Có rất nhiều cái sự bức xúc khi mình bắt đầu hành nghề viết cho đến nay, đặc biệt lại dễ nhìn thấy và cảm nhận được thông qua bạn bè hay đồng nghiệp xung quanh mình. Dưới quan điểm cá nhân, tự mình nhận thấy chẳng có tiêu chuẩn gì cho việc bạn viết ổn hay không. Bạn biểu đạt cảm xúc cũng là một cách viết. Tuy nhiên khi bán chữ kiếm tiền thì lại là chuyện khác, có thước đo đàng hoàng chứ không kiểu theo ý mình muốn sao cũng được. Vậy mà cũng có lắm người khiến mình thấy phiền chán bỏ mợ khi cứ lải nhải đôi ba câu phê bình kiểu méo biết phân biệt gì sất.
1. Viết tràn trề cảm xúc thì đi bán sách được
Ô kê, chẳng ai quan tâm đến cái ý định đó của bạn đâu. Điều quan trọng là sức ảnh hưởng của bạn tới đâu để người ta biết đường ra hiệu để mua sách kìa. Nhiều khi cứ ra rả phán như mấy thánh quotes trên tik tok hay facebook thì ai chẳng kiếm được mà cần mua sách của bạn về làm đ* gì.
Sau thời gian mê muội vì cả làng tản văn từng tha về từ hồi đại học, mình chợt nhận ra mình hiếm lắm mới đọc trọn vẹn được hết một cuốn tản văn nào. Chủ yếu là để ý cái văn phong, cách sử dụng từ ngữ của tác giả chứ mình đôi khi còn chẳng quan tâm câu chuyện nó hay đến đâu. Nói thật, đến cuối cùng mình lại chẳng thấy lắng đọng lại chút gì. Một phần có thể là do suy nghĩ của mình đã không còn phù hợp với thể loại này nữa rồi, mình nhận.
Đó là lý do việc bán chữ kiếm tiền không phải chỉ cần cảm xúc của chính bạn là đủ. Còn cần nhiều hơn nữa, mà bao gồm cụ thể những cái gì thì mình không biết vì nếu biết chắc mình đi bán sách rồi.
2. Tưởng viết hay là cần có nhiều trải nghiệm
Điều này đúng. Chẳng có gì sai ở khía cạnh trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ hay cảm xúc. Tuy nhiên, nhiều người lại hay lấy đó làm thước đo để đánh giá cuộc sống trải nghiệm của người khác. Nghe nó buồn cười vl.
Bạn đọc, bạn góp nhặt. Bạn hay đi phượt, bạn nói bạn có suy nghĩ rộng mở. Vậy hà cớ gì lòng bạn rộng mở mà vẫn thích đi so đo với những người bán chữ làm công ăn lương nhỉ? Ít đi phượt hay gì đó không có nghĩa là lúc nào cũng thiếu trải nghiệm. Trải nghiệm là một quá trình phát triển từ tận sâu bên trong bản thân mình, và nó có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức. Trải nghiệm có thể qua sách, qua các mối quan hệ hay qua việc tự chuyện trò với bản thân.
Thế nên, bớt “tưởng” lại nhé.
3. Viết chính là cách thể hiện con người thật bên trong
Sai bét. Nếu bạn định hiểu người ta qua cách này thì có khi bạn cũng đang tự hiểu sai về bản thân mình đấy. Con người sống giữa đời không biết bị ghì chặt bởi bao nhiêu áp lực nữa là, mỗi ngày đeo lên bao nhiêu cái mặt nạ thì cũng thể hiện bấy nhiêu cái khía cạnh khác nhau qua con chữ. Người ta viết vậy, có thể ngay lúc đó người ta cũng đang thực sự cảm thấy như vậy nhưng ở thời điểm khác thì chưa chắc.
Thế nên, viết chỉ thể hiện được một khía cạnh của con người mà thôi. Còn muốn biết người ta ra sao thì cần thêm thời gian, mà còn phải đợi người ta cho mới được tìm hiểu nữa đấy nhé.
Tóm lại, cái cách mấy bạn bình phẩm hay phê phán người ta qua con chữ họ viết chỉ đơn thuần thể hiện bạn đách hiểu cái mẹ gì về người ta thôi. Vậy nên, ngưng ảo tưởng dùm cái.