Mình đã đọc Biên niên sử Nga nhiều lần, và nhận thấy rằng Biên niên sử của họ chép theo kiểu biên niên (tương tự như Tư trị thông giám bên Trung Quốc) nên các sự kiện thường tách rời nhau và ít liên kết logic.
3 câu chuyện dưới đây nằm ở các phần hoàn toàn rời nhau, có vẻ không liên quan gì. Nhưng nếu ta quá rảnh, ngồi xâu chuỗi lại các câu chuyện với nhau, thì sẽ ra một chuỗi sự kiện khá hợp lý. Đáng tiếc thay, nó lại là một câu chuyện u buồn về một tình mẫu tử không trọn vẹn giữa 2 nhân vật lớn của lịch sử Kiev Rus cổ đại: hoàng hậu Olga và hoàng tử/vua Svyatoslav

Chuyện 1: mẹ thí con ra trận!

Với những ai đã biết qua về lịch sử Nga, có thể đã nghe qua câu chuyện nổi tiếng "Hoàng hậu Olga trả thù người Drevlian". Nhưng ở đây vẫn nhắc lại một chút.
Olga là hoàng hậu Kiev. Chồng bà là vua Igor của Kiev Rus (đoạn sau sẽ kỹ hơn một chút). Vua Igor bị người Drevlian hại chết do ông quá tham lam đòi cống phẩm của họ nhiều lần.
Vua Igor của Kiev Rus
Vua Igor của Kiev Rus
Hoàng hậu Olga của Kiev
Hoàng hậu Olga của Kiev
Vua Igor bị người Drevlian sát hại
Vua Igor bị người Drevlian sát hại
Người Drevlian sau đó lại còn ngang ngược đòi bắt bà Olga làm vợ, nên Olga tiến hành 4 lần trả thù người Drevlian, gần như tuyệt diệt bộ lạc này. Về 3 lần trả thù đầu, sẽ đọc rõ hơn ở chuyện 2. Còn ở đây, bạn chỉ cần biết lần trả thù thứ 4 là một cuộc chiến tranh lớn. Biên niên sử chép như sau:
"Năm 946, Olga và mang con trai Svyatoslav 4 tuổi đi đánh người Drevlian. Quân đội hùng hậu của 2 bên giàn quân đối mặt sát nhau.
Olga đưa con trai mình lên trước tiên. Cậu bé Svyatoslav cầm ngọn giáo phóng về phía quân địch. Ngọn giáo chỉ đủ sượt qua tai con ngựa, và rơi xuống chân nó - dĩ nhiên, vì hoàng tử mới chỉ là đứa bé.
Nhưng sau đó, các chỉ huy quân Rus đã ra lệnh: "Nhìn kìa quân lính, hoàng tử nhỏ bé của chúng ta đã dũng cảm phát động tấn công. Hãy tiến lên, các binh lính, hãy theo sau hoàng tử!"
Nhờ vậy mà quân Rus hăng hái xông lên, phá được quân Drevlian, buộc họ phải trốn vào thành phố cố thủ".
Tiếp đó, Olga nhờ kế bắt cống nạp chim sẻ và bồ câu, bôi lưu huỳnh vào chân và đốt cháy toàn thành phố người Drevlian, gần như tuyệt diệt bộ lạc này. Nhưng cũng từ trận này, bắt đầu cho mối quan hệ xa cách lạnh nhạt giữa 2 mẹ con Olga và Svyatoslav. Các chuyện tiếp theo sẽ rõ hơn qua chuyện Olga lừa vua Byzanitine, và chuyện vây thành Kiev của quân Pecheneg.

Chuyện 2: Olga lừa vua Byzantine và cải đạo!

