Không vội vã, không thèm khát, không đối phó như cái ngày đầu tiên. Thay vào đó là sự tĩnh lặng, và sự nhận thức không thông qua cái tôi của mình. Tôi đã đạt được dù trong một khoảnh khắc. Và tôi gọi đó là nghệ thuật.
Có một khái niệm đã ăn sâu vào trong đời sống và văn hóa Nhật Bản được gọi là “không tịch” (sabi). Trong đó có thơ, trà đào, kiếm đạo, tranh,...
Trên tinh thần chấp nhận tính vô thường, không được tồn tại bản ngã (cái tôi) và sự không hoàn hảo. Mang phong cách “nhất giác”(hiểu tương tự với giảm bút thể).
Tính chất của nó sẽ thể hiện qua sự tối giản, sự cô đơn tuyệt cùng của tiên nghiệm(chủ nghĩa tiên nghiệm), sự không cân đối, không cân bằng(trên thực tế mình hiểu nó là sự tự cân bằng). (Chắc sẽ còn những tính chất khác mà mình chưa nhận ra hoặc chưa học được)
Sự tối giản này đã thể hiện rất nhiều qua phong cách bày trí và sắp đặt mà hiện này chúng ta rất dễ nhận thấy được. Và còn thể hiện rất rõ qua các phương thức nghệ thuật khác như tranh giảm bút thể, thơ haiku, “nhất kích tất sát”(kiếm đạo),...
(lưu ý “sát” ở trong kiếm đạo dựa trên tinh thần chém cái “ác” cả bên trong lẫn bên ngoài)
“Sự cô đơn tuyệt cùng của tiên nghiệm”. Đưa bản thể con người và mọi thứ về cơ bản nhất. Có thể hiểu theo một nghĩa tiêu cực chính là đi ngược lại sự phát triển con người, coi thường tiền bạc, danh vọng, địa vị,... Bản thể con người luôn như thế, luôn muốn tìm về với thiên nhiên và hòa quyện với nó.
Sự không cân bằng. Mọi thứ khi sinh ra đều đã không hoàn hảo (cả hình tượng lẫn tinh thần) và ta chấp nhận nó chính là tinh thần của “không tịch”(sabi). Nếu xét trên khía cạnh cá nhân sẽ là không hoàn hảo tuy nhiên mọi thứ sẽ tự cân bằng để tạo cái hoàn hảo riêng của nó.
Cũng trên cái tinh thần đó khi mà tôi còn chưa biết và hiểu. Cái bản năng không theo ý thức cứ thế tác động lên tay và chân chúng tôi. Tôi gọi đó là “đói”, chúng tôi hiểu mình thèm muốn cái đẹp của sự thuần túy đến mức nào.
Vào cái ngày đầu tiên bắt đầu xếp đá tôi đã phải ngồi trong vòng hơn 30 phút để xếp duy nhất hai viên với nhau và hơn 2 tiếng tiếp theo để tôi hoàn thành được viên thứ ba. “Tôi muốn đạt được” cứ thế chúng tôi bất chấp chêm thêm những viên đá nhỏ vào để kết nối chúng lại. Tôi đã ăn gian! thời gian đó tôi ghét phải thừa nhận nhưng đúng vậy.
Tôi đã không kết nối được những viên đá như tôi không thể kết nối với những viên đá. Tôi đã đặt bản thân mình muốn lên trên cái được gọi là thiên nhiên. “Itadakimasu” câu nói hiện lên trong tôi, cái ngày mà thầy Miyoshi Sumiya đã giải thích “itadakimasu, không chính xác là cảm ơn bữa ăn của người làm ra mà còn chính là sự cảm ơn một sinh vật, một thực thể đã chết để chính chúng ta được sống”. Tôi nhận ra rằng “chính tôi đã không tôn trọng bản thân mình và cũng như không tôn trọng thiên nhiên. Tôi ý thức được điều đó.
Một tuần sau, chúng tôi chuẩn bị mọi thứ trên tinh thần lẫn vật chất, sẵn sàng cho chuyến đi của mình trên tinh thần “tôn trọng” tôi đã đạt được điều tôi muốn và hơn thế nữa.
Hai chúng tôi cùng ý tưởng “nên ghép một cây cầu”. Chúng tôi chia nhau đi kiếm những viên đá. Thật không giống tưởng tượng, chúng tôi kiếm ra những viên đá hoàn toàn khác nhau. Đá của tôi mang hơi hướng tròn và nhỏ, anh ta thì gần như là ngược lại dẹp và to hơn. Tuy nhiên chúng tôi vẫn sẽ ghép chúng vào vì chúng tôi hiểu “mọi thứ sẽ tự cân bằng với nhau”.
Tôi đã đạt được cũng đồng nghĩa là tôi càng muốn lấy hơn cứ thể tôi không bao giờ trở lại được nữa.
.
.
.
Có lẽ sẽ không liên quan mấy nhưng tôi sẽ thêm vào “hãy viết như khi con chữ mới được sinh ra”. (Câu nói cuối cùng của một giấc mơ trước khi tôi tỉnh dậy và viết bài này)
(những chuỗi ngày lang thang vô định)