Lumintop FW21 X9L là thành viên mới nhất trong gia đình đèn pin FW của Lumintop – với vô số phiên bản của chiếc FW3A hiện tại, thật khó để nhớ hết. Mình đã từng sở hữu nhiều đèn FW trước đây, nhưng phiên bản này mất tới ba tháng từ khi đặt hàng đến khi cầm trên tay chiếc Titanium stonewashed, thực sự là điều mình mong đợi. SBT90.2 không chỉ là một con chip LED bình thường mà còn là một linh kiện cực kỳ mạnh mẽ. Mình đã sở hữu một vài đèn pin cỡ lớn sử dụng LED này và chúng đều mang lại hiệu suất xuất sắc với độ chiếu xa và độ sáng đáng kinh ngạc, dù hiện tượng quá nhiệt là điều không thể tránh khỏi.
Việc tích hợp SBT90.2 vào một thân máy nhỏ có vẻ nực cười (nếu không muốn nói là hoàn toàn vô lý), nhưng mình lại đặc biệt yêu thích những thiết kế như vậy. Khi nhận được chiếc đèn, mình đã không thể kiềm chế sự háo hức, lập tức lắp pin và thử nghiệm ngay.
Từ giờ trở đi, mình sẽ chủ yếu gọi chiếc đèn là X9L, bởi “FW21 X9L SBT90.2” có phần hơi rườm rà.

Ngoại hình/build/host

Hãy tưởng tượng, X9L giống như một chiếc FW21 Pro với đầu đèn dài hơn. Mình có một chiếc FW21 Pro phiên bản cooper (đồng đỏ) chạy 3 con LED XHP50.2 với độ sáng khoảng 10.000 lumen, tỏa rộng. Còn X9L là một chiếc FW21 nhưng chiếu xa. Mình đã thử tráo thân của hai chiếc đèn này với nhau và hoàn toàn được, vì chúng chỉ khác mỗi phần đầu đèn.
Đây là vài thông số của X9L: Dài: 123.5mm, đường kính đầu đèn: 40.2mm, đường kính thân đèn: 25.4mm, nặng: 126.3g
Đây là vài thông số của X9L: Dài: 123.5mm, đường kính đầu đèn: 40.2mm, đường kính thân đèn: 25.4mm, nặng: 126.3g
Với việc sử dụng pin 21700, kích thước của X9L thực sự nhỏ gọn. Phiên bản titanium mình đang sở hữu, ngay cả khi đã lắp pin, tổng thể cây đèn vẫn rất nhỏ và nhẹ. Không chỉ tiện lợi khi sử dụng, mà việc cầm nắm con đèn này với mức giá chưa tới 3 triệu VNĐ cũng không thể chê được. Thực sự, đây là một món hời so với những gì chúng ta có, và đây cũng là ưu điểm của các sản phẩm đèn đến từ Trung Quốc.
Đây là cụm đầu đèn của X9L, phải nói là khá đẹp với các vân cán CNC tiêu chuẩn công nghiệp.
Đây là cụm đầu đèn của X9L, phải nói là khá đẹp với các vân cán CNC tiêu chuẩn công nghiệp.
Cách xử lý stonewash của Lumintop từ trước đến giờ mình thấy rất tốt, không có điểm nào để chê. Nó có vẻ thô ráp nhưng lại mịn tay. Tuy nhiên, không thể so sánh với bề mặt và các góc cạnh được xử lý kỹ càng như các đèn pin custom cao cấp, vì với mức giá này Lumintop khó có thể làm tốt hơn nữa. Cảm giác như đèn pin sẽ không bao giờ cũ đi. Tuy có vài rãnh thiết kế để tăng diện tích tiếp xúc với không khí giúp tản nhiệt, nhưng do chất liệu titanium nên không tránh được việc quá nhiệt.
Đèn pin này có một nút e-switch ở đuôi với cảm giác bấm rất chắc chắn. Nó rõ ràng bấm tốt hơn so với nút mà mình đã từng gặp trên chiếc FW3A. Mình có thể kích hoạt nó bằng ngón cái ở hai bên cũng như ở giữa, điều này rất tiện lợi – các nút trước đây thường gặp vấn đề với việc này. Giống như các đèn khác trong dòng FWxx, nút e-switch này nằm ngang với đuôi đèn hoặc hơi lõm vào bên trong. Vì vậy, khi mang trong túi xách hay ba lô, rất quan trọng để khóa đèn lại để tránh bị mở lên ngoài ý muốn. Đèn cũng có logo cũ của Lumintop, mình khá là ưng ý!
Kích thước của X9L khiến nó phù hợp để mang trong bao đựng hoặc túi nhỏ; vì đầu đèn rộng khoảng 40mm, nên nếu để trong túi quần thì khá khó chịu, mình sẽ không bao giờ làm vậy.
Mình mua mẫu đèn này vì thích, chủ yếu để trưng bày chứ không để sử dụng thực tế, vì mình có xu hướng thích những đồ dùng “vừa đủ”. Việc dùng một host nhỏ gọn bằng titanium với một con LED quá cỡ như SBT90.2 thực sự không thể sử dụng được, nhưng để trưng bày thì hoàn toàn khác.

