Startup thì chắc chắn phải "pivot", cũng may startup mình làm về content product nên outcome không quá khác nhau - không phải kiểu hôm nay làm phần mềm nén rồi ngày mai làm video chat như series Sillicon Valley. Nhưng mà mỗi lần pivot là đau não, đau tim do phải "render" lại trong đầu một viễn cảnh mới xung quanh sản phẩm đó từ company story, tầm nhìn, sứ mệnh, doanh thu đến tuyển dụng và quản lý - còn đau tim thì... run rồi.
Trong quyển "If you really want to change the world" có nói về vụ pivot rất chân thực, đại loại là:
"Tao dek hiểu tại sao bọn startup lại tự hào về việc pivot nhiều.
Mỗi lần pivot là reset lại từ đầu, 99% công sức trước đây vứt hết. Pivot nhiều là cách nhanh nhất để nghẻo vì kiệt sức.
Cái câu "fail and fail fast" là chiêu trò marketing và tuyên truyền của bọn VC thôi. Bọn nó dụ tụi bây phải tập trung làm ra cái gì lớn (aka next big thing) để nó bán còn có lời, chứ dek có kiên nhẫn chờ tụi bây lớn từ từ. Nên ngụ ý của câu "fail and fail fast" là không lớn nhanh được thì chết cmn đi, để tiền tao bơm cho ku khác."
 Thật ra vụ này là một conflict tiêu biểu giữa founder và investor, vì một bên muốn Start còn một bên muốn Up. Hình dung thế này nhé:
* Hầu hết founder đều là bọn thần kinh ám ảnh với một sản phẩm hay vấn đề gì đó. Một ông anh có cho mình câu tự-hỏi rất hay để quyết định xem có nên start-up cái gì đó không:
"Đừng bao giờ khởi nghiệp từ cảm hứng hay niềm vui. Hãy khởi nghiệp từ nỗi đau. Cảm hứng và niềm vui sẽ cạn nhưng nỗi đau là còn mãi. Hãy làm điều gì mà nếu ngày mai nó vẫn như vậy thì mày chết không nhắm mắt ấy."
Nên cơ bản bọn founder hàng "thật" đều kiểu như dân khổ dâm ấy, đau đớn là bình thường - tất cả đều là lựa chọn. Trong một chừng mực còn ăn bám gia đình, ăn mày tình thương bạn bè và ăn gian tự trọng được thì founder vẫn sống được, khổ cũng không sao - miễn sao còn được làm cái mình tin. Tóm gọn là founder enjoy Start, và thường cũng dek hình dung được Up là thế nào và nó có gì hay ho (trừ vài cảm nhận mơ hồ như văn phòng đẹp, nhân viên nhiều - giỏi - gấu làm được nhiều thứ, tiền bạc không-phải-lo).
* Nhưng investor hay share-holder thì họ chỉ enjoy Up thôi, trừ khi họ là Angel investor thật sự. Đừng bao giờ quên việc này, sẽ có vài share-holder ban đầu cũng enjoy vụ Start như founder - nhưng đa phần là vì (1) trải nghiệm mới mẻ cho bản thân (khi mà họ thường chẳng bao giờ dám tự start, nên họ thích là một phần của cái gì đó nguy-hiểm) hay (2) quý mến founder ("ừ thấy nó được làm điều mình tin thì anh/chị cũng vui"). Nhưng cả 2 cái đó qua nhanh lắm.
Rồi giờ đến vụ mâu thuẫn là bình thường bèo bèo dek sao, đến lúc pivot xong có xíu tiềm năng thì câu chuyện "đi săn không nguy hiểm bằng lúc chia phần" xảy ra: founder muốn Up-Start còn share-holder muốn Up thôi.
Dịch nôm là sau bao ngày nằm gai nếm mật thì cuối cùng cũng có 1 dòng doanh thu ổn định và tiềm năng, founder sẽ muốn scale nhanh chóng (Up) và put tiền ngược lại công ty để Start mấy thứ khác - đặng xây dựng công ty vững mạnh to bền gì đó. Ở mặt khác thì investor (cảm) thấy mình cũng nằm gai nếm mật bao lâu (ở mặt tinh thần cũng như vài năm dek có return invest) nên nay mày nên tập trung làm tiền để trả cổ tức cho anh chị đi, scale cái con mẹ gì - lỡ lại fail nữa thì đói thêm mấy năm à.
Mình viết bài này vì hôm qua vừa trải qua vụ này thật, startup tìm ra một nguồn doanh thu mới từ new product nên muốn tăng vốn để phát triển bền vững và xả van stress cashflow chút. Đồng chí investor độp luôn bảo thôi gồng tiếp đi em, gồng thêm chút thì lời nhiều.
Sau khi giải thích là trade-off fair thôi, dilute chút share nhưng công ty có thêm resources để vững tâm và bồi dưỡng anh em mà investor vẫn dek chịu. Thế là phải chơi chiêu cuối: 
"Dạ em nghĩ anh/chị nói cũng đúng - em đứng trên point of view của investor thì cũng đồng ý, chỉ là em ở phương diện founder và daily management thì thấy hướng kia hợp lý hơn. Thế này nhé: em resign cmn khỏi vụ daily management rồi tụi mình cùng đứng trên point of view của investor đi kiếm thằng nào nó vào gồng tiếp hen, chứ em gồng đến giờ đuối quá rồi".
Thế là okie... tăng vốn.
To be fair thì có thể 3-5-10 năm sau đọc lại note này sẽ thấy mình trẻ trâu và ngang vl, nhưng đây là "best decision possible at this time". Với mình tin một câu (hình như ngạn ngữ Pháp) là "Để mà cho thì phải có đã".
Giờ cứ làm gì the best với bản thân và công ty, rồi sau này mà có lời thì trích tiền cá nhân ra gửi biếu lại đồng chí investor kia cái khoản chênh lệch do conflict giờ, chứ bây giờ là compromise thì tèo luôn. Giờ chưa có tiền nên nghĩ sảng khoái vậy, lúc đó có tiền biến chất keo bẩn quịt luôn thì... hên xui.
Nguyên văn tiếng Anh:
The hit or miss approach makes sense only when and if you 24 have struggled with your existing value proposition, and it’s 25 failing. Then, of course, you can and should change course from 26 your original vision. Many great companies have achieved suc- 27 cess after reaching a point of failure in their existing approach, 28 and then finding a new market to attack. But we agree with 29 Mike Moritz, a leading venture capitalist at Sequoia Part- 30 ners, who told us, “Pivot means you’ve failed. It’s not that you 1S shouldn’t have to move on sometimes, but it shouldn’t be a strat- 2N egy.” He went on, “‘Fail fast, fail often’ is marketing rubbish.
Nobody likes failure. Constant pivoting is like having a compass without a bearing. You need to know true north.”1 It’s also worth considering to whom this failure approach appeals—more to the investors than the entrepreneurs. Many venture capital investors like to have a broad portfolio contain- ing lots of small bets, some of which have a greater likelihood of taking off but most of which will fail. This approach allows them to pick and choose the ones that show traction, and to spread their risk over many ventures. It also means they don’t have to invest too heavily in any one venture at the earliest stages. This approach makes perfect sense for them, but not for the entrepre- neurs who must bear the cost—financial, personal, and professional—of a culture of failure.