Cảm nhận bài hát Deutschlandlied
Nước Đức là một trong những nước có Quốc ca hay nhất thế giới. Quốc ca chính thức của nước Cộng hòa Liên bang Đức là khổ thứ ba của...
Nước Đức là một trong những nước có Quốc ca hay nhất thế giới.
Quốc ca chính thức của nước Cộng hòa Liên bang Đức là khổ thứ ba của "Deutschlandlied". Nhưng dưới đây là cảm nhận của tôi về cả ba khổ.
Mở đầu khổ đầu tiên, chúng ta có đoạn:
"Deutschland, Deutschland über alles,
Über alles in der Welt,
Wenn es stets zu Schutz und Trutze
Brüderlich zusammenhält,
Von der Maas bis an die Memel,
Von der Etsch bis an den Belt –
Deutschland, Deutschland über alles,
Über alles in der Welt!."
Über alles in der Welt,
Wenn es stets zu Schutz und Trutze
Brüderlich zusammenhält,
Von der Maas bis an die Memel,
Von der Etsch bis an den Belt –
Deutschland, Deutschland über alles,
Über alles in der Welt!."
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu đúng câu đầu tiên:
"Deutschland, Deutschland über alles,
Über alles in der Welt.
Wenn es stets zu Schutz und Trutze
Brüderlich zusammenhält,"
Über alles in der Welt.
Wenn es stets zu Schutz und Trutze
Brüderlich zusammenhält,"
(Nước Đức, nước Đức ở trên hết,
Ở trên mọi thứ trong thế giới.
Khi cần bảo vệ và phòng bị,
Chúng ta luôn đứng bên nhau như các huynh đệ.)
Ở trên mọi thứ trong thế giới.
Khi cần bảo vệ và phòng bị,
Chúng ta luôn đứng bên nhau như các huynh đệ.)
Có thể sẽ có nhiều người cho rẳng, khổ thứ nhất của bài hát thể hiện tư tưởng phát xít, do khổ thứ nhất đã từng là Quốc ca chính thức của Cộng hòa Weimar (1918-1933) và Đức Quốc xã (1933-1945). Nhưng để hiểu đúng ý nghĩa của khổ thứ nhất, đừng bao giờ hiểu rằng, người Đức tự cho họ là thượng đẳng, trong khi thế giới chỉ là hạ đẳng qua hai câu đầu. Cần phải hiếu rõ bối cảnh khi bài hát này được sáng tác, đó là vào năm 1841 - khi nước Đức bị chia năm xẻ bảy bởi các tiểu vương quốc nhỏ, chưa được thống nhất. Ước muốn của August Heinrich Hoffmann von Fallersleben (tác giả bài hát) và của rất nhiều người Đức lúc đó là chỉ có một nước Đức thống nhất, nước Đức của người Đức. Người Đức cần phải thống nhất thành một quốc gia, phải vượt qua cái lòng trung thành bị cho là nhỏ mọn của mình với các công quốc nhỏ để tạo thành một nước Đức hùng mạnh. Khát vọng thống nhất của họ được nhắc tới ở hai câu sau. Mặc dù thủ tướng Vương quốc Phổ là Otto von Bismarck đã thực hiện được mong muốn đó vào năm 1871 - song đó đã là quá muộn để nước Đức có thể đến bàn tiệc thuộc địa trong khi người Anh và người Pháp đã gàn như chén sạch bàn tiệc đó - và đó là nguyên nhân sâu xa của hai cuộc Chiến tranh Thế giới mà trong đó người Đức luôn là kẻ bại trận mặc dù trình độ khoa học - quân sự của họ rất phát triển.
Von der Maas bis an die Memel,
Von der Etsch bis an den Belt,
Von der Etsch bis an den Belt,
(Từ sông Meuse đến sông Neva
Từ sông Adige đến eo biển Belt.)
Từ sông Adige đến eo biển Belt.)
Chúng ta đừng nên nhìn vào bản đồ của nước Đức hiện đại mà khẳng định rằng điều này thể hiện chủ nghĩa bá quyền của dân tộc Đức. Nước Đức thời Đệ nhị Đế chế và thời Đế quốc La Mã Thần thánh lớn hơn nước Đức hiện đại rất nhiều. Lãnh thổ đã từng trải dài từ sông Meuse ở Pháp ngày nay đến sông Neva ở biên giới với nước Nga ngày nay theo hướng Tây - Đông; từ sông Adige gần nước Ý cho đến eo biển Belt theo hướng Nam Bắc. Đây là một lời tuyên bố chủ quyền của đất nước Đức năm ấy.
Điệp khúc sau được lặp lại hai lần:
"Deutschland, Deutschland über alles,
Über alles in der Welt."
"Deutschland, Deutschland über alles,
Über alles in der Welt."
Và đó là lời thề của mỗi một người tự coi mình là một công dân của nước Đức ngày ấy - họ coi Tổ quốc mình là trên hết - trên những lòng trung thành tầm thường, trên những lợi ích vật chất tầm thường để hướng tới lòng trung thành với một nước Đức thống nhất.
Ở khổ tiếp theo, tác giả viết:
"Deutsche Frauen, deutsche Treue,
Deutscher Wein und deutscher Sang
Sollen in der Welt behalten
Ihren alten schönen Klang,
Uns zu edler Tat begeistern
Unser ganzes Leben lang."
"Deutsche Frauen, deutsche Treue,
Deutscher Wein und deutscher Sang
Sollen in der Welt behalten
Ihren alten schönen Klang,
Uns zu edler Tat begeistern
Unser ganzes Leben lang."
(Phụ nữ Đức, lòng trung thành Đức,
Rượu của Đức, bài hát của Đức
Nên được bảo tồn trên thế giới,
Tiếng thơm cổ xưa đẹp đẽ.
Và tạo cảm hứng cho chúng ta tạo nên những kỳ công,
Trong suốt cuộc đời của chúng ta."
Rượu của Đức, bài hát của Đức
Nên được bảo tồn trên thế giới,
Tiếng thơm cổ xưa đẹp đẽ.
Và tạo cảm hứng cho chúng ta tạo nên những kỳ công,
Trong suốt cuộc đời của chúng ta."
Ở khổ này, tác giả kể vể những vẻ đẹp của văn hóa nước Đức. Có bốn đối tượng đại diện cho vẻ đẹp văn hóa và thẩm mỹ của người Đức: người phụ nữ, lòng trung thành, rượu và âm nhạc. Ở bốn câu cuối, tác giả thể hiện ham muốn được bảo vệ và duy trì văn hóa truyền thống tươi đẹp của nước Đức - tuy nhiên, đáng tiếc là điều này đang bị xâm hại ở nước Đức hiện đại, do người Đức hiện đại bị mặc cảm nặng nề bởi quá khứ phát xít của họ - nên rất nhiều người trong số họ căm ghét lịch sử của chính dân tộc mình.
Cuối cùng, ở khổ mà nước Đức hiện đại chọn làm Quốc ca, tác giả viết:
(Thống nhất, lẽ phải và tự do,
Cho Tổ quốc Đức Ý Chí.
Chúng ta ra sức phấn đấu vì những điều này,
Với tinh thần huynh đệ với trái tim và bàn tay.
Thống nhất, lẽ phải và tự do,
Là nền tảng của sự hạnh phúc.)
Cho Tổ quốc Đức Ý Chí.
Chúng ta ra sức phấn đấu vì những điều này,
Với tinh thần huynh đệ với trái tim và bàn tay.
Thống nhất, lẽ phải và tự do,
Là nền tảng của sự hạnh phúc.)
Khổ này thể hiện khát vọng thống nhất nước Đức bị chia cắt, thể hiện khát vọng muốn có công lý và tự do cho mỗi một công dân Đức, và lời cam kết phấn đấu vì sự thống nhất, lẽ phải và tự do, vì "thống nhất, lẽ phải và tự do là nền tảng của hạnh phúc"".
Điệp khúc cuối cùng của bài hát có viết:
"Blühe im Glanze dieses Glückes,
Blühe, deutsches Vaterland!"
"Blühe im Glanze dieses Glückes,
Blühe, deutsches Vaterland!"
(Vùng lên giữa ánh hào quang của may mắn,
Vùng lên, Tổ quốc Đức Ý Chí!)
Vùng lên, Tổ quốc Đức Ý Chí!)
Và đó là khát vọng của mỗi công dân Đức. Họ muốn có một nước Đức thống nhất bình yên, may mắn và thịnh vượng. Trải qua hai lần chiến bại trong hai cuộc Chiến tranh Thế giới, người Đức đã đứng dậy từ đống tro tàn của chiến tranh, từ sự chia cắt làm hai miền Đông Tây suốt hơn 40 năm, để phát triển thành nền kinh tế đầu tàu của châu Âu và là một trong số những quốc gia thịnh vượng bậc nhất thế giới. Chúng ta không thể phủ nhận về trình độ khoa học - công nghệ, kỷ luật và ý chí sắt đá của người Đức trong khi tài nguyên của họ không có nhiều (nếu như có nhiều, họ đã không phải là kẻ thất bại trong hai cuộc Chiến tranh thế giới) - đó là nhân tố rất quan trọng để họ có được thành quả như ngày nay.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất