Cảm xúc thật là khi bạn vui, buồn, tức giận, ghen tị, buồn chán, mệt mỏi, thích, ghét sự việc hay một người nào đó… bạn được thể hiện ra ngoài để cho người đối diện biết được điều đó.
Khi chúng ta càng lớn thì lại càng ít được thể hiện nó ra ngoài. Ít khi thể hiện ở cơ quan, những người xung quanh và thậm chí ngay cả chính gia đình chúng ta.
TẠI SAO CÀNG TRƯỞNG THÀNH LẠI CÀNG ĐƯỢC THỂ HIỆN CẢM XÚC THẬT ???
- Cảm xúc cũng giống như một quả bom, bất kỳ lúc nào cũng có thể khiến chúng ta tan tành xác pháo. Cổ nhân có câu "không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn". Gặp chuyện vui thì mừng đến phát khóc, gặp chuyện buồn lại gục ngã không gượng dậy được. Đây chính là cuộc sống bị cảm xúc thao túng
- Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh gặp phải những chuyện khiến bản thân phẫn nộ hoặc bi thương. Những lúc như thế, nhất định phải học được cách tự điều tiết, nhất thiết không được để mặc cho những cảm xúc tiêu cực lan tràn. Chúng không chỉ khiến chúng ta mất đi sự thanh nhã, cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bạn.
- Trong cuộc sống của người trưởng thành thì đã được học hỏi để vượt qua những cảm xúc đó đối với những sự việc xảy ra trong chúng ta đã có được xử lý một cách hợp lý để che đậy cảm xúc đó đi. Vì mọi người xung quanh chúng ta không phải có trách nhiệm nghe những điều đó chăng. Vì chúng ta lớn rồi nên tỏ ra mình là người hiểu chuyện (tức là chuyện của mình chỉ nên để mình hiểu) còn đối với mọi người vẫn luôn phải tỏ ra vui cười. Thay vì thể hiện cảm xúc thật của mình sẽ có những từ thay thế “em không sao đâu” “không sao mà” “nó là chuyện nhỏ thui, không có gì đâu ạ” “mọi người bận thì cứ đi đi để em làm cho” nghe giống hiểu chuyện nhưng sao mà cảm giác đau lòng đến thế.
CHE GIẤU CẢM XÚC THẬT CÓ NHỮNG MẶT LỢI - HẠI RA SAO
Mặt lợi của việc che giấu cảm xúc:
- Che giấu cảm xúc được mang lại lợi thế vô cùng to lớn cho những ai làm được vậy hay còn được là "Làm chủ cảm xúc" Nó không chỉ nhận được sự yêu quý của những người xung quanh mà còn học hỏi được nhiều điều từ những người xung quanh từ đó mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong việc, hôn nhân, gia đình, những việc xung quanh đời sống.
Vì lợi thế của cảm xúc mang lại nhiều như vậy nên sẽ có một số cách để giúp bạn có thể che giấu được cảm xúc
* Khi cảm thấy uất ức hay hậm hực, đừng có giam hãm bản thân mà hãy thử dùng các cách thức như giao lưu, vận động, nghe nhạc, xem sách báo... để hòa hoãn áp lực nội tâm, khiến bản thân dần được giải thoát.
* Khi ghen ghét, đố kỵ, hãy khiến bản thân trở nên khoan dung một chút bằng cách thử nhìn vào những ưu điểm của người ta, đừng lãng phí thời gian và tinh lực vào những bàn tán không đâu. .
* Lúc mệt mỏi, hãy đi tản bộ, hát vài bài... để loại bỏ những phiền não trong lòng, dọn dẹp những tâm trạng rối bời, gợi lên những ham muốn về một cuộc sống tươi đẹp, thể nghiệm niềm hạnh phúc khi đang sống.
Hãy nhớ câu nói: Chúng ta không thể thay đổi thời tiết nhưng lại có thể thay đổi được tâm tình. Phụ nữ muốn thể nghiệm hạnh phúc thì phải có một trái tim bình thản. Hãy tin rằng, chỉ có vứt bỏ những cảm xúc tiêu cực vô vị đó, bạn mới có thể lạc quan để chào đón mỗi ngày mai.

Mặt hại của việc che giấu cảm xúc:

Đối với người trưởng thành:
- Stress: Việc thường xuyên che giấu cảm xúc mình dẫn đến việc mình tự dằn vặt chính bản thân mình, hay hổi tưởng lại những hành động mình đã làm đã phù hợp với việc đó hay có làm mất lòng ai không lâu dần dẫn đến tình trạng không còn tin vào chính bản thân mình.
- Che giấu cảm xúc với người ngoài nhưng lại thể hiện với người nhà: Tình trạng luôn vui vẻ hòa đồng, hiểu chuyện với người ngoài nhưng lại thể hiện cảm xúc thật của mình với chính người thân trong gia đình. Mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chúng ta làm vậy
Đối với tuổi teen:
* Ở cái tuổi được gọi là tự khẳng định bản thân như vậy nhưng vẫn luôn bị giằng buộc cái gọi là “ĐƯỢC CHO PHÉP PHỤ HUYNH” rùi chợt nhận ra không biết mình thích cái gì, ghét cái gì nữa, không biết mình có điểm mạnh hay điểm yếu gì cái gì cũng thích cái gì cũng ham,cái gì cũng muốn thử dễ dẫn đến không biết "mình là ai ?" "mình đến với thế giới này để làm gì?"
* Chứng tự kỉ chỉ vì “sống 2 mặt”
Do luôn phải giấu cảm xúc, các bạn này phải tự rèn cho mình sự quan sát biểu hiện của người khác thật kĩ càng, chú ý đến mọi điều diễn ra xung quanh mình và thực tế, tâm hồn của họ rất nhạy cảm. Chính sự sợ hãi nỗi cô đơn, sợ mình bị cô lập là một trong những nguyên nhân chính khiến các bạn này không sống thật với mình. Thế nhưng, càng chú ý đến phản ứng của người khác bao nhiêu, càng nói dối chính mình nhiều bao nhiêu thì các bạn này càng phải tiếp nhận những phản ứng trái chiều bất lợi cho mình. Chỉ cần 1 chút sơ hở thôi, khi sự thật lộ ra, họ sẽ phải gánh chịu việc bị tẩy chay, bị ghét bỏ, nói xấu nhiều vô kể… Nỗi sợ hãi chồng chất lên nhau khiến tâm lí của các bạn này luôn trong tình trạng căng thẳng, tâm trí bất ổn. Kết quả cuối cùng, vỏ ốc được dựng lên của các bạn này đã đẩy họ rơi vào chứng bệnh tự kỉ cấp độ 2 luôn đó!
Kết luận:
Vẫn biết trong cuộc đời có rất nhiều giáo điều, quy tắc buộc bạn phải ngầm hiểu những cảm xúc mà bạn phải giấu kín và không hề có một trường lớp nào đào tạo. Nhưng bạn ơi cuộc sống cũng chỉ có một lần trong đời nên ta cứ làm những việc mà tạo ra được niềm vui cho bản thân mang lại lợi ích cho xã hội là được. Đừng cố che giấu cảm xúc của mình đến một ngày nào đó bạn sẽ thấy luyến tiếc những việc mà mình đã bỏ lỡ mà chưa một lần được thể hiện cảm xúc của mình đó. Hi vọng bạn sẽ có những phút giây nhận ra và đúc kết cho mình những kinh nghiệm.