhà.
Sau ba tháng tôi được nhận vào làm một việc trong trường, công việc trông máy tính ở thư viện. Thư viện tới hai giờ sáng thì đóng cửa. Có hôm tôi phải trực từ sáu giờ tối tới hai giờ sáng. Tôi tan lớp cuối cùng lúc năm giờ rưỡi, không ăn uống gì cả tới thư viện làm luôn. Hai giờ sáng tôi cuốc bộ về phòng trong ký túc xá dưới trời tuyết nhiệt độ âm 10 độ. Tôi có két xá xị, khẽ mở ra uống để chống đói vì không muốn đánh thức bạn dậy. Thức uống có ga uống lúc đói đắng ngắt. Tôi không ngờ cuộc sống lại khắc nghiệt một cách khủng khiếp đến vậy.
Nhưng tôi có tiền. Tôi làm hai mươi tiếng một tuần, đủ để trả tất cả chi phí ăn ở của mình. Hè tôi được làm 40 tiếng một tuần. Thế là ba tháng làm hè tôi để dành được 2000 đô, được nửa học phí khoảng 4000 đô, còn ăn ở thì ở ngoài nên rẻ hơn nhiều. Tôi xin thêm khoản tối thiểu để đóng học. Những năm về sau này chị sếp của tôi có xin cho tôi mức lương đặc biệt 10 đô la một giờ, và có nói tôi một điều kiện là tuyệt đối không cho ai biết. Như vậy 40 tiếng một tuần, một tháng 1600 đô, 3 tháng hè là được gần 5000 đô. Tôi đi làm hè thì đủ tiền đóng học phí, có khi còn dư ra mua được cái máy ảnh điện thoại second hand gì đó.
Ba năm rưỡi tôi không về nhà. Bà ngoại tôi mất khi tôi còn đang học. Tôi không về được để dự đám cưới anh ruột. Tôi cũng không thảo luận gì về khả năng về đám cưới anh với gia đình. Không ai muốn nói động đến cái mình không thể làm được.
Khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều doanh nghiệp khốn đốn. Anh tôi không duy trì được doanh nghiệp của gia đình. Gia đình tôi có nhiều mâu thuẫn, ôi cũng không giúp gì được. Trong nhiều năm liền, mỗi tuần tôi gọi điện về nhà một lần. Mỗi lần nói chuyện, mẹ tôi đều khóc.
Hai lần đầu tiên tôi về, tôi đều vay tiền anh Gấu mua vé máy bay về dịp Giáng sinh, hẹn tháng sau trả. Về tôi không có một món quà gì đáng kể cho bố mẹ. Tôi về nhìn thấy mẹ và bố đầu đã bạc trắng gần hết.
Sau nghe lời một số người trong đó có anh Gấu, tôi lại học lên nghiên cứu sinh. Làm nghiên cứu sinh thì được học bổng toàn phần lại được một phần tiền lương (nhưng rất ít chỉ đủ sống). Tôi sắm được chiếc xe đầu tiên trong đời, giá 2000 đô la do chồng chị quản lý trường cũ giới thiệu cho.
Chỗ tôi ở và Việt Nam cách nhau mười hai tiếng. Tức là cứ 7h sáng ở Việt Nam thì là 7h tối chỗ tôi ở. Có hôm tôi nói chuyện với bố mẹ lúc 7h tối hỏi thăm tình hình ở nhà. Bố mẹ đều bảo yên tâm đều vui vẻ. Năm tiếng sau, anh trai tôi gọi thông báo bố cần mổ cấp cứu vì bị xuất huyết não. Tôi nghĩ có thể đó là lần cuối cùng tôi nói chuyện với bố.
Tôi lúc đó có tiền, nhưng cũng không kịp về. May mắn mà bố tôi qua khỏi.
Trong những năm làm nghiên cứu sinh, tôi gặp được một người bạn gái thân người miền Trung nhỏ nhắn, vui vẻ, nhân hậu. Tôi nhớ những lần chúng tôi đi chơi lúc một giờ sáng và chẳng để làm gì, chỉ để mua một gói khoai tây McDonalds giá một đô la rồi ngồi ăn với nhau trong xe, rồi đùa nhau bảo ăn thế này béo chết.
Nhưng làm nghiên cứu sinh không dễ. Tôi rơi vào nhiều đợt trầm cảm khác nhau. Thầy tôi chuyển trường. Khi tôi chuyển theo thầy tới trường mới là kết thúc năm thứ năm nghiên cứu sinh của tôi và tôi không còn một chút hứng thú gì với con đường nghiên cứu mình đã chọn. Tôi không biết khi nào mình sẽ tốt nghiệp.
Sau khi đến nơi ở mới được hai tháng, tôi gọi điện đến cô bạn ở thành phố cũ. Tôi nói mình cảm thấy quá cô đơn ở nơi ở mới. Cô bạn thân nói cô ấy bận và xin lỗi cúp máy và không bao giờ bắt máy nữa.
Tôi cũng hết nguồn tài trợ cho chương trình nghiên cứu sinh của mình.
Một ngày trời chợt nắng và một ngày trời chợt mưa. Nhưng cuộc sống với tôi lúc đó không có ban ngày và cũng không có ban đêm. Ban ngày và ban đêm đâu có khác nhau gì.
Một hôm vì ngủ cả ngày, tôi thức xem đội tuyển bóng đá Việt Nam đá trận chung kết trong căn nhà mình thuê. Đội tuyển Việt Nam đá dưới trời tuyết, và thua ở phút cuối cùng trong loạt bù giờ.
Tôi cũng đã ở trời tuyết đó chín năm trước. Tôi biết trời tuyết như thế nào vào cái đêm tôi trực ở thư viện. Và thế là tôi viết về một cô bé bán diêm trong trời tuyết.
It wasn't a shame. It was a pride, a tale being made. Let me tell you why.If you never experienced the coldness, you would never understand how brutal it is. When I was young, we had to read Andersen's "The Little Match Girl," and I didn't think much of it. It was about a little girl that tried to sell matches, and no one bought from her. She tried to use the matches to warm herself. What a sobbing story for girls - as a boy I didn't feel anything. I couldn't relate to it -- after all, the coldest day I've ever experienced up until then was maybe 8*C. When I turned 20, I left my home and went to an American college in the midwest. It snowed the first day I got my feet off the plane. I stayed in my dorm and thought it was strange if not a bit beautiful.A month after I arrived, I got myself a job to work late at nights. I would walk back to my room at 2AM in the snow flying in the air and ice under my feet, and "Little match girl" suddenly made so much sense. It turned out, if you have to be under the snow and ice for the night and not have a house or at least a thick blanket, you know you will surely die in a couple of hours. The girls' feet were already purple from the beginning of the story. So the story changed from my previous perception of a survival story to a story about death - how you choose to die. The little match girl never tried to warm herself with little matches, she only used the matches to lit up the great moments she is alive. If you notice, Andersen didn't focus on the heat that the girl felt when she used the matches, it was all the imagination and happiness that appeared one after the other. Once you know ice and snow, you know it's not about whether you will be able to avoid your inevitable fate, it's about how you treasure the hopes, the moments you are alive.When I saw our boys playing in that weather, I already knew they would lose. They didn't know how to deal with this. They would quickly lose their breath to this cold. They would not be able to handle and pass the ball. All they had - as I was told by the commentators - were some new shoes. They stood no chance. I have never felt anything so uncomfortable - especially in the first half - I just felt weirdly sad. But it was the hopes, the shots, the chances that kept turning up and turning up. And then there it was - the goal! I realized they are still very likely to lose, but they could still fight a beautiful fight. They were still running when they were out of breath. They were still kicking when their mouths were bleeding. The ball is like the little matches, and the soccer match is like the night. Every time we shot, every chance we had was like that little match that gets lit up in the night.We finally lost just like the little match girl finally died on the next morning. Life is cruel I know. The people passing by wondered about her:"But in the corner, leaning against the wall, sat the little girl with red cheeks and smiling mouth, frozen to death on the last evening of the old year. The New Year's sun rose upon a little pathetic figure. The child sat there, stiff and cold, holding the matches, of which one bundle was almost burned."She wanted to warm herself," the people said. No one imagined what beautiful things she had seen, and how happily she had gone with her old grandmother into the bright New Year."They don't understand, if she used the matches to warm herself, then why didn't she burn all bundles she had. My friend, I hope now you can figure out yourself the answer to the question the passer-bys wondered about. Likewise, most people in this world will see a nation not getting the gold medal. They wonder why we didn't manage to 120 minutes given we managed it for 119 minutes. But they don't see the images we saw: the whole shabby village where the players' girlfriends and wives, parents and relatives, grandpas and grandmas get together to cheer for them. The whole nation had a sensation of identity, hope, unity, optimism. We knew that. The players knew that. It was the unprecedented level of kindness, pride and hope we have as Vietnamese regardless of where you are, what you do, how much money you have, what political stance you take. You don't need to win the gold medal to see all those wonderful things happening. What we witnessed in our society is a story worth telling from generation to generation. I'm sure our players will remember this snowy experience and retell it to their kids and grandkids with pride in their heart too.That also made me feel so proud of being Vietnamese. We -- as a nation -- don't have many things to be proud of, we had many sad stories, but this isn't one -- it is something to be cherished. We don't have to win to be proud of ourselves (likewise, I think not all victories are to be proud of, some victories were a shame). I have never seen so many good things from people from our little nation like this time. We have shown that we can be a united nation, and we are one of the best, we can compete fairly with anyone and can still win. If every little Vietnamese person has that standing-up straight and optimistic spirit in our heart, I have no doubt the country will roar soon. I hope you'll see it like me, it wasn't the end result that is important, what important is how we got there.I have waited 30 years for us to have a gold medal. It hasn't happened yet, but that's okay. I can wait, and I see the beauty of nurturing hopes, hopes of being recognized as a legitimately strong nation. This time we had the great people, the height, the strength, the strategy, but we forgot our blanket to deal with the snow. Next time, we will bring our blankets and we'll be fine through the night.We will get there, very soon. I have hope. And I hope that you will have the chances in your life to go see snow like our boys so you can tell the tales of your life. I believe if you know how to use your matches to spark your imaginations, then even if you're living through a dark, cold deadly night of your life, you can tell beautiful stories, too. My dear friend, I am having several dark and cold nights myself, yet I am still writing the beautiful tales of my life.
Đó là que diêm cuối cùng của cô bé bán diêm. Tôi viết không để cho ai đọc mà để cho mình. Sau đó không ngờ có người nào đó dịch lại đăng trên Facebook và bình luận này được khoảng 10,000 lượt thích và chia sẻ. Tôi không còn liên kết cho bài dịch này nữa, nhưng tôi biết chắc chắn nó vẫn đâu đó trên mạng.
Tôi không ngờ khi vào lúc mình tuyệt vọng nhất, đột nhiên có mười ngàn người khác chia sẻ với mình. Đó là cây cầu tôi cần để bước chân qua dòng sông hung dữ.
Và thế là tôi tiếp tục sáng tạo, viết lách cho đến ngày hôm nay.
Hôm nay trời mưa, tôi viết bài viết này để tặng mình và các bạn đang có ý định du học hay những người bạn trong nước chưa từng nghĩ rằng mình sẽ du học. Tôi nghĩ rằng ngoài những cái được, khi bạn du học, bạn sẽ mất rất nhiều. Nhưng tôi rất mong cho bạn không bỏ cuộc một khi bạn đã bước tới. Nếu bạn nghĩ một ngày mưa nhiều làm dòng nước chảy dữ, tôi mong bạn có gia đình và những người bạn bè thân ái, hoặc những người vô danh trên mạng sẽ làm cây cầu trải mình qua dòng sông chảy xiết cho bạn bước chân qua. Tôi mong bạn cũng may mắn như tôi.
*: Bài "Bridge Over Troubled Water" là do Simon viết tặng vợ mình, khi cô thấy ưu phiền vì thấy sợi tóc bạc đầu tiên trên đầu.
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất