Mới đây mình có đọc bài viết về việc Cấm xe máy ở Hà Nội. https://vnexpress.net/topic/ha-noi-du-kien-cam-xe-may-khu-vuc-trung-tam-22156
Điều này làm cho mình thấy tới có một số người vẫn chỉ suy nghĩ tới mức xe oto thì chiếm làn đường hơn xe máy. 
Đầu tiên thì theo cá nhân mình nghĩ, cấm xe máy ở một số tuyến đường ở đô thị là đúng.
+ Họ có thể chọn bus thay thế, vì bus có khả năng chở nhiều nguời, giá rẻ. Hiện tại phương tiện này chưa phát triển mạnh vì đầu tư ít, đầu tư ít lại là do người dân không đi nhiều => Họ không đi nhiều, không có tiền để đầu tư nhưng họ đòi phải phát triển?
+ Họ muốn giữ xe máy nhưng đòi nâng cao cơ sở hạ tầng, nâng cao chất đường. Tuy nhiên, họ lại không muốn đóng thuế :) Giống như các trạm BOT, các tư nhân làm đường cho người khác đi, họ làm cũng phải có lời lãi họ mới làm, mình đi qua thì phải trả tiền đó.
+ Ý thức một số người còn chưa tốt, ví dụ như lúc kẹt xe. Nguyên nhân theo chủ quan mình thấy ở nơi mình sống nhiều nhất đó là cố gắng lết đi vượt đèn vàng, vượt đèn đỏ rồi xe 2 bên đang chạy qua thì phải dừng, né các kiểu. Thế là thành kẹt xe. Hay như một số người đỗ xe bên làn xe rẽ phải :> và cũng kẹt xe. Điều này xảy ra ở cả oto và xe máy, ai cũng muốn mình đi nhanh hơn vài giây để rồi phải chờ đợi cả tiếng :) Rồi còn chen chỗ này, lách chỗ nọ...
+ Oto mắc hơn xe máy và đâu phải ai cũng có tiền mua? Vậy ai bắt những người đó mua oto? Vì hiểu rõ là oto mắc hơn xe máy nên nếu cấm xe máy thì người không đủ điều kiện sẽ phải đi xe bus, đó là cách mà họ đưa các bạn vào 2 lựa chọn: 1 là đi phương tiện công cộng , 2 là chọn mua oto. Dù là lựa chọn nào thì cũng có lợi cho phía đầu tư. Nếu bạn chọn đi bus thì họ có tiền đầu tư bus, nếu bạn chọn đi oto thì phải đóng thuế và mới có tiền nâng cấp cơ sở hạ tầng.
+ Than phiền về ô nhiễm môi trường nhưng lại không hỗ trợ về tiền, thuế. Trong bài báo có nói rằng khả năng xử lý khí thải của xe máy thấp hơn oto. Cái này thì mình chưa biết chắc
Tóm lại qua việc đó, mình thấy ở VN có rất nhiều đòi hỏi vô lý. Mà dù sao thì ở đâu cũng có những đòi hỏi vô lý như thế này.
Ví dụ có một cuộc biểu tình với slogan tiêu biểu như thế này : Giảm giờ làm, tăng lương.
Theo cuốn sách Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- LêNin thì cơ bản là giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Ở đây phải hiểu lao động xã hội đơn giản là lao động tích cực về nhiều mặt như cường độ, thời gian, tinh thần,không luời biếng, trình độ thấp kém,....
Vậy thì nếu chúng ta giảm giờ làm, thì hao phí lao động bỏ ra sẽ giảm => giá trị hàng hóa sẽ giảm => lợi nhuận không nhiều => không có nhiều tiền trả lương => không thể đòi tăng lương.
Do đó phải có một sự thỏa hiệp hợp lý giữa 2 bên, như cách mà lịch sử vẫn diễn ra.
Tất nhiên tất cả mọi điều trên đều phải tạm bỏ qua yếu tố tiêu cực như là chính trị kém, tham nhũng, ngược đãi. Cũng như thế, các bạn hãy thử giải thích mâu thuẫn của cuộc biểu tình ở Paris : Giảm thuế, tăng trợ cấp. 
Quay lại chủ đề chính thì ở VN, sự mâu thuẫn đó xảy ra có thể là do một số người họ chỉ nghĩ tới bản thân họ và cái lợi trước mắt. Cá nhân mình thấy thì giáo dục Việt Nam cho môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- LêNin là có cơ sở và không sai, không hề dư thừa. Môn này giúp mở rộng thế giới quan của mỗi người và giúp suy nghĩ tư duy, suy nghĩ rộng hơn. 
Tiếp theo là cái mình cực kỳ ghét khi phải nói đến : Văn hóa xếp hàng :) Ờ thì cái này ai cũng biết. Tuy nhiên vẫn phải nói vì ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm. Có những người rất là LỊCH SỰ thản thiên chen vào hàng, mặc dù tui cũng khá cao nhưng có vẻ không nhìn thấy :) Tui không thể lên tiếng vì người ta lớn tuổi hơn. Nhưng may thay, chị nhân viên thấy thế và yêu cầu người chen đó trả chỗ cho mình (Đáng iu vl). Vấn đề này không chỉ dừng lại ở việc đứng xếp hàng mà nó còn mở rộng. Ví dụ: Một cái nhà xe rất là rộng, có 4 lối vào. Tuy nhiên, có những người không biết lịch sự, hàng xe đang xếp bình thường thì chạy ngay lên đầu hàng chen vào, nguời đầu đi được thì lại có người 2,3,4,5,....n, (n+1) người chen. Và thế là kẹt cmn xe ngay chỗ nhà xe @@ Thế là phản ánh rằng nhà xe nhỏ, ít lối vào, wtf?? (Chuyện có thiệt nhen)
Chắc thêm một ví dụ nữa rất gần gũi với các bạn học sinh sắp thi THPT QG hay thi lên cấp 3. Dư luận liên tục yêu cầu cải cách giáo dục này nọ, phải thế này, phải thế kia. Và khi Bộ cho thay đổi thì bắt đầu than này nọ :) Tôi thật sự éo hiểu. Các cậu nghĩ là việc thay đổi giáo dục là chuyện dễ dàng hả? Tôi đã đọc đâu có một câu: Có 2 ngành không thể thử, giáo dục và y tế. Y tế không thể thử vì gây nguy hiểm tính mạng nếu không thành công. Giáo dục thử sai thì gây khổ cho cả một đời người. Và BGD đã dám thay đổi, đó như là ván cược nhưng chỉ có như vậy giáo dục mới phát triển. Và có ai làm cái gì là thành công ngay lần đầu không? Người ta phải thí nghiệm trên chuột, thỏ biết bao nhiêu lần mới dám đưa vào thí nghiệm ở người. Còn ở giáo dục, làm gì có thỏ hay chuột nào? Phải thử ở người, vậy nên đừng kêu than khi mỗi năm mỗi khác. Bộ cũng phải tính toán trước khi quyết định, ví dụ năm vừa rồi được cho là đề rất khó :) Nhưng tui chưa đọc bài nào viết về thiệt hại cho học sinh. 
Các bạn nào chơi Liên Minh Huyền Thoại chắc cũng phải biết việc cân bằng game là rất khó xảy ra =)) Tăng cái này thì mạnh quá, giảm thì yếu quá, nói chung là cứ thế mà tạo meta. Vì thế cuộc sống cũng vậy, quá khó để cân bằng những yêu cầu vô lý để thỏa mãn 2 bên.

Ý KIẾN CÁ NHÂN, KHÔNG CHỈ TRÍCH HAY NHẰM VÀO AI. HÃY LỊCH SỰ. CẢM ƠN NHENNNNNNNN~~ <3 AI CÓ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CMT NHEN