Chiếu sáng

Điểm nổi bật của X9L chính là LED Luminus SBT90.2, cho ra ánh sáng lạnh khoảng 5700K. Đây là loại đèn thiết kế để tạo ra lượng ánh sáng lớn, cả về lumens và khả năng chiếu xa, nhưng tiêu thụ rất nhiều năng lượng.
LED này cũng được sử dụng trong mẫu đèn GT90 của Lumintop, có độ chiếu xa lên đến 2.7 km. Tuy nhiên, không thể kỳ vọng điều tương tự với X9L do kích thước nhỏ của chóa đèn. Dù vậy, nó vẫn có sức mạnh đáng kể và hiệu suất tốt.
Cận cảnh con LED siêu phẩm SBT90.2 của nhà sản xuất LED Luminus. Phải nói là thực sự mình bị hút hồn khi lần đầu tiên nhìn thấy nó.
Cận cảnh con LED siêu phẩm SBT90.2 của nhà sản xuất LED Luminus. Phải nói là thực sự mình bị hút hồn khi lần đầu tiên nhìn thấy nó.
Việc đặt LED sau chóa phản xạ mịn và khá sâu so với kích thước đèn giúp đèn có khả năng chiếu xa tốt, đó cũng chính là mục đích của chiếc đèn này.
Chùm sáng của đèn khá dày với một lượng ánh sáng lan tỏa đáng kể. Ở độ sáng thấp, ánh sáng có chút xanh ở giữa, nhưng thật sự mà nói – chế độ sáng thấp không phải là mục đích thiết kế của chiếc đèn này. Nó được thiết kế để hoạt động ở chế độ turbo, hoặc ít nhất là rất cao. Như mình đã nói, đèn không thể hoạt động lâu ở độ sáng cao nhất, nên hầu hết mình chỉ dùng để bấm cho vui. Bạn không thể hy vọng một con đèn với 6500 lumens và 160.000 candela (theo thông số nhà sản xuất) trong một host titanium có thể hoạt động tốt được, chưa kể là thông số cũng không thể nào như nhà sản xuất công bố và sẽ hạ sáng rất nhanh thôi.
Con đèn pin này chạy Anduril và driver của X9L mình đoán là loại FET+8 với 8 con chip 7135 giúp duy trì đầu ra ổn định lên đến 2800mA. Khi vượt qua mức này, driver sẽ đảm nhận và kéo hết công suất từ pin.
Mặc dù chưa thể kiểm tra đầy đủ chế độ bảo vệ pin yếu (LVP) của đèn này, độ sáng giảm xuống gần như không còn gì khi pin yếu. Mình đã thử khi đèn đã chạy ở mức rất thấp trong một thời gian; tất cả đều cho thấy mức pin là 2.96V. Chế độ này sẽ mất khá lâu để làm cạn pin hoàn toàn. X9L chủ yếu sử dụng pin 21700 và với loại đèn này, dòng điện càng mạnh càng tốt, bạn nên ưu tiên các dòng pin xả cao. 

Tóm lại

Nếu bạn đã có sở thích trong bộ môn đèn pin thì không nên đắn đo nhiều mà hãy mua ngay một chiếc đèn này, bởi vì khó có thể cưỡng lại được sức mạnh từ LED SBT90.2. Điều duy nhất mình mong muốn là Lumintop làm clip cài đẹp hơn một chút. Hầu hết các đèn pin của hãng này mình mua về đều phải tháo clip ra vì nó quá xấu.