Câu chuyện học kỳ phụ
Tháng 7 qua đi nhẹ nhàng, tháng 8 bắt đầu bằng một cái tiết trời êm ru, mát mẻ, trong lành. Có thi thoảng, ta thấy lấm tấm vài hạt...
Tháng 7 qua đi nhẹ nhàng, tháng 8 bắt đầu bằng một cái tiết trời êm ru, mát mẻ, trong lành. Có thi thoảng, ta thấy lấm tấm vài hạt mưa rào trong chốc lát. Có lẽ vì tình hình dịch, nên phố xá Hà Nội sáng nay lặng thinh, chẳng còn nhiều hối hả, nhộn nhịp.
Cuộc sống ngày qua ngày bận rộn, tuần hoàn, lặp lại, đâm ra thời gian cũng trôi qua nhanh thật nhanh. Thấm thoát thế mà 2 tháng học kỳ phụ cũng đã sắp kết thúc. Chỉ còn 2 tuần nữa thôi là coi như mình hoàn thành xong chương trình học của 3 môn chuyên ngành và Ngoại Ngữ 2 Tiếng Trung. Vì kỳ phụ ngắn, nên mình phải lên lớp thường xuyên để có thể hoàn thành chương trình đào tạo của từng môn cho đúng tiến độ. Thêm vào đó, kiến thức của từng chương/ bài cũng được giản lược, gói gọn lại trong đúng một buổi học nên nghỉ một buổi là coi như trở thành người tối cổ, do vậy mình dù có những hôm bị ốm, tinh thần không thoải mái mình vẫn cố gắng để lên lớp.
Kỳ phụ ngắn ngủi trôi qua, mình đã học được nhiều điều khá là hay ho. Vì vậy, hôm nay nhân dịp đã hoàn thành xong 2 bài kiểm tra Tiếng Trung, để hoan hỉ mùa hoa xoan tháng 8, mình quyết định dành riêng cho kỳ phụ 2020 này một bài ra trò để làm kỷ niệm.
Trước hết, nói về kỳ phụ. Nôm na, đây chính là học kỳ nhà trường mở ra để dành cho sinh viên học vượt, học lại, trả môn, học cải thiện, và thường thì kỳ phụ sẽ diễn ra vào khoảng 2 tháng hè, đúng thời điểm nhiệt độ cao, nắng và nóng gay gắt nhất. Nhiều bạn cho rằng học là việc cả đời, học mãi rồi, có mùa hè thì phải tranh thủ để nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch, làm thêm chứ. Mình thấy quan điểm này cũng hay, bởi vì tuổi trẻ mà, sinh viên mà, chúng ta cần phải có hè để được trải nghiệm những cái mới, ở những môi trường mới ngoài trường học chứ! Tuy nhiên, xét ở góc độ cá nhân, mình lại có quan niệm khác. Mình cho rằng kỳ phụ nên học, vì:
1. Học kỳ phụ thường nhàn hơn kỳ chính.
2. Kỳ chính đỡ áp lực, căng thẳng.
3. Duy trì kiến thức.
Đối với các ngành học Ngoại Ngữ, thì việc bỏ dở quá lâu chừng khoảng 2 tháng sẽ khiến kiến thức bị mai một đi nhiều, lúc quay trở lại phải mất một thời gian để lấy lại phong độ, đặc biệt là kỹ năng nói, và viết.
4. Vẫn có thể vừa đi học, đi làm, đi du lịch.
Mình thấy việc bỏ dở 2 tháng trời chỉ để đi làm và đi du lịch thật sự rất lãng phí. Nếu như được lựa chọn mình vẫn chọn cách vừa học, vừa làm, rồi thi thoảng tranh thủ đi du lịch. Thực ra điều này cũng không hoàn toàn đúng vì nó sẽ còn phải phụ thuộc về mức độ ưu tiên, mục tiêu cá nhân của từng người. Nếu như dành khoảng thời gian khoảng 2 đến 3 tháng để trải nghiệm một điều gì đó mới, ở những vùng đất mới, để tìm lại bản thân, lấy lại cân bằng cuộc sống sau những áp lực cả về thể chất lẫn tinh thần thì để lựa chọn lại mình cũng sẽ chọn được nghỉ hè. (^_^)
=> Chốt lại, mình cho rằng việc có nên hay không nên học kỳ phụ hay không nó phụ thuộc vào phần nhiều ở mục đích cá nhân của mỗi người, trong từng thời điểm khác nhau. Trước lúc đăng kí kì phụ có nhiều em sinh viên năm nhất, năm hai hỏi mình có nên hay không, câu trả lời của mình với các em vẫn là nên. Vì để so sánh lợi ích giữa cái KHÔNG NÊN và CÓ NÊN thì bên CÓ nó có nhiều lợi ích hơn.
1. Học kỳ phụ thường nhàn hơn kỳ chính.
2. Kỳ chính đỡ áp lực, căng thẳng.
3. Duy trì kiến thức.
Đối với các ngành học Ngoại Ngữ, thì việc bỏ dở quá lâu chừng khoảng 2 tháng sẽ khiến kiến thức bị mai một đi nhiều, lúc quay trở lại phải mất một thời gian để lấy lại phong độ, đặc biệt là kỹ năng nói, và viết.
4. Vẫn có thể vừa đi học, đi làm, đi du lịch.
Mình thấy việc bỏ dở 2 tháng trời chỉ để đi làm và đi du lịch thật sự rất lãng phí. Nếu như được lựa chọn mình vẫn chọn cách vừa học, vừa làm, rồi thi thoảng tranh thủ đi du lịch. Thực ra điều này cũng không hoàn toàn đúng vì nó sẽ còn phải phụ thuộc về mức độ ưu tiên, mục tiêu cá nhân của từng người. Nếu như dành khoảng thời gian khoảng 2 đến 3 tháng để trải nghiệm một điều gì đó mới, ở những vùng đất mới, để tìm lại bản thân, lấy lại cân bằng cuộc sống sau những áp lực cả về thể chất lẫn tinh thần thì để lựa chọn lại mình cũng sẽ chọn được nghỉ hè. (^_^)
=> Chốt lại, mình cho rằng việc có nên hay không nên học kỳ phụ hay không nó phụ thuộc vào phần nhiều ở mục đích cá nhân của mỗi người, trong từng thời điểm khác nhau. Trước lúc đăng kí kì phụ có nhiều em sinh viên năm nhất, năm hai hỏi mình có nên hay không, câu trả lời của mình với các em vẫn là nên. Vì để so sánh lợi ích giữa cái KHÔNG NÊN và CÓ NÊN thì bên CÓ nó có nhiều lợi ích hơn.
Quay trở lại với học kỳ phụ của mình. Kỳ này mình học 3 môn chuyên ngành và một môn Ngoại Ngữ 2 – Tiếng Trung.
3 môn chuyên ngành kỳ này của mình là: “Semantics” – Ngữ Nghĩa học Tiếng Anh, “British – American Literature” – Văn học Anh Mỹ, và “English – speaking countries study” – Đất nước học các nước nói tiếng Anh. Theo đánh giá của mình thì đây là 3 môn học hay. Chúng giúp mình mở mang được nhiều kiến thức về tiếng Anh, văn hóa các nước nói tiếng Anh và nhiều khía cạnh của cuộc sống.
1. Semantics – Ngữ Nghĩa học Tiếng Anh
Đây là môn học mang đậm tính học thuật, có rất nhiều từ chuyên ngành khó. Nếu không có nền tiếng Anh tốt thì đây thực sự là một môn học không mấy vui vẻ một xíu nào. Vì ở đây, những điều tưởng như đơn giản của ngôn ngữ, được người ta đem ra mổ xẻ, phân tích, cặn kẽ đến từng chi tiết. Nói ví dụ như khi ta phân tích nét nghĩa của 2 từ “Man – Boy”: [Man = human + male + mature]; [Boy = human + male – mature]. Về cơ bản 2 từ này đều có chung nét nghĩa là “human” – người , “male” – đàn ông, nhưng lại khác nhau ở thuộc tính “mature” tức trưởng thành. Xét ở một góc độ nào đó của sinh viên, điều này thật sự là điều hiển nhiên và chẳng có nhiều nghĩa lý. Nhưng khi mình bình tâm lại, mình mới có thể vỡ ra được nhiều chân lý của cuộc sống, cụ thể ở đây đó là sự thấu hiểu đa diện, đa chiều. Do thế, không là tự dưng mà người ta nói: “I don’t want a boy, I need a man”.
2. British – American Literature – Văn học Anh Mỹ
Mình yêu văn chương, yêu những điều xinh đẹp, thuần khiết, ý nghĩa, sâu sắc, có thông điệp, có giá trị. Vậy nên đây cũng chính là môn học mà mình vô cùng yêu thích trong kỳ phụ này. So với phân tích các tác phẩm văn học Việt Nam, thì việc phân tích các tác phẩm Văn học Anh Mỹ có phần đơn giản hơn, vì lẽ người Việt mình vẫn hay có câu: “phong ba bão táp cũng không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Kỳ này, với môn Văn học Anh Mỹ mình học 6 tác phẩm, trong đó có 3 tác phẩm Mỹ: “The fat of the land”, “South of the Slot”, “The gift of the Magi”; và 3 tác phẩm Anh: “Wuthering Height”, “Great Expectation”, “The hound of the Baskerville”. Mỗi tác phẩm đều có những nét hay riêng, truyền tải những thông điệp khác nhau của các khía cạnh cuộc sống. Ví dụ như “The fat of the land” là câu chuyện về sự khác biệt của thế hệ giữa những người mẹ nhập cư đến từ Ba Lan và những đứa con sinh ra trên miền đất hứa nước Mỹ, “Wuthering height” – câu chuyện về tình yêu và thù hận, “Great expectation” – câu chuyện về khát khao, hi vọng, hoài bão của tuổi trẻ.
Văn chương thật đẹp, thật hay ho. Mình cần yêu văn chương, yêu những giá trị của các tác phẩm, để “người gần người hơn”.
3. English – speaking countries study – Đất nước học các nước nói tiếng Anh
Nhờ được tiếp xúc với văn hóa Anh – Mỹ từ khá sớm, lúc cấp 1 gì đó, nên với mình việc học môn này cũng không có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vì chỉ được biết đến văn hóa Anh – Mỹ qua phim ảnh, có nhiều điều mình vẫn chưa thực sự hiểu sâu và rõ. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến “Politics” – Chính trị, và “Economy” – Kinh tế. May mắn là môn này mình không phải học online, mình được nghe cô giáo giảng, giải thích sâu hơn những vấn đề về nguồn gốc, hệ thống chính trị của Anh, các văn hóa của Mỹ.
1. Semantics – Ngữ Nghĩa học Tiếng Anh
Đây là môn học mang đậm tính học thuật, có rất nhiều từ chuyên ngành khó. Nếu không có nền tiếng Anh tốt thì đây thực sự là một môn học không mấy vui vẻ một xíu nào. Vì ở đây, những điều tưởng như đơn giản của ngôn ngữ, được người ta đem ra mổ xẻ, phân tích, cặn kẽ đến từng chi tiết. Nói ví dụ như khi ta phân tích nét nghĩa của 2 từ “Man – Boy”: [Man = human + male + mature]; [Boy = human + male – mature]. Về cơ bản 2 từ này đều có chung nét nghĩa là “human” – người , “male” – đàn ông, nhưng lại khác nhau ở thuộc tính “mature” tức trưởng thành. Xét ở một góc độ nào đó của sinh viên, điều này thật sự là điều hiển nhiên và chẳng có nhiều nghĩa lý. Nhưng khi mình bình tâm lại, mình mới có thể vỡ ra được nhiều chân lý của cuộc sống, cụ thể ở đây đó là sự thấu hiểu đa diện, đa chiều. Do thế, không là tự dưng mà người ta nói: “I don’t want a boy, I need a man”.
2. British – American Literature – Văn học Anh Mỹ
Mình yêu văn chương, yêu những điều xinh đẹp, thuần khiết, ý nghĩa, sâu sắc, có thông điệp, có giá trị. Vậy nên đây cũng chính là môn học mà mình vô cùng yêu thích trong kỳ phụ này. So với phân tích các tác phẩm văn học Việt Nam, thì việc phân tích các tác phẩm Văn học Anh Mỹ có phần đơn giản hơn, vì lẽ người Việt mình vẫn hay có câu: “phong ba bão táp cũng không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Kỳ này, với môn Văn học Anh Mỹ mình học 6 tác phẩm, trong đó có 3 tác phẩm Mỹ: “The fat of the land”, “South of the Slot”, “The gift of the Magi”; và 3 tác phẩm Anh: “Wuthering Height”, “Great Expectation”, “The hound of the Baskerville”. Mỗi tác phẩm đều có những nét hay riêng, truyền tải những thông điệp khác nhau của các khía cạnh cuộc sống. Ví dụ như “The fat of the land” là câu chuyện về sự khác biệt của thế hệ giữa những người mẹ nhập cư đến từ Ba Lan và những đứa con sinh ra trên miền đất hứa nước Mỹ, “Wuthering height” – câu chuyện về tình yêu và thù hận, “Great expectation” – câu chuyện về khát khao, hi vọng, hoài bão của tuổi trẻ.
Văn chương thật đẹp, thật hay ho. Mình cần yêu văn chương, yêu những giá trị của các tác phẩm, để “người gần người hơn”.
3. English – speaking countries study – Đất nước học các nước nói tiếng Anh
Nhờ được tiếp xúc với văn hóa Anh – Mỹ từ khá sớm, lúc cấp 1 gì đó, nên với mình việc học môn này cũng không có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vì chỉ được biết đến văn hóa Anh – Mỹ qua phim ảnh, có nhiều điều mình vẫn chưa thực sự hiểu sâu và rõ. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến “Politics” – Chính trị, và “Economy” – Kinh tế. May mắn là môn này mình không phải học online, mình được nghe cô giáo giảng, giải thích sâu hơn những vấn đề về nguồn gốc, hệ thống chính trị của Anh, các văn hóa của Mỹ.
Tiếp theo, nói về Tiếng Trung – Ngoại Ngữ 2 của mình.
Có những lúc mình từng cho rằng, tiếng Trung chỉ là một môn phụ và không muốn đầu tư dành nhiều thời gian cho môn học này. Tuy nhiên, việc biết nhiều hơn 1 ngoại ngữ cũng là một cái hay, nên mình vẫn cố gắng để học tiếng Trung. Không biết tương lai có dùng để làm được gì hay không nhưng mình thấy nó cũng khá là thú vị. Mục tiêu của mình ở môn học này cũng không quá cao nên phương pháp học của mình cũng khá là đơn giản đó là: Nghe, luyện đọc bài khóa trong sách Boya, kết hợp cùng việc học từ vựng trên app “Hello Chinese”.
Có những lúc mình từng cho rằng, tiếng Trung chỉ là một môn phụ và không muốn đầu tư dành nhiều thời gian cho môn học này. Tuy nhiên, việc biết nhiều hơn 1 ngoại ngữ cũng là một cái hay, nên mình vẫn cố gắng để học tiếng Trung. Không biết tương lai có dùng để làm được gì hay không nhưng mình thấy nó cũng khá là thú vị. Mục tiêu của mình ở môn học này cũng không quá cao nên phương pháp học của mình cũng khá là đơn giản đó là: Nghe, luyện đọc bài khóa trong sách Boya, kết hợp cùng việc học từ vựng trên app “Hello Chinese”.
Trên đây là một vài lời tự sự của mình về học kỳ phụ vừa qua. Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết của mình!
Chúc bạn sẽ có một tháng 8 vui vẻ, và anh lành.
Be nice, be kind and shine the light!
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất