Về thi nhân đa tài, người con Thủ Đô - Quang Dũng aka Bùi Đình Diệm
Bùi Đình Diệm sinh 11/10/1921 tại ngôi làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội), mất 13/10/1988. Lí do ông được coi là một nhà thơ đa tài là bởi vì Quang Dũng ngoài làm thơ còn biết vẽ tranh, làm nhạc,...
Bức chân dung về cố thi sĩ Quang Dũng - Bùi Đình Diệm
Bức chân dung về cố thi sĩ Quang Dũng - Bùi Đình Diệm
Trước cách mạng tháng 8, Bùi Đình Diệm học ở Ban Trung học Thăng long. Tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây
Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.
Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt.
Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.
Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ
Trong suốt sự nghiệp cống hiến, chiến đấu vì cách mạng Việt Nam, vì con đường tổ quốc ông có cho mình rất nhiều tác phẩm hay. Nổi tiếng trong số đó chính là Tây Tiến (Nhớ Tây Tiến) - bài thơ được Bùi Đình Diệm viết khi ông kết thúc phục vụ trong binh đoàn Tây Tiến với chức danh Đại Đội Trưởng với cảm xúc nghẹn ngào khi phải chuyển đơn vị, Quang Dũng đã biến tấu bài thơ có đậm nét hào hùng, khuôn mạch cảm xúc dâng trào và cũng là thứ các sĩ tử lớp 12 nhớ tới với bộ môn Ngữ Văn. Bài thơ "Tây Tiến" của ông được nhiều người yêu thích, được xuất bản và phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích ngay cả ở miền nam thời đó. Tuy nổi tiếng nhưng ông thích sống đạm bạc, không thích khoe khoang tên tuổi với ai. Khi nhận được những lời mời biếu tiền để sáng tác thơ của giới nhà giàu, ông từ chối và nói:
“Văn chương chữ nghĩa rẻ rúng đến thế ư?”
Thi nhân cống hiến vì nghệ thuật có khác.
Ngoài ra ông còn có các tác phẩm tiêu biểu khác như Bài Thơ Sông Hồng (1956), Quê Hương (1957).
*Nguồn: Wikidepia