Càng nhiều càng khổ
'' Ui, trời hôm nay nóng thế '' là câu cửa miệng của ông bà ngoại mình mà mình được nghe từ hồi về nhà do dịch bệnh đến giờ. Ông bà...
'' Ui, trời hôm nay nóng thế'' là câu cửa miệng của ông bà ngoại mình mà mình được nghe từ hồi về nhà do dịch bệnh đến giờ. Ông bà ngoại mình năm nay đã hơn 70 tuổi, lúc trước nhà ngoại mình khá là khó khăn, con lại đông nên làm việc rất vất vả. Nghe ông bà kể, lúc trước chả có cơm mà ăn toàn ăn khoai. Gà gáy thì phải ra đồng đến giữa trưa về nhà chưa kịp ăn củ khoai thì phải đi phụ hồ đến chiều mới về. Lương thì ba cọc ba đồng, chả đủ mà ăn. Mùa vụ thì năm được năm mất, chả biết trông chờ cái gì. Khổ là thế mà bây giờ ông bà mình không chịu nổi cái nóng của thời tiết.
Thật ra là vầy, nhà ngoại mình mua máy lạnh cách đây khoảng một năm, là vì các dì mình cảm thấy thời tiết ngày càng nắng nóng, thương cha, thương mẹ nên họ cũng mua cho ông bà mình một cái. Lúc đầu ông bà mình phản đối dữ lắm, bảo là '' Trời có nóng gì đâu, mua chi cho phí tiền'' mà mấy dì mình thì mua rồi, chỉ có nói chừng trước vậy thôi nên ông bà mình cũng phải nhận. Vài tháng đầu, hầu nhưng rất hiếm khi mở máy lạnh, chỉ khi có mấy đứa cháu đến nhà chơi mới mở cho nó ngủ mà thôi. Nhưng mà từ hiếm cũng lên thành thỉnh thoảng rồi lại tới thường xuyên và giờ là ngày hai lần vào buổi trưa và buổi tối ( kéo dài đến hết buổi trưa và từ tối đến sáng). Tần suất sử dụng máy điều hòa tăng thì kéo theo tiền điện tăng, mà ông bà mình già rồi lấy đâu ra tiền, số tiền sinh hoạt ít ỏi nhờ vào lương hưu của ông mình ( ông mình từng làm bên trạm hàng hải sau này) và tất nhiên là âm tiền rồi. Rồi ông bà mình phải ăn ít lại nè, cắt giảm các chi phí khác nè. Tất nhiên là người nhà mình có thể lo cho ông bà, nhưng mà ông bà mình không thích mà thôi.
Tất nhiên vụ việc này cũng không gây ra cho gia đình mình rắc rồi to lớn gì. Chỉ là qua vấn đề này mình nhận ra rằng, có càng nhiều chưa chắc sung sướng gì mà thôi. Và những cái quyết định được cho là bình thường nhằm đáp ứng những nhu cầu không cần thiết làm cho con người ngày càng muốn nhiều hơn và khổ hơn mà thôi.
Việc này có thể nói đến quyết định sai lầm nhất lịch sử loài người đó chính là cuộc cách mạng nông nghiệp. Con người nghĩ rằng khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra họ thuần hóa được một số động thực vật như lúa mì, ngô, cừu, bò,...thì họ sẽ thoát khỏi cuộc sống săn bắt hái lượm đầy ắp những nguy hiểm đang rình mò và vô định. Nhưng khi chúng ta nhìn lại tiến trình lịch sử nhân loại thì từ khi cách mạng nông nghiệp đến nay con người hoàn toàn hạnh phúc, an nhàn hay chúng ta ngày càng có những vấn đề phức tạp, khó giải quyết dù đời sống vật cht thì ngày càng tăng lên đáng kể
Chúng ta tốn rất nhiều thời gian, công sức để chăm sóc lúa mì. Chúng cần không gian, cần nước, cần chất dinh dưỡng , chúng dễ bị bệnh và không có khả năng bảo vệ khi bị tấn công. Con người đã phải giảm thời gian chăm sóc con cái để chăm sóc lúa mì và cho những đứa con của mình ăn lại chúng. Điều vô lý là thành phần dinh dưỡng trong lúa mình chả thể so sánh cùng sữa mẹ. Mặc dù, cấu trúc cơ thể của con người không tạo ra để chăm sóc lúa mì, nhưng chúng ta đã làm việc chăm chỉ và cần cù chỉ để nuôi cái bụng rỗng và dẫn đến những căn bệnh về xương khớp mà ta phải trả giá. Số lượng lương thực thu hoạch tăng nhanh là vậy nhưng chả đáp ứng an toàn lương thực. Không ở đâu xa xôi, ngay thời đại cũng chúng ta nạn đói cũng vẫn đang và diễn ra dù chúng ta đang ở thời đại công nghệ phát triển cách xa vài ngàn năm từ lúc cách mạng nông nghiệp nổ ra. Lúa mì cũng chả bảo vệ chúng ta ra khỏi những cuộc bạo lực khi chúng nổ ra. Điều này cho thấy cách mạng nông nghiệp chính là con dao hai lưỡi đang bào mòn dần dần giống loài tự cho mình là thông minh nhất homo sapiens. Và một khi đã luống sâu vào tiến trình này họ không chỉ không thể bước ra mà họ càng không nhận ra liệu con đường họ đang hướng đến có lại là đúng đắn.
Mình cũng là một nạn nhân trong lối tư tưởng '' Nếu bạn làm việc chăm chỉ hơn, bạn sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn'' nhưng đó chỉ là kế hoạch. Cấp 3, Mình học khá chăm chỉ tuy không phải xuất sắt nhất nhưng cũng không rớt khỏi cái danh hiệu học sinh giỏi. Vì bản thân mình học trường chuyên nhưng ở cái đảo bé tí của mình rất ít học sinh được vào tỉnh để học. Nên mình thường được mọi người kì vong và tâng bốc nhưng sau khi thỏa mãn được cái tôi thì đó là nỗi lo rớt hạng. Càng cố gắng bản thân càng thấy áp lực và mệt mỏi, dù lên đại học điểm số không càng ràng buộc mình nhưng cái tâm lý đó vẫn theo mình đến tận bây giờ. Dù bây giờ mình thay đổi khá nhiều mình đã giảm bớt những suy nghĩ mong cầu về một tương lai tương sáng nhưng nó vẫn còn đâu đó trong tâm trí của mình. Nhưng mình cũng cảm ơn hiện tại vì bản thân mình khá thoải mái và vui vẻ.
Tài liệu tham khảo:Yuval Noah Harari, Lược sử loài người(2019)
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất