Nếu nhìn vào thời gian viết bài này, bạn chắc sẽ biết bộ phim mà mình đang nói đến mà không cần giải thích. Bộ phim Bố già của Trấn Thành là chuyển thể “The Vietnamese Godfather”, phiên bản nghèo hơn, nói nhiều hơn song lại sống rất tình cảm. Nếu bạn đã rơi nước mắt khi xem phim, bối rối trước những cao trào cảm xúc khó gọi tên, thì mình hy vọng bạn sẽ đồng cảm với chia sẻ trong bài.

Dẫn chứng thuyết phục cho câu nói “nước mắt chảy xuôi”

Xuyên suốt bộ phim là dòng chảy ấm nóng không thể phủ nhận của tình phụ tử. Nhân vật chính đóng vai gà trống nuôi con, nên những cuộc đối thoại giữa cha và người con trai, khá lớn tiếng và quyết liệt. Thế nhưng, ẩn sau sự cãi vã nặng lời, đậm “chất địa phương” đó là tình yêu thương da diết của bậc sinh thành.
Trong phim còn có những cú lật ngược bất ngờ vì những điều mà người cha âm thầm hy sinh, chịu đựng cho con mình. Trong giây phút kịch tính hay xúc động, lời thoại nâng tầng, sau mỗi câu lại được nhấn nhá thêm ý đồ khiến người xem không kiềm được nước mắt. Hết lần này đến lẫn khác, dẫu cuộc sống có đẩy hai cha con đến mẫu thuẫn như thế nào, nước mắt vẫn cứ chảy xuôi, người cha vẫn sẵn sàng cho đi tất cả mọi thứ để giúp con.
May mắn thay, người con trai, nhan sắc ngời ngời, vẫn được di truyền gen tốt bụng, hiếu thảo từ bố. Dù sự khác biệt trong tư duy và khoảng cách thế hệ có khiến hai cha con mâu thuẫn như thế nào. Dẫu cuộc sống đôi khi khiến cả hai xa cách, tranh cãi nảy lửa, đồ đạc bay tứ tung. Nhưng vẫn không gì phủ nhận được sự kính trọng, quan tâm và hy sinh mà người con trai sẵn sàng trả giá để đổi lấy sự hiện diện của cha mình trên đời. Vì thứ tình cảm mộc mạc mà động lòng này, bộ phim không ít lần chạm đến góc nhỏ cảm xúc của người xem.

Không thể làm ngơ những “giọt máu đào” giữa biển đời

Bố già trong phim như một người lính, hy sinh trên mặt trận dạy con làm người, còn quên mình với những rằng ri, hỗn loạn của các mối quan hệ tình thân chằng chéo. Giống với kiểu gia đình hệ của người Việt xưa, nhân vật chính đối xử tốt với tất cả mọi người, đặc biệt là người thân trong gia đình.
Dù người chị có là thím già lắm chuyện, hay kèo nhèo và chực chờ mua căn nhà của mình đang sống. Dù đứa em trai có cưới phải cô nàng hỗn xược, lấc cấc. Hay dù cậu út có say xỉn, chửi bới, đập phá nhà cửa, bắt ông gánh nợ thay. Bố già vẫn chưa một lần quay lưng, bỏ mặc. Cách sống của nhân vật chính, khiến người xem cứ đắn đo mãi, không biết nên thương hay nên giận.

Ẩn khuất những khác biệt trong nếp nghĩ của thế hệ

Ngoài vô vàn luồng tình cảm dạt dào của tình mẫu tử, tình thân ruột thịt, phim còn cho người xem thấy những khác biệt trong suy nghĩ và lối sống của hai thế hệ. Bố già là người cha đã có hai màu tóc, từng ăn nên làm ra, song nay đã sa cơ lỡ vận, sống trong con hẻm chen chúc, ngập nước mưa. Người con trai, điển hình cho giới trẻ công nghệ, thế hệ Millennials, làm youtuber kiếm sống.
Nếu bố cậu thích quây quần với gia đình, tiệc tùng đình đám, trang hoàng cả con hẻm và xả stress bằng loa kẹo kéo. Thì cậu con trai lại thích sống độc lập, muốn được ở nhà tiện nghi, căn hộ cao cấp, thích chill chill bài nhạc thịnh hành. Chính sự sung khắc trong lối sống của hai thế hệ dưới một ngôi nhà đã khiến bất hòa giữa hai cha con nảy sinh gay gắt.
Hai cá tính đối lặp này còn có những tư duy và cách cư xử khác nhau. Con trai ông, nhân vật điển trai nhất bộ phim có câu “mỗi người có một cuộc sống”, không ai có quyền can thiệp. Trong khi cha anh lại không nhắm mắt làm ngơ được mà giúp người khác, mà lo lắng người này, người kia. Ông bảo ông biết người ta tệ như thế chứ, nhưng lòng ông không đành, thì ông biết sống làm sao.
Cuộc trò chuyện max valume của hai cha con, cũng chất chứa nếp nghĩ, đã in sâu từ thế hệ trước, nay đổi thay ở lớp người công nghệ mới. Chàng con chỉ muốn nói chuyện bình đẳng bằng lý lẽ, đâu là đúng, đâu là sai rồi cứ vậy vin vào mà cư xử. Thế nhưng chuyện nào có dễ dàng với người cha. Nào là tình cảm máu thịt, nào là sự thương người, nào là cảm giác cắn rứt lương tâm nên đôi khi, với người cha già ấy, một cộng một không thể bằng hai.
Nhiều tình tiết xúc động, đầy cao trào như cách Trần Thành lấy nước mắt khán giả trên truyền hình. Tình huống, lời thoại được đạo diễn đưa vào, để thấy cái chất của người MC này, không chỉ phô diễn được trên sân khấu. Bộ phim ra mắt đúng là giai đoạn nhạy cảm vì dịch Covid, đây có lẽ là canh bạc lớn đối với cả đoàn làm phim. Dẫu vậy, Bố già đã vực dậy và làm sống động trở lại nên điện ảnh nước nhà.