Năm 2017, bác Đặng Hoàng Giang đã đồng hành cùng các bệnh nhân cận tử và người thân của họ trong giai đoạn cuối đời. Quyển sách này ra đời để kể lại hành trình dấn thân của bác vào "một thế giới của những bi kịch và tổn thất khổng lồ, của phẩm giá và lòng tự trọng trong hoàn cảnh khắc nghiệt, của sự phản bội và sợ hãi, của tình yêu mãnh liệt và hy vọng khôn nguôi, tóm lại, của tất cả những gì thuộc về con người, ở mức độ dữ dội nhất".
Sách cho mình điều gì?
Mình thấy buồn. Mình khóc trước nỗi đau của Hà, một người mẹ có con mất vì ung thư xương. Mình oán hận M, người đã không đối xử với Liên theo cách mà cô xứng đáng. Mình bất lực với những rào cản y tế, tạo ra sự đau đớn thể xác kinh khủng mà Vân và Hùng phải gánh chịu.
Và mình thấy phục. Mình phục Liên vì cách cô đối diện với cái chết bằng tất cả sự tình bĩnh. Liên nói:
"Với em, một cuộc sống có ý nghĩa là một cuộc sống em không bao giờ bỏ cuộc. Em cố gắng để có được kết quả không thể nào tốt hơn, và rồi nhìn nó mỉm cười và chấp nhận."
Mình phục Hà vì cách mà chị quật lại cú đánh của số phận. Nỗi đau của chị là không tưởng, nhưng Hà đã chọn tâm thế "chấp nhận chứ không đòi hỏi". Chị "học được cách để chia sẻ yêu thương, học được cách sống vì người khác và biết trân quý hơn những gì đang có".
Mình phục Vân vì nguyện ước cuối đời của cô là hiến dâng cho đời, khao khát làm việc có ích. Ở một vùng núi xa xôi, nằm trên giường bệnh, Vân đã kiên trì lay chuyển suy nghĩ của cả gia đình về định kiến "chết phải toàn thây", dẫn dắt họ đến việc chấp nhận cho phép cô hiến giác mạc.
Mình thấy biết ơn, và thay đổi. Tuy không phải cuộc sống mình bẻ ngoặt 180 độ, nhưng đó là những thay đổi rất tích cực. Những mối lo bỗng dưng trở nên phù phiếm, những nỗi buồn trở nên nhỏ bé, những cạnh tranh trở nên vô nghĩa. Trước cái chết, con người mong muốn những thứ vô cùng bình dị, được nhìn thấy cháu ruột, được ăn một bữa ngon, được đi dạo trong nắng, được nhảy nhót hát ca, được sống. Trỗi lên trong mình là mong muốn sống với chân niệm, tận hưởng hiện tại, yêu thương nhiều hơn, và tạo ra giá trị cho cuộc sống.
Nguồn: Kira Butusov Runde
PS:
Một phần đầu trong sách của bác Giang đã được đăng trong báo Tuổi Trẻ, các bạn có thể đọc ở đây: