Cải tiến không ngừng!
Người ta nói bây giờ là thời đại của Khoa học & Công nghệ. Nhưng trước đó phải nhắc đến thời đại Công nghiệp. Kinh tế phát triển, đời...
Người ta nói bây giờ là thời đại của Khoa học & Công nghệ. Nhưng trước đó phải nhắc đến thời đại Công nghiệp. Kinh tế phát triển, đời sống nâng cao, từ đó mới là bệ phóng của KHCN. Mà sao cách mạng công nghiệp thành công rực rỡ đến vậy ? Là vì tư duy thay đổi một cách "thần kỳ", "linh trí khai mở" chứ không phải ai nói gì nghe nấy, hay sách nói thì làm theo không sai một chữ !
Bây giờ vẫn là thời đại Công nghiệp, và là thời đại phát triển rực rỡ nhất. Công nghiệp phát triển là chuyện điều tất yếu, bởi vì những người làm công nghiệp đã phát triển tư duy Khoa học Công nghiệp cực kỳ chuẩn mực !
- 5S
5S là 5 chữ S đầu của 5 từ tiếng Nhật, cũng là chữ đầu của 5 từ tiếng Anh tương đương nghĩa và 5 từ tiếng Việt hơi thiếu nghĩa (tối nghĩa):
Sort - Set (in order) - Shine - Standardize - Sustain
Sàng lọc - Sắp xếp - Sạch sẽ - Săn sóc (chuẩn hoá) - Sẵn sàng (duy trì)
Sort: phân loại được những thứ liên quan tới công việc, liên quan tới bản thân, biết được cái nào cần sử dụng, cái nào nên bỏ đi, qua đó cũng hiểu được bản chất và cách sử dụng các công cụ, vật dụng xung quanh.
Sort là cái cơ bản, nền tảng đầu tiên, nó gíup cho "linh trí khai mở", làm cho nhận biết, suy xét trở nên nhạy cảm, tinh tế, sâu sắc với những thứ xung quanh.
Set: là đặt những thứ đã sàng lọc vào đúng chỗ của nó. Những thứ quan trọng, thường dùng, thì ở những nơi dễ thấy, dễ lấy, những cái ít dùng, vô dụng thì bỏ đi, hoặc đặt ở nơi khác.
Set rất quan trọng, nó gíup ta nhanh chóng có được thứ mình cần, tiết kiệm thời gian, công sức, giải phóng môi trường làm việc, giúp làm việc hiệu qủa, nhanh chóng, dễ phát hiện sai sót, bất thường để kịp thời xử lý.
Shine: không đơn thuần chỉ là lau chùi sạch sẽ, sáng bóng, hay mang ý nghĩa săn sóc mà thật ra là giữ cho môi trường làm việc của mình được sạch sẽ, lành mạnh, giữ cho tình trạng công cụ, dụng cụ, thiết bị luôn ở tình trạng "tốt như mới" để khi làm việc không bị gían đoạn do hư hỏng hay cảm thấy không thoải mái, áp lực, mất tập trung vì môi trường làm việc thiếu sạch sẽ, dễ bị phân tâm.
Standardize: là sự chuẩn hoá, là mức độ định hình, cao cấp của bộ 3 (Sort - Set- Shine). Chuẩn hoá là quy định, làm sao cho mọi thứ TỐI THIỂU phải đạt được những tiêu chí nào đó như Bộ 3 tiêu chí : Sort - Set - Shine.
Sustain: là duy trì sự chuẩn hoá, giữ sự ổn định, nhanh chóng phát hiện bất thường và có biện pháp xử lý ngay ! - LEAN Manufacturing : Sản xuất TINH GỌN
Tiếng Việt dịch ra rất ngắn gọn nhưng để hiểu nó không dễ chút nào.
Tinh gọn là hiệu quả, không lãng phí. Muốn vậy thì phải phát hiện được cái gì là lãng phí, hầu hết những lãng phí này không dễ nhận ra hoặc rất khó đong đếm. Các loại lãng phí: TIM WOODS
Transportation: dùng máy móc, xe cộ di chuyển qúa nhiều, như chuyên chở nguyên vật liệu, hàng hoá, con người, gây lãng phí thời gian, chi phí. Vậy cần sắp xếp làm sao để giảm thiểu nhu cầu vận chuyển mà không ảnh hưởng tới sản xuất.
Inventory: Tồn kho chắc chắn làm tăng chi phí, giam vốn. Vậy phải làm sao để tồn kho ít nhất có thể, lý tưởng nhất là bằng 0, nhưng khi cần vẫn phải có hàng, không được chậm trễ dù chỉ 1 giây ! Đây luôn là bài toán đau đầu nhưng bắt buộc phải giải ở bất kỳ doanh nghiệp nào !
Motions: là sự vận động của con người trong sản xuất, nếu như dân văn phòng được khuyến khích đi lại nhiều để tránh ...giảm thọ, thì ở môi trường công nghiệp người ta muốn hạn chế tối đa sự di chuyển này, nếu lấy một cây viết bạn phải chồm người lên, lấy một cuốn tập bạn phải cúi người xuống để lấy ra từ balô thì đó đã là sự lãng phí về...thời gian và sự khoẻ ! Hãy hình dung: trong môi trường công nghiệp, người ta không muốn có động tác thừa, nếu phải thao tác gì đó người ta cũng muốn làm nó một cách nhanh nhất, ít tốn sức nhất mà vẫn hiệu quả !
Waiting: là chờ đợi, là không làm gì cả, chỉ ngồi không và chờ đợi. Chờ đợi vì không có việc để làm, hoặc đợi người khác làm xong rồi mình mới làm, hoặc là mình thiếu những gì cần thiết để bắt đầu làm. Chờ đợi là một sự lãng phí cực lớn mà người ta luôn quan tâm để loại bỏ.
Over production: sản xuất quá mức nhu cầu là một sự lãng phí lớn nhất, bởi vì nó thường là NGUYÊN NHÂN của những lãng phí còn lại. Sản xuất dư thừa thì phải lưu kho, phải vận chuyển, vận động qúa mức, phải chờ đợi hàng hoá được tiêu thụ...v...v. Vậy nên mới có khái niệm: JIT = Just In Time, chỉ sản xuất vừa đủ, vừa đúng thời gian thôi !
Over processing: qúa nhiều quy trình, quy định, qúa nhiều thủ tục giấy tờ, cẩn thận quá mức..v...v là loại lãng phí nhiều khi cho ra con số rất lớn !
Defect: lỗi ! Sai lầm ! Nếu công việc không đơn giản, rõ ràng thì khả năng mắc lỗi là khá lớn ! Nhiều khi chỉ vì một lỗi nhỏ có thể bỏ cả một công trình, sản phẩm lớn ! Vì thế, cái cần làm được là thiết kế được quy trình làm việc : RẤT KHÓ MẮC SAI LẦM (Error Proofing)
Skills Underutilization: đây là lãng phí NHÂN LỰC. Kiểu như thuê một anh thạc sĩ, tiến sĩ về...đánh máy chẳng hạn ! Trong khi công việc của các anh ấy phải là tư vấn, lãnh đạo, nghiên cứu. Sử dụng không đúng người, đúng việc là sự lãng phí lớn và nhiều khi lại rất nguy hiểm. - PDCA = Plan - Do - Check - Act
Những cái ở trên chỉ là kiến thức cơ bản, nền tảng. Cái chính vẫn là phương pháp hành động ! Chỉ có hành động đúng thì mới có thể TIẾN BỘ KHÔNG NGỪNG.
PLAN: mọi kết qủa công việc mình làm phải được ghi nhận lại, thống kê lại một khoa học, chính xác. Từ đó, phân tích số liệu thống kê này để xác định vấn đề, phân tích vấn đề để tìm cách gỉai quyết.
Trong thống kê, sử dụng các loại biểu đồ như :
Box plot: so sánh phân phối
Pareto (80/20): tìm ra những nguyên nhân chủ yếu
Variation Chart: tìm ra sự bất ổn định.
Fishbone Chart: nhóm các nguyên nhân theo : con người, môi trường, máy móc, quy trình...v...v.
Hoặc áp dụng các kỹ năng, công cụ thu thập, phân tích vấn đề:
Flow chart: biểu đồ quy trình
Value Stream Map: biểu đồ gía trị
5W2H: What - Why - When - Where - Who - How - How
5Whys : liên tục hỏi tại sao để truy tìm nguồn gốc thật sự của vấn đề.
DO: hành động để giải quyết vấn đề
Check: theo dõi, thống kê, phân tích kết qủa thực hiện.
Act: tiếp tục quay lại PLAN hoặc chuyển sang SUSTAIN duy trì kết qủa đạt được.
LEAN SIX SIGMA : là phương pháp tư duy, hành động khoa học được áp dụng triệt để trong công nghiệp để tạo nên sự phát triển không ngừng, như vũ bão của thời đại khoa học, công nghệ hiện nay và cả tương lai.
Gía như..., chỉ gía như thôi, gía như ai cũng hiểu và thực hành được thì loài người sớm đã sản xuất được ...đĩa bay rồi !
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất