Chào bạn, chúc bạn buổi sáng tốt lành.
Nhắc đến bác Văn Cao không thể không nhắc đến bản Tiến Quân Ca mà các cháu, các cô, các chú trong ngành công an,v.v... vẫn cất cao tiếng hát mỗi khi thứ 2 về, đều có backing track. Ông được đứng vào hàng ngũ bộ 3 nhạc sĩ nổi bật nhất, có thể là tượng đài của nền âm nhạc Việt Nam trong thế kỉ 20, cùng với Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.  
Bố tôi và bac Văn Cao cùng quê ở Quán Gánh, Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội. Một lần gặp bác Văn Cao về chơi quê có hỏi bác:
- Bác ơi, niềm cảm hứng nào đưa bác sáng tác hay đến vậy ạ ?
Bác trả lời nhẹ nhàng, xúc tích mà cũng đầy lắng đọng:
- Đấy là vì tao không vào Nhạc Viện học, cái nơi thui trột tài năng, nguồn cảm hứng bất tận của người nghệ sĩ.
End story 
Mình cũng là dân Nhạc Viện, đúng là qua mấy năm học, giờ mình học lên Cao học thì học với các Phó Giáo Sư, Giáo Sư hay Tiến Sĩ được biết những thứ cao hơn, sâu sắc hơn nhưng mà đúng là về phần đại học thì toàn những thứ hơi cổ như hoà thanh cổ điển rồi phân tích tác phẩm cũng cổ điển các thứ thực sự mình cũng không nhớ gì lắm sau những năm tháng (giờ lịch sử âm nhạc toàn ngủ, đến lúc bật nhạc lại dậy rồi lại ngủ tiếp, giọng thầy nghe hay quá) Còn mình thì chuyên ngành là Piano cổ điển, có đi dạy rồi và cũng đệm cho thanh nhạc nhưng mà những thứ đó mình toàn đúc kết kinh nghiệm chủ yếu ngón nghề là từ bên ngoài chứ bên nhạc viện không dạy hoặc nhắc nhanh nhanh. Nói chung còn vô số những câu chuyện thú vị về âm nhạc nữa cũng muốn dành để kể nhưng để kì tới, chắc để cái này vô cảm hứng vậy ha ^^
Thêm cái ảnh bác cho các bạn biết bác là ai, hồi mình biết bác đã sang tây trúc lấy kinh rồi ^^
Cảm ơn các bác đã đọc bài, dạo này mình thích bài nào nó ngắn cũn cỡn như thế này hoá ra lại hay, sâu lắng mà cũng nhẹ nhàng.