Book cover illustration for "Siddhartha" by Hermann Hesse, published by Amaryllis Publishing
Book cover illustration for "Siddhartha" by Hermann Hesse, published by Amaryllis Publishing
Hesse ko đề cao khoái lạc giác quan, trí thức hay khổ hạnh. Giải pháp đem đến an lạc cho con người ko phải là khoa học kỹ thuật, càng không phải thánh đường hay tu viện, mà chính là tình người, Menschenliebe. Sư cô độc là một biểu hiện của kiêu căng khi thấy mình hơn người, và chỉ có tình người mới có thể cứu ta ra khỏi sự cô độc.

Câu chuyện dòng sông kể về ba lần tỉnh ngộ sau ba lần vấp ngã, lần đầu là cơn mê khổ hạnh khi nó không đưa đến trí tuệ, lần hai là cơn nên khoái lạc giác quan, lần ba là sự đau khổ khi đứa con yêu quý rời bỏ.

Bị chi phối bởi ba nguyên tắc của đời sa môn là suy tư, chờ đợi và nhịn đói, Tất Đạt từ bỏ gia đình, từ chối Đức Phật, chỉ muốn ra đi để tìm gặp lại chính mình. Người tu hành có lúc đi đến chỗ tuyệt vọng không còn nơi bám víu và trở thành một con người sa đọa một khi bắt đầu uống rượu, đánh bạc và ăn chơi. Cái khiến Tất Đạt đau khổ chính là vì thấy mình hơn người thường, bên ngoài vẫn tôn trọng nhưng trong tâm là khinh rẻ. Dần dà khiến cho nét mặt bất bình, mệt mỏi và thiếu vắng bóng yêu thương.

Giây phút muốn tự vẫn thì Tất Đạt nghe thấy điều kỳ diệu mà tiếng Om vang lên từ dòng sông, Tất Đạt thấy dường như bấy lâu nay mình đã đau khổ chỉ vì không biết yêu thương. Quá nhiều trị thức đã ngăn ngại chàng, quá nhiều sự thánh thiện, khổ hạnh ép xác chàng, chàng đã quá kiêu căng, luôn là người thông mình nhất, hăng hái nhất, luôn luôn hơn người một bước và là người giảng đạo và bậc hiền triết. Tự ngã đã len lỏi vào trong lòng kiêu hãnh trong khi chàng tưởng rằng mình đang cắt bỏ nó bằng cách nhịn đói và sám hối. Và chàng hiểu tại sao mình trở thành một thương gia, một người cờ bạc rượu chè, một trọc phú cho đến khi con người thuyết giáo trong chàng mất đi. Và một Tất Đạt mới đã thức dậy sau một giấc ngủ hồi sinh.

Cuối cùng, khi trải nghiệm nỗi khổ bị đứa con ruột bỏ rơi như khi xưa chàng rời bỏ gia đình mình, Tất Đạt không còn thấy mình cao hơn thiện hạ, không khinh đời nữa mà cảm thông được với mọi người, cảm thấy mọi người như anh em. Đây là sự tỉnh ngộ từ đó tâm đại bi phát sinh.

Hình ảnh người chèo đò là hình ảnh Bồ tát ở trong đời, đưa người sang sông, từ bờ mê đến bến giác . Bồ tát không ở bờ này hay bờ kia, cũng ko ở giữa dòng, ko trụ đâu cả, Bồ tát là một người bạn giúp đỡ mà không kể là mình đã cứu giúp, cũng ko tự cho là thầy của bất cứ ai.

Vì anh luôn tìm kiếm đạo nên anh không bao giờ gặp được . Người đi tìm kiếm vì đã có mục đích, nên chỉ chăm bẳm vào đó, không thấy chuyện khác. Người không đi tìm thì luôn sống thong dong, tự tại, vui với những gì mình gặp. Vì không tìm kiếm nên tôi luôn gặp những điều mới lạ, còn anh vì hăm hở tìm kiếm mà hai lần gặp lại bạn cũ đều ko nhận ra.


Trên đời này chỉ có yêu thương là quan trọng nhất!