Chào các bạn, hôm nay mình lại nói về đam mê. Vâng, lại đam mê, chắc các bạn đã phát chán rồi, nhưng rốt cuộc đây vẫn sẽ là 1 chủ đề không bao giờ có hồi kết
Trong cộng đồng spiderum của chúng ta, mỗi người khi nhắc tới đam mê lại là 1 khái niệm khác nhau. Người thì cho rằng đam mê mà không mang lại lợi ích cho bạn thì không gọi là đam mê, người thì coi đam mê và công việc là 2 khái niệm không nên đi chung với nhau, người thì nghĩ đam mê là 1 thứ bạn chọn để theo đuổi và cống hiến cho nó. Còn theo mình, đam mê là thứ mà khi bạn làm nó, bạn như 1 ở thế giới khác, khi bạn làm không toan tính, làm nó mà không phải suy nghĩ gì, và bạn hy sinh nhưng thứ quen thuộc để có thể làm nó ( như thời gian rảnh, thay vì bạn chơi game, bạn sẽ làm cái thứ bạn đam mê đó ). Chắc lúc mình nói câu nói, sẽ có nhiều người bảo mình đang nhầm lẫn giữa sở thích và đam mê, nhưng mình không nghĩ vậy. Hai khái niệm này vốn thực sự nó có nhiều điểm chung, nhưng không giống nhau . Ví dụ : trong lúc rảnh rỗi, bạn học vẽ, nhưng nếu bạn học vẽ để có thể có thêm 1 tài lẻ, để có thể xả stress thì đó là sở thích, còn nếu bạn làm để nâng cao trình độ, mỗi ngày 1 tốt hơn, để mong 1 ngày nào đó, sẽ có ai mua nó, sẽ được bày ở 1 bảo tàng nào đó, thì mình nghĩ đó thực sự là đam mê. 
" Theo đuổi đam mê là 1 lời khuyên tồi ", thực ra mình không nghĩ vậy, lý do là vì thực sự các bạn cũng chưa hiểu thực sự cái mà các bạn đam mê là gì. Với hệ thống giáo dục như ở Việt Nam hiện tại, thì quãng đời 12 năm học sinh chỉ gắn liền với bài vở và thi cử, tiêm vào đầu rất nhiều bạn trẻ 1 suy nghĩ rằng tất cả những gì không phải bài vở, không mang lại cho bạn điểm số, giấy khen hay bằng cấp đều là vô bổ ( như thể thao, nghệ thuật, hay những thứ chưa phổ biến như là trở thành dancer ). Và BOOM, tất cả các bạn trẻ đó đều phải đưa ra lựa chọn quan trọng của tương lai vào tuổi 18 . Người thì nghe theo con đường bố mẹ chọn, người thì chọn trường và ngành càng nổi, càng nhiều tiền càng tốt, người thì sau khi xem và nghe những ví dụ về Bill Gates hay Jack Ma và đòi đứng lên khởi nghiệp dù chưa có bất cứ gì đam mê hay kiến thức gì. Mình nghĩ đó mới là lý do thực sự lý họ dễ nản chí ,bỏ cuộc và thất bại. Vậy làm sao để biết đam mê của mình là gì ?. Chỉ có 1 cách duy nhất : THỬ. Nếu như bạn còn có áo mặc, cơm ăn, thì không có gì bạn không thể thử hết. Ở Tây có câu : " 10 000 hours to master " ( 10 000 giờ để trở nên " trâu bò " ở lĩnh vực gì đó ( tương đương hơn 1 năm ). Và để biết bạn thực sự đam mê thứ gì còn mất nhiều thời gian hơn. 
Vậy đam mê có bao nhiêu mặt ?
Nếu nó chuyên sâu thì nó có cả tỷ mặt, vì mỗi lĩnh vực đều có những thứ đằng sau nó. Nhưng nếu tính tổng quan thì có 2 mặt chính : chuyên nghiệp và bán chuyên. Ví dụ như ca sĩ thị trường và ca sĩ underground, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp và bóng đá freestyle, hoạ sĩ cho 1 công ty nào đó và hoạ sĩ tự do. Dù có chuyên nghiệp hay bán chuyên thì điểm chung của 2 mặt đều là những người đó thực sự thực hiện đam mê của mình với tất cả niềm vui và công sức.
Vậy cái giá thực sự của đam mê là gì ?
Mình nghĩ cái giá đắt nhất của đam mê đó chính là khi bạn chuyển từ bán chuyên lên chuyên nghiệp, bạn sẽ đánh mất sự hồn nhiên khi làm nó. Khi bạn làm 1 ca sĩ thị trường, bạn không thể thoả sức sáng tạo khi còn hoạt động underground. Khi bạn làm cầu thủ chuyên nghiệp, bạn phải tuân theo hlv chứ không thể chơi bóng tự do khi chỉ còn trên sân phủi hay là khi còn là freestyler. Dù bất cứ nghề nghiệp nào, khi bạn lên càng cao, bạn sẽ nhận ra có những mặt trái của việc đó. Tóm tắt bài viết này là : 
+ Nếu muốn biết đam mê của mình là gì, hãy thử
+ Bán chuyên hay chuyên nghiệp, hãy xem cái giá bạn phải trả và xem có nên đánh đổi không
+ Làm gì thì cũng nên kiên trì