Cảnh khuyểnhay thú cưng
Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia,với mỗi nhân tài đào tạo được lại là 1 viên ngọc quý hơn mọi viên ngọc quý lấp lánh...
Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia,với mỗi nhân tài đào tạo được lại là 1 viên ngọc quý hơn mọi viên ngọc quý lấp lánh trong ngân khố hay rương hòm của bất cứ ngân hàng giàu có nào. Thế nhưng việc đào tạo nhân tài chưa bao giờ là 1 công việc dễ dàng mà đầy cam go và khó nhọc. Có lẽ nhiều bạn sẽ tự hỏi rằng chó nghiệp vụ và cún cưng thì có liên quan gì đến đào tạo nhân tài chứ. Chính vậy trong phạm vi bài viết này tôi sẽ chỉ ra sự tương đồng và liên hệ nó với vấn đề giáo dục trong nhà trường và gia đình.
Trong các bài viết hay của bạn Spiderum tôi thích bài “Chú chó của bạn có bị thiểu năng trí tuệ không” của bạn Husky wanna fly. Trong bài viết đó có đề cập đến vấn đề là hầu hết những con thú nuôi được con người thuần hóa đều có dấu hiệu của thiểu năng trí tuệ. Những con cáo mà người Liên Xô thuần hóa lại không hề khác gì những cú cún cưng trong gia đình và tựa chung lại chúng đề bị yếu kém về trí tuệ. Tuy nhiên đó không phải là tất cả,nếu ai đó biết về những chú chó chuyên làm những nhiệm vụ đặc biệt như tấn công chống tội phạm,phát hiện ma túy hay làm nhiệm vụ hỗ trợ cứu hộ hay săn thú hoang. Những chú cho kể trên có thể được gọi chung là chó nghiệp vụ và tất cả chúng đều cự kỳ thông minh lanh lợi. Những chú chó nghiệp vụ đó khác rất xa những chú chó nhà mà các bạn hay nuôi. Chúng chỉ trung thành với 1 người duy nhất,chỉ ăn những gì chúng kiếm được hoặc do đích thân người chủ đó mang tới. Chúng có thể phân biệt rạch ròi đâu là thức ăn đâu là mồi bẫy,bả bẫy mà tránh xa. Những chú cún cưng nhà ta sểnh tý là bị trộm chó dùng thức ăn dụ dỗ bắt mất.Nhưng chó nghiệp vụ thì không như vậy. Hơn hết chó nghiệp vụ lai có sức chịu đựng dẻo dai và có tinh thần sắt thép hơn rất nhiều chó nhà. Có 1 lần tôi đã chứng kiến 2 con chó,1 con là chó nhà 1 con là chó nghiệp vụ, 2 con đều có kích cơ ngang nhau. Họ lấy 1 khẩu súng bắn ngay sát chân của 2 con. Con chó nhà thì sợ hãi chạy cong đít kêu oăng oẳng,trong khi chó nghiệp vụ lại không hề sợ hãi nó thậm chí còn quay ra sủa lại như thách thức đối thủ. So sánh như vậy không khác gì ta so sánh 1 người bình thường với 1 anh lính đặc nhiệm Navy Seal vậy. Nhưng điều gì để tạo nên sự khác biệt đó.
Đó là chó nhà đã bị thuần hóa để chung với người nên chúng sẽ phát triển để biết vâng lời ,còn chó nghiệp vụ lại hầu hết tuyển chọn những con chó vẫn còn nguyên bản tính hoang dã. Nếu như 1 con chó nhà mua từ tiệm thú cảnh thì chỉ mất vài ngày sống chung ,nó sẽ quen và vẫy đuôi với bạn. nhưng với phía còn lại thì rất khó,1 chú chó nghiệp vụ sẽ không thể thân thiện với bạn nếu bạn không thể làm chúng tin tưởng vào bạn. Có những con chó nghiệp vụ sau khi giải ngũ muốn làm thú nuôi thậm chí người huấn luyện viên phải nói mật khẩu giải ngũ thì chú chó đó mới chịu đi theo chủ mới. Và đương nhiên để huấn luyện 1 chú chó nghiệp vụ như vậy quả thật không hề đơn giản. Phải cần những huấn luyện viên có trình độ hiểu biết về tập tính về động vật,thức ăn chuyên biệt,cơ sở hạ tầng huấn luyện bài bản. Chi phí đào tạo bỏ ra có khi lên tới vài trăm triệu có nghĩa là nuôi nó còn tốn hơn nuôi người. Tuy nhiên khi mà đã đào tạo thành công thì hiệu quả mang lại là to lớn. Nó có thể đảm đương những công việc khó khăn nhất mà không chú cún cưng nào cũng có thể làm được.
Quay trở lại với câu chuyện giáo dục nhân tài quốc gia,nó có liên quan gì tới câu chuyện huấn luyện cảnh khuyển kia nhỉ.
Có 1 sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa loài cún và người đó là huấn luyện được 1 kẻ có tố chất thiên tài chưa bao giờ là việc dễ dàng. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những đứa trẻ từ nhỏ đã có tính nghịch ngợm cứng đầu khó bảo thì thường là đứa trẻ thông minh. Những vĩ nhân hay những nhà khoa học tài ba trong lịch sử nhân loại hầu hết đều có tính cách khá lập dị,cứng đầu và có phần tách biệt với cộng đồng chung. Những người đó dù tài năng nhưng lại hay bị xã hội soi sét theo 1 khía cạnh khá tiêu cực là khác người không hòa đồng. Giả sử như Thomas Eddison thuở còn là học sinh ông ta luôn bị thày giáo ghét nhất cả lớp. Đơn giản vì ông ta học đốt cứng đầu và hay cãi lại thày giáo. Nhà trường đã đuổi học ông và ông giáo kia lại còn nói rằng; “ anh ta chỉ có thể là 1 kẻ chăn bò được thôi”. Nhưng tương lai của Thomas lại không bi quan đến như thế,anh đã tự mình học hỏi nghiên cứu rồi trở thành nhà phát minh của hàng nghìn những sản phẩm triệu đô. Người quan trọng nhất trong cuộc đời của Thomas chính là người đã nhìn ra được tố chất thông minh của ông và khích lệ ông tiến lên. Đó lại chính là mẹ của Thomas.
Còn ở Vn ta thì sao,các bậc làm cha làm mẹ luôn muốn con mình là con ngoan trò giỏi. Ngoan là luôn biết nghe lời ông bà cha mẹ thày cô,giỏi là luôn đạt điểm cao trong các kỳ thi và đậu vào 1 trường đại học danh tiếng. Nhưng cuộc đời thì như những chú chó kia thôi,1 đứa trẻ răm rắp nghe lời ông bà cha mẹ rất dễ bị rơi vào top những chú chó bị coi là thiểu năng trí tuệ kia. Rất nhiều các em bị gia đình chăm chút từng tý một để tạo ra 1thuws được gọi nhà những con “gà công nghiệp”. Những đứa trẻ gà công nghiệp này lớn lên sẽ rất khó cạnh tranh được với những người từng trải hơn và dần dần sẽ bị tụt hậu. tương lai của họ do bị bao bọc sẽ không dám ra khỏ vùng an toàn của mình và dễ dàng trở thành 1 kẻ sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Nhưng không có gì đáng tiếc hơn chính là cách chúng ta đói xử với những đứa trẻ có tư chất cao,những đứa trẻ có bản tính bất tuân lệnh,cứng đầu nhưng thông minh. Những đứa trẻ như thế rất dễ bị gia đình và nhà trường có cái nhìn ác cảm,thiếu sự cảm thông. Như đã trình bày,đa phần phụ huynh nhà ta thích 1 đứa con biết tuân lệnh mình chứ không hề thích những “nghịch tử” hay chống đối lại họ. Họ sẽ rất dễ dàng quy chụp đứa bé đó là hư hỗn,láo toét. Nhà trường cũng sẽ dễ dàng có ác cảm và cho rằng đó là những học sinh cá biệt cần phải loại bỏ để có môi trường giáo dục ‘lành mạnh”. Những đứa trẻ có tư chất tốt như vậy đã không khác gì bị chúng ta loại khỏi quy trình đào tạo đơn giản vì đào tạo chúng quá khó so với đào tạo những đứa trẻ biết vâng lời chăng. Và nếu chúng ta cứ tập chung đào tạo những kẻ chỉ biết vâng lời răm rắp mà bỏ qua nhưng kẻ có tư chất thì kết quả giáo dục sẽ mãi là lẹt đẹt.
Ở nước ta giáo viên có rất nhiều,hàng năm giáo viên ra trường không có việc làm là 1 con số khủng khiếp. Nhiều nhưng chất lượng giáo viên của chúng ta có thực sự là cao,giáo viên có thực sự nắm bắt được tâm lý học sinh hay đơn thuần chỉ là giảng đi giảng lại mớ lý thuyết khô khan cứng nhắc. Như 1 chú chó nghiệp vụ không chỉ cần chi phí,lại phải cần 1 f huấn luyện viên tài giỏi hiểu tâm sinh lý mới tạo nên những cảnh khuyển đắt giá. Nên nhìn nhận lại chất lượng giáo viên đông nhưng liệu có tinh. Tôi là người thích đọc manga Nhật, bộ truyện tôi khá thích về đề tài học đường chính là bộ thày giáo Onizuka. Đó là 1 thày giáo kiểu trẻ trâu,trình độ giảng dạy lý thuyết ở mức siêu kém nhưng hơn ai hết trong cái ngôi trường đó anh ta lại có thể trị được những học sinh ngỗ nghịch. Đó là 1anh chàng học sinh có chỉ số IQ 200 nhưng thu mình 1 góc như 1 Otaku trốn tránh sự đời do gia đình đổ vỡ. Đó là 1 cô nữ sinh xinh đẹp kiêm hacker siêu đẳng nhưng vì gia đình vùi đập mà đi vào con đường sai trái. Đó cũng có thể là những băng nhóm trường học gây gổ đánh nhau tóe máu đến mức tù tội vì bị xã hội ghẻ lạnh coi là thứ cặn bã. Những học sinh đó những viên ngọc quý của tương lại sẽ mãi chỉ là rác rưởi của xã hội nếu không được Onizuka giải cứu khỏi định kiến cuộc đời.Onizuka anh chẳng có trình đọ giẳng dạy gì siêu đẳng như các giáo viên giỏi khách nhưng anh có sự thấu hiểu về tâm lý và đưa ra được những lời khuyên những chỉ dẫn xoáy được vào tâm can của từng học sinh. Trong câu truyện ,cô hiệu trưởng của ngôi trường đó nói rằng tôi sẵn sang đổi tất cả những giáo viên tài giỏi nhất chỉ để có được 1 người như thày Onizuka. Câu nói đó chứng minh rằng giáo viên truyền đạt kiến thích thì chỉ là giáo viên,còn người có thể khơi gợi lên những mặt tốt đẹp nhất,đam mê nhất của mỗi học sinh đó mới là người thầy vĩ đại. Và nên giáo dục Vn cần có nhiều hơn những người thày Onizuka. Và hơn hết những người giáo viên hãy tự mình thử thách mình ở 1 level cao hơn ,thử thách mình với những đứa trẻ khác người và nếu thành công trái ngọt sẽ ngon lành biết nhường nào.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất