Mình sinh năm 1997, thế hệ ở giữa của Gen Y và Gen Z. Đây là bài viết về góc nhìn cá nhân có dựa trên kinh nghiệm bản thân, tuy nhiên được các bạn nêu ý kiến thêm sẽ tích cực đón nhận.
Mình vừa đọc 1 bài trên Express- nói về lao động Gen Z ( mình thích bình luận trên nền tảng này vì ở đấy nhiều người lịch sự, anh chị có kinh nghiệm, góp ý và lắng nghe tích cực).
Gen Z là thế hệ tâm lý yếu, đúng. Bài này mình sẽ đứng về phía Gen Z.
Bởi vì, hầu hết những đứa trẻ đều được sinh ra trong gia đình bình thường mà vẫn có một vài bất ổn, vì không phải ai cũng đủ chất liệu để trở thành ông bố, bà mẹ trí tuệ uốn nắn, hướng dẫn được con mình theo hướng tốt đẹp (cơm áo gạo tiền, rồi chính bố mẹ cũng bất ổn, xã hội trường lớp cũng bất ổn nốt ;( ).
"Bố không phải vừa sinh ra đã làm bố, bố cũng là lần đầu tiên làm bố. Cho nên con gái à, hãy lượng thứ cho bố nhé"
Những thứ chúng được dạy trong sách vở và thứ ngoài thực tế (gọi là đời đó) nó khác nhau.
Đã thế nhiều đứa trẻ còn lười học, đứa siêng học thì bố mẹ bảo: Mày học cho lắm làm gì,tiền đâu mà đóng, v.v..
Dẫn đến có một phần Gen Z không muốn xem trọng truyền thống, cấp bậc, trách nhiệm và những thứ lễ nghi.
Rồi bây giờ đến phần Gen Z giàu có hoặc thông minh, hoặc có cả hai. Các bạn này có bệ phóng tốt nhờ cái nôi gia đình có tiền, kinh nghiệm, tri thức, gia giáo. Và đương nhiên, nó tạo ra sự so sánh giữa những đứa Gen Z với nhau. Rất cạnh tranh.
Tâm lý yếu không, yếu chứ.
Không biết thì thôi phần ai nấy nỗ lực, chứ giờ cái đứa thua thiệt nó biết người khác hơn nó nhiều thứ (thông qua mạng xã hội, trường lớp, những nơi giao tiếp của nó), bố mẹ còn đem nó ra so sánh, tâm lý không yếu mới lạ.
Mấy bạn Gen Z giàu có thì doanh nghiệp không giữ được. Những đứa trẻ còn lại vẫn cần tiền, nhưng để giữ hay "ra lệnh" thì cũng vẫn khó.
Mình thì đang làm trong một công ty bé thôi. Và cũng là một Gen Z mình hiểu cái tôi của các em du học sinh rất lớn. Mỗi lần có vấn đề xảy ra, mình không trách nó được, mình lắng nghe và hỏi các em: Có thể cho chị biết chuyện gì đã xảy ra được không? Kiên nhẫn, làm gương, đợi các em nó hết hợp đồng 😂🤣.
Thế mà đứa nào đi xong cũng quay lại nhắn: Chị ơi, tiệm báo có tuyển không ạ, em muốn phát báo tiếp.
Cái lúc mình vừa vào làm, gặp mấy em du học sinh nó nhiều vấn đề khó lý giải lắm các bạn. Hành động của mấy em 2k, mấy ông quản lý 6x,7x,8x đời đầu không hiểu đâu. Thực ra, mình đi làm thêm nhiều năm cũng hiểu thứ doanh nghiệp, công ty, chủ quán,... muốn là ở dưới thì phải nghe lời ở trên, tiền thì muốn cắt mà công sức người ta thì muốn bào thêm.
Còn mấy đứa nhỏ nó không sợ đâu các bạn, càng la nó càng cương. Phải tôn trọng, lắng nghe, hỏi han và trao các em quyền quyết định. Chúng ta làm việc dựa trên lợi ích cho nhau, "các em không phát được báo, các em hoàn toàn có thể ngừng hợp đồng, trả tiền lại chúng tôi và quay trở về nước".
Nhưng vấn đề là mấy đứa nhỏ tâm lý còn yếu, và không phải ai người lớn nào cũng biết lắng nghe. Họ lớn tiếng chỉ trích, ra lệnh và tăng sức ép công việc, không nghe sẽ ép bên thứ 3 hoặc loại bỏ chúng. Dùng từ "loại bỏ" nghe thật giống cỏ dại, ừm nhưng đúng là các công ty bây giờ đang như thế.
Bài viết này với mục đích, chỉ mong công ty nào có được những đứa trẻ biết trước biết sau thì hãy trân trọng, ngôn từ và lời lẽ phù hợp ( mặc dù mấy ông đang bào nó thì cũng phải nghĩ cho nó để nó làm cho mấy ông chứ).
Còn những em Gen Z thì các em hãy sáng suốt, chọn cho mình những lối đi sạch sẽ, thế giới này mà chọn sống lương thiện khó đấy, vì đứa bên cạnh còn đang sân si "tao vừa có xe, có nhà đấy mày có gì rồi :))". Trả lời cho chị: Tao có cái quần què này lấy không =)).
À chị trêu đấy. Mình sống phần mình, hạnh phúc hay không mình biết. Sống tình cảm, mình thấy thế giới nó đơn giản hơn đó. Những sự tử tế của các em chắc chắn sẽ lưu hương thơm lên người khác. Trong những lúc cô đơn cùng cực "tử tế" đã cứu lấy chị, hãy sống có linh hồn.
Nhưng cũng có lúc mọi thứ không như là những gì ta muốn. Thế giới này vận hành theo cái cách luôn ghì ta xuống. Nhưng mà mộng mơ Anh nhiều như niêu cơm của Thạch Sanh. Ai muốn lấy cứ lấy, không thể nào mà sạch banh
Đứa trẻ không phù hợp với văn hoá công ty mình thì hãy cứ để ra đi.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất