Cầm Cuốc Hay Chết Đói Trong Vinh Quang Ảo?
Khi Một Thế Hệ Phải Học Lại Cách Sống. Công nghệ không cứu bạn khỏi cơn đói – chỉ đôi tay và trái tim mới làm được điều đó.
Tui kể bạn nghe...
Giờ đi đâu cũng gặp cái cảnh: ai cũng đòi làm quản lý AI hết. Ngồi quán cà phê cũng thấy: “Ê mày, tao đang học làm strategist.” “Ờ, tao làm prompt engineer rồi. Chuẩn bị tuyển nhân viên.” Ủa ủa rồi... tuyển ai? Xưởng nào? Vốn đâu? Đồ đâu mà quản?
Tui ngó quanh thử cái xã hội nè: Nhóm muốn quản lý AI thì đông như kiến, Ngồi đâu cũng nghe “tui đang học prompt”, “tui làm AI director tương lai”, “tui control hệ thống”. Ngồi rung đùi tưởng mình đang là Elon Musk bản địa.
Còn cái nhóm tay chân , tức là người thật sự biết đắp bờ, biết vá đường, biết chặt củi, biết nấu ăn cho cả làng sống qua mùa giáp hạt… thì đang nằm thở dốc, không ai tiếp sức, và... nằm ngáp chờ người ta nhớ ra là mình còn tồn tại.
Mà mắc cười cái là… cả hai nhóm này đang ngồi không.
Không có vốn, không có hàng, không có nguồn lực, không có nền tảng nào để hoạt động. Một bên thì chỉ trỏ lý thuyết. Bên còn lại thì hết hơi vì bị bỏ rơi. Và xã hội thì… chạy bằng niềm tin và tài khoản mạng xã hội.
Một bên thì ngồi vẽ chiến lược, chiến thuật, future vision đủ thứ, Bên còn lại thì... nằm chờ được thuê lại để cuốc đất. Mà không có ai thuê. Không có ai bán. Không có ai sản xuất.
Vì sao?
Vì nhà máy bị phá rồi. Cái nơi từng nhả hàng ngày đêm , giờ nó tan tành. Vốn đầu tư nước ngoài FDI thì rút sạch. Ông nào từng bơm tiền vô giờ ôm vali chuồn lẹ rồi. Không ai còn mở xưởng thuê bạn gắn linh kiện nữa. Không ai đầu tư để bạn ngồi quản lý sản phẩm nữa.
Nông dân bỏ nghề
Logistics đứt đoạn
Nhà máy đã cháy xong rồi , Lúa không ai trồng vì giá rẻ quá không bán được. Trump áp thuế quan nó dập nát tinh thần luôn rồi.
Gạo không ai xay, còn bạn ngồi đó chấm điểm AI bằng muối hột.
Bạn ngồi đó, training AI. Prompt ra kế hoạch toàn cầu. Nhưng hỏi thật nè: Gạo đâu? Cá đâu? Dầu ăn đâu? Bắp cải, củ hành, cái cuốc đâu?
Bạn có thể gõ lệnh cho ChatGPT viết 10 idea viral, Nhưng bạn có nhai được cái file Word không?
Bạn có thể bảo Midjourney vẽ ra cánh đồng lúa, Nhưng bạn có ăn được pixel không?
Bạn có thể nói với HeyGen tạo video kể chuyện quê, Nhưng cái quê đó nếu sập hết rồi thì kể ai nghe?
Xã hội bây giờ đang thiếu vốn, thiếu hàng, thiếu tay nghề, thiếu cả người dám lấm bùn mà không sợ bị coi thường, bị sỉ nhục.
Bạn không tin? Ra chợ hỏi thử ai còn biết đan rổ, vá áo, nhóm lửa? Toàn mấy ông bà già đi hết muốn nổi. Đám trẻ thì lo gác chân lên ghế lo “quản trị công nghệ cấp cao”. Mà ruộng thì cỏ mọc, bếp thì lạnh tanh.
Tui không nói bỏ công nghệ. Không ai đi ngược thời đại hết. Nhưng mà bạn đang sống trong thời hậu vốn, hậu FDI, hậu ảo tưởng.
Nên nếu bạn còn chỉ trỏ, còn nghĩ AI sẽ lo hết, Thì sớm muộn bạn sẽ bị chính cái đói... nó xé nát cái danh thiếp "AI Director" của bạn.
Đứa nào biết nuôi gà, đan võng, dựng nhà mà biết tận dụng AI để bán gà, quay vlog, tạo label đẹp cho chai nước mắm nhà nó. Đứa đó mới sống được. Còn bạn mà chỉ ngồi “vẽ đường cho AI chạy” mà không biết cầm cuốc, Thì tới mùa giáp hạt, bạn sẽ... đói sang chảnh.
Cái thời mà ai cũng giành làm sếp AI, thì lính biết sinh tồn mới là người sống sót đó bạn.
Còn bạn, nếu cứ chỉ trỏ hoài mà không biết cầm cuốc, thì sớm muộn cũng đói, dù có 10 cái trợ lý AI quỳ bên cạnh.
Cái thời “ngồi làm admin rồi cuối tháng nhận lương từ nước ngoài” đã kết thúc. Cái thời “có nhà máy nước ngoài xây sẵn , chỉ cần vào lắp ráp” đã tan rồi.
Giờ mà bạn còn chỉ tay điều khiển AI như một sếp ảo, thì chỉ còn nước... ngồi đó chết đói trong vinh quang ảo.
Tưởng tượng nha:
Một đứa ngồi trong căn nhà tạm, không có cơm, không có gạo, xung quanh là hàng xóm vỡ nợ, tiệm tạp hoá đóng cửa, nhưng nó vẫn hí hoáy:
set chatbot chăm sóc khách hàngTối ưu SEO từ khoá “bán đậu hủ tương lai”
gắn pixel tracking để chạy lại remarketing…
mở Canva thiết kế banner: “Deal khủng hôm nay!”
Khách hàng đâu? Còn ai có tiền? Cả xóm đang ăn cháo loãng, mà nó vẫn hăm hở chạy Facebook Ads.Tụi nó vẫn ngồi kéo traffic như chưa có gì xảy ra.
Tui gọi cái đó là: "Đầu tư sáng tạo trong một nền kinh tế đã tuyệt thực."
Tụi nó chưa từng làm ra hạt gạo nào. Chưa từng đào giếng, bắc cầu, hàn ống nước. Nhưng lại muốn "scale up hệ thống bán hàng toàn cầu".
Trong khi quanh nó là:
Người thất nghiệp
Hệ thống phân phối gãyKhách hàng không còn nhu cầu, vì... họ còn đang chạy tiền lo bữa cơm tối, trả tiền trọ.
Nó kéo tool, kéo API, kéo AI, kéo automation , như thể công nghệ là bùa chú.
Nhưng rồi cũng chỉ kéo được... một cái xác khô biết chạy KPI.
Nè… Nếu bạn vẫn còn ngồi tối ưu landing page để “thu hút khách hàng tiềm năng” trong khi:
Người dân quanh bạn đang rút tiền lẻ cuối cùng ra mua mì tôm
Và cái quốc gia bạn đang đứng thì nhỏ như cái móng tay, đất chật, người đông, nợ dí chạy muốn thục mạng.
Khách hàng đâu?Nhà máy thì bị đốt, rừng thì cháy, cảnh đẹp đâu? khách du lịch đâu?
Tụi nó đang đi bắt cá sống, hái rau dại, nhặt sò đi bán ngoài chợ. Có đứa vừa bị đuổi việc hôm qua đó, còn đứa khác bị đuổi khỏi chỗ trọ.
Tụi nó không cần giải pháp AI triệu views. Tụi nó cần… bữa ăn nóng, chỗ trú, và 1 ít tiền lẻ. Alo, nghe rõ, trả lời dùm cái.
Bạn kéo tool, kéo chatbot, kéo 5 cái API đè lên nhau, muốn banh con chuột, nhưng rốt cuộc: không có ai bên kia để nghe. Không ai mua. Không ai có khả năng trả tiền. Cái bạn đang kéo, chỉ là… một hệ sinh thái rỗng ruột.
Thức dậy đi. Đây không còn là thời đại “bơm traffic để tăng trưởng”. Đây là thời đại “nông dân 4.0”
Traffic không cứu được bạn nếu ai cũng đang ngõ cụt. Conversion không giúp gì nếu người ta còn đang chuyển đổi nghề thành người nhặt phế liệu.
Vốn FDI bị rút cạn Mà tụi nó vẫn ngồi "tối ưu phễu bán hàng", "gửi email chăm sóc khách tiềm năng", "nuôi tệp", "chạy lookalike"...
Không có vốn. Không có nguồn hàng. Không còn thị trường thật. Thì bạn "định vị thương hiệu" với ai? Bạn "chăm sóc khách hàng" nào?
Tụi nó đi câu trong cái ao ko có cá. rồi còn cãi nhau xem mồi nào bắt mắt hơn.
Đó không phải là chiến lược. Đó là diễn xiếc trong cơn hoảng loạn.
Bạn có thể tiếp tục ngồi thiết kế quy trình Hay bạn có thể đứng dậy đi xin giống đậu về ươm.
Bạn chọn đi.
Bây giờ ai cũng "chém gió", nhưng cuối năm mới biết ai còn trụ được.
Đâu cần phải làm ăn, cứ "chiến đấu bằng mồm" là cũng hết ngày!
Chiều đó, trời lành lạnh. Ông Tư đang nhóm bếp sau hè, luộc nồi bắp mới bẻ thì thằng Minh , cháu gọi ông bằng bác , ngồi xuống ghế đá, vừa gãi đầu vừa nói:
Ông Tư ơi, con đang học quản lý AI đó. Nghe nói ngành này sau này khỏi cần động tay động chân nữa. Ngồi chỉ đạo máy là nó làm hết cho mình luôn.
Ông Tư không nói gì, chỉ gắp thêm củi vô lò. Khói bay nhẹ, mùi tro thơm thơm. Một lát sau ông mới chậm rãi hỏi:
Ờ, vậy điện cúp thì máy nó có chỉ đạo lại con không?
Minh cười:
Haha, ông quê quá. Giờ có mô hình tự học, có điện dự phòng, có cloud, có auto backup đủ thứ mà. Mình đâu cần lo.
Ông Tư nhìn cái bắp sôi lục bục trong nồi, rồi chậm rãi nói:
Hồi xưa, tụi tao cũng có giấc mơ giống bây. Mơ cái máy cày tự đi, cái nồi cơm tự chín, cái nhà tự xây. Nhưng rồi có bữa, mưa ngập, lúa thối hết, máy nằm chết dí. Tao với ba mày phải lấy tay bới từng gốc khoai… sống qua mùa. Lúc đó, AI ở đâu?
Minh hơi khựng lại, nhưng vẫn cố gắng gồng:
Dạ… nhưng giờ khác rồi. Có công nghệ, có dữ liệu, có AI học thói quen người dùng. Mình sẽ không để xã hội bị thiếu như vậy nữa.
Ông Tư cười nhẹ, ánh mắt không chê bai, chỉ hiền:
Tao hỏi thiệt… bây ngồi học quản lý AI, chứ bây có biết nấu một nồi cơm không? Có biết phân biệt cây mồng tơi với rau muống không? Biết vá cái áo rách không? Biết nhóm lửa không khói không?
Minh im. Ông Tư gắp một trái bắp ra, đưa cho nó.
Ngon không?
Minh gật.
Cái bắp này là tao trồng. Tay tao bẻ. Lửa tao nhóm. Nồi tao rửa. Tao không cần AI. Nhưng bây cần ăn. Hiểu không?
Minh cúi mặt. Một hồi mới thở dài.
Dạ… con hiểu. Con tưởng… chỉ cần ngồi điều khiển là đủ sống rồi.

ÔNG TƯ: Vậy ai nấu cơm cho tụi bây ăn? AI nó vo gạo chưa biết nữa mà đòi nấu.
MINH: Thì đặt app. Có người giao tận nơi.
ÔNG TƯ: Người đâu nữa mà giao? Hết FDI rồi. Nhà máy đóng cửa. Tiệm ăn dẹp tiệm. Lúa không ai trồng, trứng không ai đẻ. Tụi bây ngồi chỉ trỏ thì ăn cái gì?
MINH: Ủa vậy tụi con hết được sống ảo rồi sao? Vậy… chứ ông nghĩ sau này tụi con nên làm gì?
ÔNG TƯ: Biết làm tay chân mà không tự ái dân tộc nổi lên kìa. Biết dùng AI mà không ảo tưởng. Biết mồ hôi không hèn, và biết lửa vẫn cần được nhóm bằng tay.
MINH: Con tưởng làm quản lý AI mới là sống khôn?
ÔNG TƯ: Khôn mà đói cũng thành dại. Còn người biết cuốc đất lúc thiếu ăn, mới là người dẫn đường lúc xã hội ngập lụt.
Minh ôm trái bắp, ngồi thinh. Gió hiu hiu.
Có tiếng gà gáy muộn từ xa vọng lại.
Và một đứa trẻ thành phố bắt đầu suy nghĩ về... đôi tay của chính mình.
Mấy tháng sau hôm ăn trái bắp ở quê, thằng Minh quay lại thành phố.
Cũng như bao người trẻ khác, nó ôm một giấc mơ: làm leader AI, ngồi văn phòng sáng bóng, điều phối mô hình, quản lý dự án ảo… mà lương thì thật.
Lúc đầu mọi thứ suôn sẻ. ChatGPT chạy mượt. Google Sheets lên công thức như thần. Prompt nào cũng ra slide đẹp, proposal mượt như tơ.
Nhưng rồi: Một loạt nhà máy FDI rút khỏi Việt Nam. Chuỗi cung ứng gãy. Vốn ngoại mất hút. Giá hàng tăng gấp đôi. Điện bị cắt luân phiên. App đặt đồ ăn báo "khu vực bạn hiện không còn tài xế hoạt động".
Và một buổi chiều, Minh ngồi nhìn màn hình laptop tối đen, điện chưa về, bụng đói meo, tủ lạnh trống trơn. Tay run run cầm gói mì, mà… bật lửa điện cũng hết pin.
Nó ngồi đó. Nhớ tới ông Tư. Nhớ cái bếp củi. Nhớ tiếng củi nổ lách tách và câu nói:
"Mai mốt mà xã hội khan hiếm, bây chỉ trỏ hoài mà không biết trồng gì, thì chỉ có chết đói trong sang chảnh."
Minh thở dài. Lần đầu tiên trong đời, nó đi ra công viên gần nhà… nhặt một ít củi khô, mượn cái nồi từ người hàng xóm, xin ít nước máy còn lại.
Nó nhóm lửa, bằng bật lửa mượn và chút kiến thức vụng về. Cháy không đều, khói cay xè mắt. Nhưng cũng là lần đầu tiên... nó làm nóng được bữa ăn bằng chính đôi tay mình.
Tối đó, nó mở sổ ghi chép. Viết một dòng:
"Học AI là để phục vụ đời sống. Còn đôi tay , là để sinh tồn. Quản lý mà không biết làm , chỉ là xác sống mặc vest."
Minh về quê trong một buổi sáng sớm tháng Sáu. Trời không nóng, cũng không mưa. Chỉ có tiếng cuốc đất đâu đó vang lên, và cái mùi bếp củi thoảng nhẹ từ cuối xóm.
Ông Tư đang cắm sào dưa leo, thấy nó lưng đeo ba lô, mặt hốc hác nhưng mắt sáng rực. Ông không hỏi gì, chỉ gật đầu, rồi chỉ tay ra sau vườn.
Mảnh đất đó vẫn chờ. Bây bắt đầu đi.
Mấy tuần đầu, Minh làm từ những việc nhỏ nhất: xới đất, ủ phân, học cách bắt sâu bằng tay, học cách ngâm hạt giống, canh trăng gió để gieo. Tay bị phồng rộp. Vai mỏi nhừ. Nhưng lòng... nhẹ.
Tối đến, Minh bật điện thoại (có vài tiếng pin từ tấm panel nhỏ), gõ prompt đơn giản:
“Tính toán khoảng cách trồng giữa hai luống rau cải để giữ độ ẩm tốt nhất cho đất sét nhẹ.”
ChatGPT trả lời gọn gàng. Minh đối chiếu với ông Tư. Hai thế hệ, một tay cầm cuốc, một tay cầm điện thoại, bắt đầu cùng xây lại mảnh đất bị bỏ hoang.
Chẳng mấy chốc, đám nhỏ trong làng kéo tới.
Anh Minh ơi, anh làm gì vậy? Anh ơi, sao cái cây này cao hơn cây kia? AI là gì vậy anh? Nó có biết bắt cá không?
Minh bật cười. Không trả lời bằng lý thuyết. Mà đưa tụi nhỏ mỗi đứa một việc , đứa cầm điện thoại, đứa cầm rổ, đứa vẽ lại cách tưới nước tối ưu theo bản đồ vệ tinh.
Rồi một buổi trưa, khi cả làng tụ họp ở sân đình, Minh trình bày cái kế hoạch nho nhỏ:
“Tụi con không định làm giàu bằng công nghệ. Tụi con định sống bằng đất này với đôi tay cũ, và công cụ mới.”
Người già im lặng. Người trẻ im lặng. Rồi từng người gật đầu. Có người rơm rớm nước mắt.
Từ hôm đó, cái xóm nhỏ bắt đầu sáng đèn, không phải đèn điện thành phố, mà là ánh lửa bếp, ánh pin mặt trời, ánh nhìn tỉnh táo giữa đời sống thật.
Không còn ai "chỉ tay". Không còn ai “quản lý ảo tưởng”.
Chỉ còn người biết lắng nghe đất. Và biết dùng AI để đỡ lấy đôi tay đang thấm mồ hôi.
Gần một năm sau ngày Minh về quê, cái làng nhỏ từng im lìm giờ rộn tiếng gà gáy, tiếng gõ đất, tiếng trẻ con đọc thơ, và... cả tiếng máy in 3D chạy bằng năng lượng mặt trời in ra những linh kiện tưới nước nhỏ giọt.

Không ai gọi nơi này là “start up”. Cũng không ai gọi Minh là “founder”. Chỉ có những người còn sống được bằng chính tay và trí của mình, gọi nhau là “đồng đội”.
Mỗi nhà trong làng giờ trở thành một mắt xích của chuỗi sinh tồn tự thân:
Bà Sáu nuôi gà thả vườn, gắn chip đo nhiệt độ chuồng bằng mạch Arduino tái chế.
Bé Thảo học lớp 8, nhưng biết dùng AI dịch tài liệu trồng nấm từ nông dân Nhật.
Ông Tư là người canh lửa , dạy mấy đứa nhỏ nhóm bếp không khói và làm phân tro từ vỏ chuối.
Minh thì ngồi giữa làng, vừa update dữ liệu khí hậu, vừa đi vá ống nước, vừa dạy tụi nhỏ cách viết thư cho tương lai.
Tụi nó không gọi nơi này là "trang trại thông minh". Tụi nó chỉ gọi là nhà.
Mỗi tuần, làng livestream một buổi: “Cách nhóm lửa và giữ người lại với nhau.” Người khắp nơi vào xem , từ dân phố mỏi mệt đến dân văn phòng đang hoang mang sau làn sóng sa thải.
Rồi tới một ngày, không hẹn mà gặp , có những nhóm nhỏ ở nơi khác cũng bắt đầu:
Dừng chạy KPI, và bắt đầu ủ đất.
Dừng nghĩ về “productivity”, và bắt đầu gieo hạt cải.
Dừng hỏi “AI làm được gì cho tôi”, và bắt đầu hỏi “tôi có thể làm gì cùng AI để bảo vệ miếng đất này?”
Minh nhận được những tin nhắn từ các nhóm khác:
“Tụi em cũng bắt đầu rồi. Nhỏ thôi. Nhưng thật. Và tụi em sống được.”
Không cần ai vỗ tay. Không cần bảng vàng công nghệ. Chỉ cần mỗi người nhớ lại: Trước khi AI biết nói, thì con người đã từng biết sống.
Và giờ đây , bằng đôi tay cũ, cộng thêm công cụ mới, một hệ sinh thái tự sinh, tự đứng, và tự thương nhau đã mọc lên… từ đống tro tàn của ảo tưởng.




Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này