Trong cuộc đời, hoàng hậu Olga có một đường tình duyên luôn bất thường. Người ta chỉ biết ban đầu, Olga được vua Oleg bắt cưới cho trữ vương nhỏ tuổi Igor (Oleg thuộc hàng chú/bác của Igor).
Igor cùng Olga sau đó sinh ra cậu bé Svyatoslav - là vua Svyatoslav sau này.
Vua Svyatoslav của Kiev Rus - con trai của Olga.
Vua Svyatoslav của Kiev Rus - con trai của Olga.
Như đã biết, Igor bị người Drevlian sát hại. Người Drevlian còn ngang ngược đòi bắt cưới Olga. Nhưng Olga chơi trội hơn tất cả, cứ đồng ý cưới để dụ người Drevlian tới. Lần 1 bà chôn sống họ dưới sân, lần 2 bà thiêu sống trong phòng tắm, lần 3 đòi ra mộ chồng làm giỗ rồi đồ sát luôn thể.
Lần trả thù thứ 1 - Olga chôn sống người Drevlian
Lần trả thù thứ 1 - Olga chôn sống người Drevlian
Lần trả thù thứ 2 - Olga thiêu sống người Drevlian
Lần trả thù thứ 2 - Olga thiêu sống người Drevlian
Lần trả thù thứ 4 - Olga tiêu diệt thành phố của người Drevlian
Lần trả thù thứ 4 - Olga tiêu diệt thành phố của người Drevlian
Lần cuối - cũng đã nói trong phần trước - Olga mang con trai Svyatoslav 4 tuổi ra trận đại phá người Drevlian tới gần tuyệt diệt. Ít lâu sau khi diệt người Drevlian, năm 948 hoàng hậu Olga sang chầu Byzantine (đế quốc Đông La Mã) - lúc này đang hùng mạnh, Olga thấy cần phải thiết lập giao hảo để tránh việc bị Byzantine thừa cơ Kiev Rus đang bất ổn mà tấn công.
Thế nhưng, hoàng đế Constantine của Byzantine thấy Olga xinh đẹp và thông minh, đã thể hiện ngay ý định lấy Olga làm vợ (chắc chưa thấy gương bọn Drevlian).
Hoàng hậu Olga sang chầu Hoàng đế Byzantine (Đông La Mã)
Hoàng hậu Olga sang chầu Hoàng đế Byzantine (Đông La Mã)
Olga khéo léo từ chối nói rằng: "Tôi chưa cải đạo, e rằng chưa thể! Nếu có vinh dự, tôi xin phép được đích thân Hoàng đế rửa tội!".
Hoàng đế Constantine nghe thế thì đồng ý ngay, tự tay làm nghi thức rửa tội cho Olga. Olga cải đạo, với đức tin thực sự chứ không phải mưu kế trá hàng. Đây là một sự kiện trọng đại trong lịch sử Nga mà mọi người đọc cần nhớ.
Hoàng đế Constantine của Đông La Mã làm lễ rửa tội cho Hoàng hậu Olga
Hoàng đế Constantine của Đông La Mã làm lễ rửa tội cho Hoàng hậu Olga
Sau lễ rửa tội, Hoàng đế lập tức gọi Olga đến đòi cưới bà ngay. Nhưng Olga lật ngửa bài, nói:
-Làm sao ngài có thể cưới tôi, khi Ngài vừa rửa tội cho tôi và gọi tôi là con gái đỡ đầu. Theo luật điều đó là cấm kỵ, một người Thiên chúa như ngài phải rõ hơn ai chứ!
Hoàng đế chỉ kịp cay cú:
-Hóa ra mày lừa bố!
Nhưng rồi vẫn tặng cho Olga rất nhiều vàng lụa, đuổi bà đi, vẫn gọi bà là con gái!
Đoạn này là đoạn đánh dấu hoàng hậu Olga cải đạo sang Cơ đốc. Olga thực sự cải đạo với một đức tin nhiệt thành bất chấp việc bà lừa Hoàng đế Byzantine để khỏi cưới ông. Do vậy, Olga luôn được nhà thờ Chính thống Nga tôn kính là một trong những Cơ đốc nhân đầu tiên và vĩ đại nhất.

Chuyện cuối: con bỏ mặc mẹ!

Trong các bài trước, ta đã biết hoàng tử Svyatoslav 4 tuổi bị mẹ đánh cược đưa ra đầu trận để khích tướng. Không rõ có phải do nó hay không, mà kể từ đó tình mẹ con giữa Hoàng hậu Olga và con trai Svyatoslav rất lạnh nhạt. Điển hình là việc Svyatoslav đã khước từ tuyệt đối mọi lời mời gọi cải đạo sang Cơ đốc từ mẹ, kiên quyết theo Ngoại giáo Slav cũ.
Sử chép rất nhiều đoạn cãi nhau giữa mẹ con Olga và Svyatoslav về đức tin tôn giáo, kèm theo đó là lời bình chủ quan theo ngôi thứ nhất của các tác giả chép sử Nga. Nhưng thấy các phần đó khá dài và không cần thiết, các bạn chỉ cần biết ở đây là Svyatoslav rất ghét đạo Cơ đốc, ghét luôn cả việc mẹ mình cải đạo!
Lớn lên, Svyatoslav trở thành một vị vua dũng mãnh nhưng ưa chinh chiến quá mức cần thiết. Ông mang hết binh lính Kiev Rus đi chinh chiến khắp đông tây, nơi nào cũng đi qua, chỉ có nhà là không về. Ở Kiev chỉ còn trơ trọi mẹ già Olga và đám con của Svyatoslav: Yaropolk, Oleg và Vladimir.
Vua Svyatoslav chinh phục người Khazar
Vua Svyatoslav chinh phục người Khazar
Lãnh thổ Kiev Rus dưới thời vua Svyatoslav mở rộng đáng kể từ các cuộc chinh phạt.
Lãnh thổ Kiev Rus dưới thời vua Svyatoslav mở rộng đáng kể từ các cuộc chinh phạt.
Một ngày năm 968, khi quân Svyatoslav còn đang đi đánh mãi tận sông Danube, người du mục Pecheneg từ phía Đông thấy Kiev Rus trống rỗng nên thừa cơ tấn công. Thế là Kiev bị bao vây, không có quân phòng thủ và chỉ nhờ vào tường thành cao để chống đỡ. Người dân trong thành phải chịu cơn đói khát cùng cực.
Bấy giờ, cũng có một đội quân Rus tới ứng cứu do tướng Pretich chỉ huy. Nhưng họ đóng ở phía Đông sông Dnieper (tả ngạn), chưa dám vượt sông.
Bản đồ Hãn quốc Pecheneg và Kiev Rus.
Bản đồ Hãn quốc Pecheneg và Kiev Rus.
Tình hình bí bách kéo dài hơn trăm ngày, không có dấu hiệu nào là sẽ có người ứng cứu Kiev. Hoàng hậu Olga dự định đầu hàng để bảo toàn mạng cho dân chúng. Nhưng đúng vào lúc đó, một cậu trai trẻ không rõ tên đã đứng ra tình nguyện cứu game.
Cậu trai trẻ mặc quần áo của người Pecheneg, biết nói tiếng Pecheneg. Sau khi trốn ra ngoài, cậu nói với người Pecheneg rằng vừa làm mất con ngựa quý. Người Pecheneg nghe thế thì đổ xô đi tìm ngựa. Thừa cơ, cậu bé bơi qua sông tới chỗ tướng Pretich, quân Pecheneg bắn theo cũng không kịp. Tới nơi, cậu bé nói rằng:
-Nếu ngày mai không cứu, thì Kiev sẽ đầu hàng!
Pretich nghe thế thì đáp:
-Ngày mai tôi sẽ đưa thuyền nhỏ đón Thái hậu và các Hoàng tử trước. Bằng không Svyatoslav sẽ gi.ết tôi mất!
Cậu bé Kiev dũng cảm cứu ngôi thành bị bao vây
Cậu bé Kiev dũng cảm cứu ngôi thành bị bao vây
Thế là sáng hôm sau, Pretich cho quân thổi kèn ầm ĩ, mang thuyền vượt sông. Dân chúng hò la hưởng ứng, nói rằng vua Svyatoslav đã kéo quân về. Quân Pecheneg sợ hãi thì bỏ chạy, vì thế thành được giải vây.Sau đó, quân Pecheneg quay lại hỏi tướng Pretich "ông có phải Svyatoslav không?" thì Pretich trả lời không phải, chỉ là mưu kế thôi. Quân Pecheneg vì thế nể phục sự mưu trí và dũng cảm của quân Rus, nên làm hòa, xin cống nạp và tiệc tùng vui vẻ. Nhưng mối nguy về sau vẫn còn, người Rus lại cử tới báo tin cho vua Svyatoslav đang ở Trung Âu bảo rằng:
-Kiev vẫn đang nguy ngập. Nếu ngài không có trách nhiệm với quê hương, chí ít hãy nghĩ tới thân thuộc, mẹ già và con trẻ của Ngài!
Do đó Svyatoslav đem quân rút về Kiev gặp gia đình, thăm lại mẹ già Olga và đám con trẻ Yaropolk, Oleg, Vladimir.
Vua Svyatoslav trở về Kiev gặp lại mẹ già và các con
Vua Svyatoslav trở về Kiev gặp lại mẹ già và các con
Nhưng ông cũng chỉ ở đó 1 năm, tới năm 969 ông lại tuyên bố:
-Ta không muốn ở Kiev. Ta muốn tới sông Danube sống. Đó mới là ước mơ của ta!
Thái hậu Olga nghe thế thì khóc lóc:
-Con trai, con biết ta rất YẾU ĐUỐI! Sao con cứ nỡ rời xa ta như vậy!
Nhưng rồi bà vẫn xin rằng Svyatoslav hãy chôn cất bà trước, rồi hãy đi bất cứ đâu anh muốn. Chỉ 3 ngày sau, Olga mất. Svyatoslav khóc mẹ mình rất bi thương, nhưng rồi cũng cất quân đi ngay liền đó. Cũng chỉ ít lâu sau, Svyatoslav tử trận dưới tay người Pecheneg, đó là năm 972.
Vua Svyatoslav tử trận
Vua Svyatoslav tử trận

Kết luận:

3 câu chuyện trên hoàn toàn riêng biệt. Nhưng dùng logic và một tí tưởng tượng lắp vào, có thể ra một liên hệ hợp lý:
Svyatoslav mới 4 tuổi bị mẹ đẩy ra đầu trận nguy hiểm, nên sinh ra ghét bỏ và xa lánh mẹ.
Và do mẹ đã cải đạo, nên ông cũng chán ghét luôn cả đạo Cơ đốc tới cuối đời.
Vì chán ghét mẹ, Svyatoslav đã đắm mình trong các cuộc chinh phạt không hồi kết. Chỉ tới khi mẹ và các con ông cận kề nguy hiểm khi Kiev bị bao vây, Svyatoslav mới chịu trở về chỉ trong 1 năm ngắn ngủi.
Rốt cuộc mẹ Olga mất không lâu sau đó, Svyatoslav lại lập tức lên đường bỏ đi. Và ông cũng bỏ mạng luôn. Đó là còn chưa kể sự bàng quang với gia đình mình của Svyatoslav sẽ đẩy Kiev Rus vào cuộc nội chiến tàn khốc giữa 3 anh em Yaropolk, Oleg và Vladimir - mà có thể các bạn đã biết nếu đọc qua serie riêng về Vladimir Đại đế của mình.
Tóm lại, đây là một câu chuyện buồn về tình mẫu tử không trọn vẹn!