Tác giả Darin Jin, Cử Nhân Tâm Lý Học, University of Southern California.

Là thiên đường lẫn địa ngục.



Tôi được chuẩn đoán mắc RLLC loại I bởi hai bác sĩ tâm lý và loại II bởi một bác sĩ khác. Tôi có xu hướng nghĩ rằng mình mắc loại I nhiều hơn, nhưng tôi cũng cố gắng không bận tâm là loại nào làm gì cả. Khi tôi bắt đầu pha hưng cảm, tôi hoàn toàn cảm nhận được nó. Giấc ngủ của tôi chuyển đổi mạnh mẽ từ 7-9 giờ mỗi đêm sang những lần thức giấc liên tục chỉ sau 2-3 giờ ngủ. Nếu tôi cố gắng trở lại giường để ngủ, sẽ rất khó khăn, vì tôi vẫn sẽ thức dậy theo cùng một kiểu đó nhiều lần.
Tâm trí của tôi chạy loạn lên cả ngày. Cho dù đó là buổi sáng, vào ban ngày hay giữa đêm, đầu của tôi liên tục xuất hiện với những ý tưởng, suy nghĩ quá mức về các tương tác xã hội và thường nói chuyện với bản thân trong hoang tưởng mà không hay. Tôi chưa từng trải nghiệm rối loạn tâm thần, nhưng tôi có thể nói rằng pha hưng cảm khiến tôi cảm thấy rất hưng phấn và cảm thấy tự tin hơn mức bình thường. Tôi sẽ phung phí tiền vào những thứ hơn mức tôi thực sự cần, tôi trò chuyện nhiều hơn khiến mọi người phải thắc mắc tại sao tôi “sôi nổi, nồng nhiệt” đến thế, mắt tôi mở to hơn và tốc độ nói như 1000 dặm trên giờ. Cảm giác như trên đà thành công lẫn nhiều gặp nhiều may mắn.



Tuy nhiên, nó không phải là một màu hồng của sự hoàn hảo. Khi hưng cảm tăng, những điều khác cũng tăng theo. Sự lo lắng của tôi tăng vọt. Tôi cảm thấy lo lắng về những vấn đề mà tôi chưa bao giờ phải suy nghĩ đến trước đây và khi nó tăng đột biến, sự kích thích/kích động của tôi cũng vậy. Không phải tôi đang nói đến việc thay đổi cảm xúc thi thoảng mà người bình thường đều có, mà là cảm giác tất cả mọi thứ xung quanh đều khiến tôi tức giận và làm tôi trông như một quả bom hẹn giờ. Tôi cũng nhận ra rằng tôi bắt đầu đổ mồ hôi rất nhiều khi tôi hưng cảm, đặc biệt là lòng bàn tay. Hơn thế nữa, tôi còn cảm giác như mình vừa mới uống 12 ly cà phê espresso và tôi không thể dừng việc đi qua đi lại giữa phòng của mình với nhà bếp, đôi khi còn lặng lẽ nói chuyện với chính mình. Ngay cả khi nằm trên giường vào những giờ khuya nhất của buổi tối, tôi còn có thể cảm thấy adrenaline chạy khắp cơ thể, người tôi đỏ bừng, nhễ nhại mồ hôi và bồn chồn. Liên tục bị bối rối, và tôi chỉ cảm giác như cần phải chạy hơn một giờ trên máy chạy bộ để giải phóng lượng năng lượng đang bị dồn nén đó. Tôi cũng dính vào những hành động mà tôi không thường làm: như việc sẵn sàng đáp trả với ai đó ở nơi công cộng nếu họ chọc giận tôi, đôi khi cảm thấy tự tin lớn đến mức cuối cùng tôi đưa ra một quyết định tồi tệ (hoặc thậm chí một quyết định dũng cảm hoặc rất tích cực), thậm chí là khóc ngẫu nhiên vì cảm xúc của tôi sẽ trôi qua một cách nhanh chóng.



Nhưng đến một thời điểm, tất cả sẽ sụp đổ. Nó giống như việc chinh phục ngọn núi Everest. Tôi có thể làm được! Tôi có thể làm được điều đó! Và sau khi bạn đặt chân được đến đỉnh, một con sườn dốc dài đang đợi bạn ở phía trước. Pha trầm cảm chộp lấy bạn một cách nhanh chóng và ngoáy sâu vào trong, nó bám dính lấy bạn với một khoảng thời gian mà chính bạn cũng không biết bao giờ mới kết thúc. Tôi bắt đầu phải làm quen với việc thay vì ngủ 3 đến 5 giờ mỗi đêm trong lúc giai đoạn hưng cảm, mà thay vào đó, giấc ngủ tôi từ từ chuyển sang 10-12 giờ, và đôi khi lâu hơn. Đối với tôi, đây là khoảng thời gian khó khăn nhất. Tôi có thể đối phó với chứng hưng cảm, nhưng trầm cảm là điều tôi lo lắng nhất khi tôi bắt đầu chuyển pha. Tôi biết tình trạng tôi sẽ trở nên tồi tệ thế nào, vì vậy tôi cần liên tục nghĩ về việc tự chăm sóc bản thân, tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp, v.v.
Trong nỗ lực với bản thân để đơn giản hóa việc thay đổi pha của căn bệnh lưỡng cực, nó giống như một cuộc chiến nội tâm không ngừng. Bạn đã chiến đấu hết mình để đạt được sự cân bằng cảm xúc và nó có thể hoàn toàn vắt kiệt sức lực của bạn. Thật khó để mô tả nó với những người khác, những người chưa từng trải nghiệm điều này trước đây. Đôi khi, tôi cảm thấy khó được đồng cảm bởi mọi người vì những người bạn yêu thương rất muốn giúp đỡ bạn nhưng họ không đủ chuyên môn để làm điều đó, bởi thành thật mà nói, đó chính xác là một vấn đề sức khỏe thực sự. Không phải chỉ đơn giản là “hãy vượt qua nó” mà thôi (đúng vậy, có người đã nói với tôi như thế như là một “lời khuyên” để đánh bại bệnh lưỡng cực của tôi). Nhưng nếu tạm thời bỏ qua điều này và nhìn trên một khía cạnh tích cực hơn, tôi đã luôn cố gắng tìm kiếm cái nhìn sâu sắc và vẻ đẹp trong cuộc đấu tranh của tôi. Trong những lúc trầm và hưng cảm, tôi đã trải nghiệm một số nhận thức sâu sắc về bản thân mình và cả những người khác. Tôi cũng đã tham gia vào một số hoạt động nghệ thuật và các công việc sáng tạo, như là viết blog, thực hiện công việc của tôi, v.v.
Mặc dù là phần tốt nhất của tất cả những trải nghiệm tôi phải trải qua chỉ mang lại cho tôi sức mạnh. Đúng thế, cũng có rất nhiều đau đớn đồng hành với tôi, nhưng nó đã dạy tôi trở nên kiên cường và trung thực hơn với cảm xúc của chính mình.
Note: Tôi rất chắc chắn rằng tôi đang ở giai đoạn hưng cảm khi tôi viết điều này.


P/s: Bài dịch chỉ mang tính thông tin. Vui lòng không tự chuẩn đoán và nhầm lẫn với việc thăng trầm cảm xúc trong cuộc sống. Nếu cảm thấy có vấn đề về tâm lý hãy đến những cơ sở y tế để có kết quả chính xác nhất nhé!
Chuyển ngữ: Nguyễn Lê Duy