Mình chắc nhiều cũng để ý là, từ trước tết đến giờ, nghe đài nói về fakenews hơi nhiều. Hơi nhiều vì nó phổ biến từ độ cháy nhà máy Rạng Đông, vụ mấy chục người Việt mất ở Anh, nước nhiễm bẩn, chuyện Đồng Tâm rồi sang corona..

Xem chừng bây giờ, sau nhiều vụ phạt rồi lên án này kia, chắc cũng có chuyển biến gì đấy dù không biết tốt lên hay xấu đi, nhưng mình thì không tin nó thuần chỉ là từ người dân. Sau khi hóng bao nhiêu vụ liệt kê ở trên, mình tạm rút ra vài kinh nghiệm bề nổi, ai đọc thì tùy.
Với mình, trong những vụ việc gần đây (gần đây thôi) thường gắn với lợi ích công, vai trò nhà nước lớn lắm, nếu nhà nước không hành động kịp thời - nguồn cơn tin giả sẽ từ đây mà ra. Vụ Rạng Đông nhà nước không nhất quán hành động, dân chạy méo cả mặt. Còn đợt chị N thì nhà nước nhanh quá, ai cũng khen, tin giả cũng xẹp bớt bao nhiêu.
Thứ hai là thói quen đọc tin của mọi người, trẻ thì không rõ đọc báo thế nào (mấy bạn gen z thì theo dõi hội nhóm bàn sau) chứ các bác lớn tuổi cỡ bố mẹ mình, rất nhiều người mình để ý buồn cười lắm, nhà nước nói gì thì nghĩ ngược cmn lại! Có thể do bao năm không được minh bạch thông tin, mà tin vỉa hè lại chính xác mới bỏ mie chứ..thành ra, khi concept tin theo kiểu theo anh này làm sở này, chị kia giám đốc nọ..tin xái cmn cổ! vì nghĩ là mọi thứ nó vẫn hành kiểu luật rừng thế mà. Nhiều người cũng không bao giờ có thói quen check nguồn, thời gian, ai đăng và đăng làm gì nữa..
Có ai share cho vui không? hỏi để tự trả lời nhé.
Cái thói quen phía trên, liên quan tới một ông nữa là định kiến. Cứ quan là tham, cứ phản động là liên quan tới dân chủ, cứ phản biện là có khi mấy sọc rồi cờ vàng vv...chưa bàn bạc thảo luận gì đã chửi nhau rồi thì làm sao mà rõ vấn đề. Thuyết âm mưu cũng từ đây mà ra.
Kế đến là nhờ smartphone, like share giờ dễ quá rồi không bàn nữa. Cái này có liên quan đến hội chứng sợ bị bỏ lỡ, mình nghĩ mình cũng dính chứ chẳng đùa, không có gì đọc lại chả cồn cào lên.
Một tác hại của nhanh quá nữa là mất não, quán tính đưa tin. Mình follow nhiều anh chị bình thường rất chuẩn chỉnh nhưng lúc có dịch, chắc cũng hoảng và vì đưa tin sớm - chệch cmn hết cả, tức là đưa cả tin đồn đấy các cậu. Nên chọn mặt gửi vàng nhưng vẫn fail nhé. Hồi Đồng Tâm có chuyện, mình cũng đi đọc nhiều và may mình tìm được thái độ của mình từ chị sếp mình, chị bảo giờ này không phân biệt được nên chọn không ý kiến. 
Bạn biết đấy, có những câu hỏi mãi không có câu trả lời, dù bạn có đào cuốc đến khi nào, nữa là, bạn muốn đáp án ngay sau vài cú click chuột :))) Thử chờ 1h sau khi sự kiện xảy ra xem, mọi thứ khác hẳn rồi. Giờ đây, chậm mới thật sự là cần thiết và dũng cảm.
Tiếp theo là tâm thế, mình nghĩ mọi người có cơ sở để loạn hết lên (trong đó cũng có mình) là do chưa từng có dịp chuẩn bị cho một đại dịch như Corona. Sợ (vd ra) chẳng có ai bao giờ bảo mình phải làm gì khi hoảng loạn cả, mua khẩu trang, tích trữ đồ..vv. Sợ là lao ra đường thôi. Vì sợ quá nên dù trấn an kiểu gì vẫn hoảng.
Tiếp đoạn chưa chuẩn bị, vì mọi người không được chuẩn bị gì cả nên khi hoảng, mạnh sống yếu chết nên không bao dung. Mình xem không biết bao nhiêu post tranh ảnh chế, bài viết bắt đầu bằng N ơi! không phải tẩy trắng cho N nhưng có phải mình chị ta đâu. Giờ này ca 21 ở đâu?
Đấy là tin liên quan tới dân sinh, lợi ích chung. Thế còn những vụ việc riêng liên quan tới nhãn hàng. Mọi người nên suy nghĩ về câu chuyện thuật toán của các platform, không ai chi phối được newsfeed của bạn nhưng họ chi phối được dòng tiền quảng cáo, nếu bạn sơ hở, quảng cáo và post sẽ về. Coi brexit đi.
Rồi cách các yếu tố thị giác, cách viết, tâm lý hành vi của chúng ta - chi phối thói quen của chúng ta nữa. Mà cái này dài không bàn.
Biết bao nhiêu thứ công nghệ mới sinh ra hàng ngày, đã nghe tới deepfake chưa? lên GG ngay. Không tìm hiểu bây giờ thì mai sau sẽ không biết công nghệ, Ai nó bóp cổ mình từ đâu.
"Cần một ngôi làng" bắt nguồn từ câu nói của người châu phi: Cần cả ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ. Thông điệp của sách cũng đơn giản thôi: Trách nhiệm xây dựng một ngôi làng đáng sống không của riêng ai, từ giáo viên đến bác sĩ, từ láng giềng đến chính trị gia đều cần nỗ lực cho những cư dân nhí của ngôi làng.
Mình mạnh dạn thêm câu, cần cả ngôi làng để để nuôi dạy một đứa trẻ mà phá làng thì cũng cả làng phá mà thôi hehe.