ảnh số 0
I, Sơ lược về con số 0
A, Câu chuyện tìm ra con số 0
Trước khi đi thẳng vào nội dung, tôi mong các bạn sẽ kiên nhẫn ngồi đọc sơ lược qua về một phạm trù thú vị mà sẽ được lặp đi lặp lại trong bài viết này. Đây là điều mà khi nghe qua thì trong vô thức của nhiều người đã có thể ngay lập tức định hình ra được một khái niệm hiển nhiên, tựa như việc bạn phải hít khí oxy để sinh tồn và thải ra hàng trăm lít khí CO2 mỗi ngày cho nửa quá trình còn lại, hay bạn cần phải uống để thỏa mãn cơn khát, ăn cho cái bụng đang đánh trống biểu tình và bài tiết khi bộ phận sinh dục của anh ta đang chịu một sức nặng vô hình nào đó. Mệnh đề: “Số 0 là một phần tử thuộc tập hợp số tự nhiên” có thể đúng tại thời điểm hiện tại. Đó là sự đấu tranh bền bỉ trong tư tưởng của các nhà toán học lỗi lạc xuyên suốt chiều dài lịch sử, và hệ quả của điều đó là việc con người chúng ta đã dần thay đổi quan niệm cố hữu và chấp nhận nó như là một lẽ đương nhiên, tất yếu. Chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá kiến thức của một kẻ mà dõng dạc tuyên bố với mục đích phủ định mệnh đề trên. Hẳn anh ta phải là một tín đồ của thế giới xưa cũ, ít nhất là trước công nguyên hàng mấy thế kỉ, cái thời mà con người ta không có khái niệm về con số 0. Bảo tàng Louvre ở Paris hiện lưu trữ một mẫu đá khắc thu được từ Karnak, xác định niên đại khoảng 1500 trước Công nguyên, đã khái quát hóa bộ đếm từ một đến chín dưới dạng các số có chữ số, ba chữ số phục vụ cho mục đích tính toán, ví dụ sự thể hiện con số 396 sẽ là 3 trăm, 9 chục và 6 đơn vị lẻ. Cách tính này tương tự với cách tính của chúng ta hiện nay. Vì không có chữ số không nên vào khoảng 700 năm trước Công nguyên, người Babylon đã có một sự thay thế cho nó, đó là một cái móc tượng hình, có thể để biểu diên con sô 407 họ sẽ móc liên kết số 2 và số 4, còn những số đại loại như 500, họ sẽ chỉ viết số 5 rồi giải thích bằng lời sau đó thay vì là móc liên tiếp hai móc cùng một con số đã quy ước. Hai nền văn minh Olmec và Maya cùng lúc độc lập nhau đã biết dùng số không như là một con số riêng từ khoảng thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên. Tuy nhiên việc sử dụng này đã không được phổ biến ra ngoài vùng Trung Mỹ. Năm 525, Dionysius Exiguus đặt tiền đề cho việc sử dụng con số không nhằm mục đích ban đầu là tính toán đến ngày lễ Phục Sinh. Nhưng tại thời điểm đó trong bảng chữ số La Mã chưa được định nghĩa con số này, thay vào đó họ sẽ dùng nullae (nghĩa Latinh là “không có gì” để biểu thị). Từ đó về sau này, những đóng góp của lĩnh vực toán học nhằm chứng minh sự tồn tại của chữ số không dường như bị chững lại trong một số thời điểm, hoặc rất mờ nhạt. Mãi phải đến thế kỉ XIX, lúc mà trong khí thế sôi nổi phát triển nhờ làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần 2, nhà toán học vĩ đại người Ý Giuseppe Peano đã công bố lí thuyết tập hợp, khởi đầu là hệ tiên đề cho dãy số tự nhiên, số 0 mới chính thức được coi là số tự nhiên và được sử dụng rộng rãi đến ngày nay.
B, Con số kỳ diệu
    Số 0 có ý nghĩa gì không? Có thể có, có thể không là một câu trả lời bị coi là vô trách nghiệm nhưng hoàn toàn hợp lí trong trường hợp này. Sở dĩ nó vô nghĩa vì ngay từ việc đếm hằng ngày của bạn, nó cũng vô thức bị loại bỏ, lãng quên khi mà, ví dụ bạn có 3 quyển sách, “Một quyển! Hai quyển! Ba quyển! Ồ, hóa ra mình vẫn còn giữ 3 quyển sách này!”, và tuyệt nhiên bạn sẽ không đếm là có 0 quyển sách khi mà bạn chẳng may có bán tất cả chúng sang quầy giấy vụn trước đó 2 tuần. Và câu chuyện tương tự cũng xảy ra khi ai đó hỏi số tiền còn lại trong tài khoản ngân hàng của bạn, tất nhiên sẽ bình thường nếu bạn trả lời con số đó là 10 triệu 257 nghìn hoặc thậm chí là “tôi hết tiền” hoặc “tôi không có tiền”, chứ không đời nào sẽ có chỗ cho câu:” Tôi có 0 triệu VNĐ trong ngân hàng”. Chắc đơn giản vậy thôi, bạn cũng đã hiểu sự vô nghĩa của số 0 trong ví dụ trên đúng không? Nhưng bạn có biết, nó cũng đồng thời đóng một vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống. Số 0 là chốt chặn cuối cùng ngăn cách hai phạm trù toán học cực kì phổ biến số tự nhiên và số nguyên âm. Nhờ có số 0 làm mốc mà con người ta biết mặc áo len ấm ra đường nếu có nghe đài khí tượng thông báo nhiệt độ hôm đó là -7 độ C nhằm tránh việc nằm giường vì cảm lạnh và mặc áo ba lỗ khi nhiệt độ là 40 độ để không làm điều tương tự như trên để mà ra đường bị chỉ trỏ, soi xét và bị gắn mắc “điên” không một chút thương tiếc. Thử hỏi nếu không có số 0 chúng ta sẽ lấy quy chuẩn đâu mà đánh giá nhiệt độ càng âm sẽ càng lạnh hoặc càng nóng nếu càng xa gốc không. AND máy tính là 0 và 1, đấy là một cách nói vui, nhưng thực sự nếu không có hệ quy ước dãy bit loằng ngoằng gồm hai con số kia thì sẽ bóng bán dẫn sẽ hoạt động sai ý muốn vì không có điều kiện bật tắt khi có dòng điện chạy qua, do đó bạn không thể khởi động chiếc Smartphone trên tay, hay máy tính và Laptop sẽ cũng trở thành đống sắt vô dụng. Trong bán hàng, khái niệm hòa vốn được định nghĩa sau khi tổng kết lợi nhuận kinh doanh trừ đi thuế và chi phi sản xuất, lương cho nhân công thì nhận được một con số 0 tròn trĩnh. Nếu con số dương thì bạn có lãi, ngược lại con số âm là một cảnh báo bạn đang thua lỗ, và nếu trị tuyệt đối của nó quá lớn thì bạn nên đổi sim điện thoại nhanh chóng trước khi các chủ nợ kịp tìm đến vị trí hiện tại của bạn và yêu cầu thanh toán. Đó là hậu quả của việc bạn đã không tính toán được rủi ro trước khi bắt đầu kinh doanh. Bộ môn sắc xuất thông kê ra đời vốn ngày xưa làm khổ học sinh bao thế hệ nhưng vô cùng hữu ích trong thực tiễn, đặc biệt là trong kinh doanh, để rồi những nhà dự đoán thị trường cũng có bát cơm mỗi ngày để tồn tại.  Con số 0% cùng với 100% được quy ước như một con số tuyệt đối trong việc tính toán khả năng của một sự kiện sẽ xảy ra. Ví dụ nếu biết trước sự tồn tại của cuộc đại khủng hoảng năm 1929, khởi đầu là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Hoay Kì, vốn làm nền kinh tế nhiều nước đế quốc tan nát, thì sắc xuất 100% các tay chơi chứng khoán kì cựu trong phố Wall cũng sẽ bán tháo tất cả những cổ phiếu trong tay với mọi cái giá dù là rẻ mạt nhất bất chấp thua lỗ. Ý tôi nói, con số 0 cũng đi kèm với một khái niệm tuyệt đối trong trường hợp này. Vậy rõ ràng khi không có số 0, cuộc sống chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
C, Vai trò của số 0 trong kinh doanh

    Có thể nói khái niệm Freemium (từ được ghép từ 2 chữ “free”- miễn phí và “premium”- cao cấp) ra đời đã bao quát tất cả những đặc tính và mục tiêu của lĩnh vực kinh doanh. Việc đưa vào những dịch vụ miễn phí giúp các chủ doanh nghiệp tiếp cận một số lượng lớn khách hàng vốn ngại móc ví ra để chi trả cho một thứ gì đó. Một trong những cách được triển khai và thực hiện rất thành công, đó là cho phép người dùng dùng thử sản phẩm của họ. Ví dụ như việc các siêu thị sẽ trưng bày ra những đĩa cam bắt mắt và cho phép người tiêu dùng ăn thử nhằm kích thích họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho món trái cây bổ ích này, mặc dù ngay từ đầu họ dường như chưa chắc đã thêm cam vào danh sách món tráng miêng tối nay của gia đình họ. Một biến thể khác của việc này nhưng được áp dụng cho những người sử dụng phần lớn thời gian của mình làm việc trên máy vi tính, đó là trialware (phần mềm dùng thử). Adobe sẽ cung cấp cho bạn 30 ngày dùng thử cho sản phẩm Photoshop của họ, và tất nhiên bạn sẽ không phải trả tiền cho đến khi hết hạn dùng thử. Tất nhiên khi đã tiếp cận được một số lượng khách hàng đủ lớn, các doanh nghiệp sẽ không dễ dàng để họ rời xa khỏi những dịch vụ vốn đã quen thuộc với khách hàng sau một thời gian sử dụng miễn phí. Họ đã thành lập diễn đàn trực tuyến có thể khuyến khích người dùng giúp đỡ lẫn nhau, giảm nhu cầu dịch vụ chăm sóc khách hàng từ công ty, tiếp nhận phản hồi, các nhu cầu mới cũng như các tính năng khiến người dùng thất vọng. HIệu quả từ việc này cũng to lớn tương đương với việc các doanh nghiệp khuyến khích những khách hàng trung thành nâng cấp dịch vụ họ từ Freemium lên Premium với lời hứa hẹn có được một số tính năng mới mà họ không tìm thấy ở phiên bản miễn phí và một số đặc quyền nhất định khác. Các khách hàng cũng vì thế mà ít rời bỏ sản phẩm của họ mà chuyển sang các dịch vụ cạnh tranh khác. Tất nhiên để có thể thực hiên mô hình này thành công họ phải chấp nhận chịu thua lỗ trong một khoảng thời gian đầu, nhưng khi họ đã xây dựng những tính toán cụ thể và chính xác cộng với việc tự tin về sản phẩm của mình có tính cạnh tranh và chất lượng cao thứ mà sẽ thu hút được một lượng người dùng trung thành nhất định sãn sàng nâng cấp lên phiên bản tính phí sau khi đã trải qua quá trình sử dụng free dịch vụ của họ. Do đó, quyết định đánh vào thị hiếu và sự chú ý ban đầu của người dùng ban đầu ở đây được coi là một quyết định sáng suốt và phù hợp. Có một logic kinh tế đằng sau mô hình freemium là “Một khi việc cung cấp các sản phẩm miễn phí tăng lên thì nhu cầu với các sản phẩm cao cấp cũng tăng lên”.
II, Những viên kẹo ngọt
            
    Một thương vụ buôn bán socola giữa ba nhà tâm lí học nổi tiếng Tiến sĩ Kristina Shampanier (trường MIT), Giáo sư Nina Mazar (Đại học Toronto) và Dan Ariely (trường MIT) được tổ chức với mục đích chính là kiểm tra thái độ phản ứng của những thí nghiệm viên ngẫu nhiên. Họ bắt đầu thu mua một lượng lớn kẹo trong đó chỉ gồm 2 loại đó là kẹo Lidnt và kẹo Hershey’s Kisseses (gọi tắt là kẹo HK) và bày chúng ra một quầy hàng công cộng lớn. Giá của hai loại kẹo cũng được quy định rõ ràng trên một chiếc bảng lớn với mục đích phục vụ những thắc mắc của khách hàng. Một thông tin cho bạn đó là, hai loại kẹo này không cùng một đẳng cấp với nhau, cụ thể kẹo Lindt là một loại keo hảo hạng do công thức độc quyền của người Thụy Sỹ, và loại cacao có chọn lọc đã đẩy giá thành của chúng lên mức rất cao, nhưng người mua cũng không thể cưỡng lại việc móc hầu bao cho những viên kẹo này chỉ để được thưởng thức lớp kem mịn bên trong. Kẹo HK là một loại kẹo kích thước bằng một nửa những viên kẹo Lindt, chất lượng ở mức bình dân và được sản xuất với số lượng 80 triệu viên mỗi ngày. Đây là loại kẹo phù hợp với tất cả các ngành nghề và cấp bậc trong xã hội, chỉ cần bạn buồn miệng thì một viên HK đôi khi cũng không phải lựa chọn tồi. Giá cả của chúng cũng vì thế mà cũng phải phù hợp với nhu cầu của đại đa số người mua hàng, tức khá rẻ. Ba nhà khoa học đặt bảng giá khoảng 15 xu cho mỗi viên Lindt (họ đã cố tình làm giảm đi một nửa so với giá thị trường 30xu/viên) và 1 xu cho mỗi viên kẹo HK. Các khách hàng bắt đầu so sánh giá cả giữa hai loại kẹo, nhưng vấn đề đó dường như chẳng quá quan trọng so với việc nghĩ đến thười điểm mà họ phải xếp hàng dài để mua được những viên kẹo Lindt với rủi ro thậm chí còn không thể mua được chúng. Đặt công sức và thời gian với giá cả lên bàn cân, các khách hàng không ngần ngại bỏ ra số tiền gấp 15 lần cho những viên kẹo hảo hạng kia. Kết quả cho thấy rằng khoảng 73% khách
hàng chọn kẹo Lindt và 27% chọn kẹo HK.
Ba người họ đã quyết định giảm giá cả hai loại kẹo xuống 1 xu, lúc này kẹo Lindt giá 14 xu/ 1 viên, còn kẹo HK thì miễn phí, khách hàng lấy bao nhiêu cũng được, phù hợp với nhu cầu cá nhân. 1 xu ư? Nó rẻ mạt đến mức mà bạn sẽ phải chịu một tràng những câu chửi thề, chỉ trích không thương tiếc nếu có lỡ đặt lên tay của một người ăn xin đáng thương đất Hoa Kì. Thế mà một mức giá ít ỏi lại tác động lên nhận thức của rất nhiều những vị khách hàng vốn rất trung thành với những viên kẹo xứ sở có dãy núi Alps hùng vĩ. Kẹo HK bỗng chốc trở thành một thứ gì đó vô cùng hấp dẫn trong mắt những người mua hàng, có khoảng 69% người tiện tay lấy một vài viên bỏ vào túi lúc đi ngang qua mà trước đó có thể chính họ còn ngại phải rút ra 1 xu cho chúng (27% số khách hàng thực sự làm điều đó). Những viên kẹo Lindt hảo hạng bỗng chốc trở lên ế ẩm bất thường dù giá đã giảm xuống.
Tại sao lại như vậy? Khoan đã! Chắc chắn là không ít khách hàng ngại phải xé lẻ tờ 100 đô la duy nhất còn sót lại duy nhất trong ví của họ thay vì vô tình có 1 xu lẻ nào đó còn dắt trong túi quần để có thể trả tiền cho việc thưởng thức những viên kẹo HK. Nhưng nếu đóng vai trò là một tín đồ trung thành của dòng kẹo quốc dân kia, thì bạn cũng sẽ cảm thấy vô cùng tồi tệ nếu thực sự có một nhà tâm lí vui tính nào trong 3 con người kia sẵn sàng trả bạn đủ 99 xu, không thừa không thiếu. Ý tôi ở đây là có thể lí do trên cũng chính là trở ngại làm sai lệch đi kết quả của cuộc thí nghiệm, khiến nó mất đi tính khách quan vốn có. Lần này họ quyết định lựa chọn một địa điểm khác làm chỗ kinh doanh. Đó là một trường đại học trong khu vực, và thời gian là lúc những sinh viên bắt đầu ăn trưa. Những viên kẹo được đặt trên một chiếc bàn lớn dọc theo lối các sinh viên lấy thức ăn cho bữa trưa, để họ có thể dễ dàng ghé qua và bỏ tiền cho bữa tráng miệng nhiều đường glucose của chính họ. Những viên kẹo Lindt và HK được bán ở mức giá 27xu/1 viên và 2 xu/1 viên. Sau đó thì mức giá sẽ giảm dần ững với 26xu và 1 xu, cuối cùng là 25 xu so với miễn phí. Lần này kết quả đã tường minh hơn. Tất nhiên là ở mức giá đầu với lối suy nghĩ của tôi, họ sẽ so sánh thiệt hơn với công sức mà họ bỏ ra với giá trị thực sự của những viên kẹo, đa số khách hàng mua kẹo Lindt như một phản ứng vô điều kiện. Khi hai loại kẹo cùng được giảm 1 xu mỗi loại vào ngày hôm sau, lúc này mỗi viên kẹo Lindt là 26xu/1 viên và kẹo HK là 1 xu/ 1 viên, mọi thứ dường như không đổi, trừ gương mặt của các sinh viên có vẻ như phấn khởi hơn rất nhiều vì đã bớt đi hẳn 1 xu cho một viên kẹo hảo hạng. Ngày hôm sau nữa, các nhà tâm lí học kia lại một lần ngạc nhiên nữa khi chứng kiến kết quả đổi chiều sau lần giảm giá đưa giá của HK xuống miễn phí, hầu hết các sinh viên đã không mất rất nhiều thời gian để bỏ một vài viên HK vào đĩa thức ăn của mình. Một lần nữa, tại sao những mặt hàng miễn phí lại có vẻ như thu hút và hấp dẫn những đối tượng không chỉ là sinh viên mà còn là xu hướng của tất cả những người mua hàng như vậy? Có phải là dường như quên sạch sự so sánh thiệt hơn trước đó, rằng những thứ họ thực sự cần là trải nghiệm thưởng thức những viên kẹo chất lượng cao. Ấy thế mà niềm tin đó đã bị gạt bỏ nhanh chóng và trơn tru khi họ bị ảnh hưởng bởi việc một tác nhân bên ngoài bắt đầu đọc câu thần chú: “Miễn phí!”.  
III, Khái quát hóa
A, Mục đích thực sự đằng sau con số 0 hấp dẫn
          
  Như chúng ta đã đề cập ở trên thì khi chúng ta được đề cập đến phạm trù miễn phí, chúng ta thường sẽ có xu hướng phản ứng khác đi so với việc đứng trong một điều kiện độc lập không có tác động từ phía bên ngoài. Thậm chí không có gì để lấy làm chắc chắn khi cả một hệ tư tưởng hay đức tin được xây dựng một cách hệ thống có bài bản cũng có thể lung lay, dao động khi được tiếp nhận một nguồn thông tin có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của chủ thể (như trong ví dụ bán kẹo chúng ta có thể nhận thấy rõ, việc cân nhắc trước về công sức và thời gian bỏ ra hoàn toàn trở lên vô dụng, và bị gạt phăng một cách trơn tru từ chính người mua). Cụ thể, ở đây cảm xúc được miêu tả với những tính từ như ngạc nhiên, thích thú, vui sướng, hạnh phúc. Một chuỗi những cảm xúc thăng hoa nhất của con người có thể cảm nhận được tương tự như việc tưởng thưởng như việc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, … não bộ tiết ra một lượng lớn hoocmon dopamine tạo cảm giác khoan khoái dễ chịu. Chủ đề bài viết này xoay quanh vấn đề tác động của giá cả, cụ thể là miễn phí đã ảnh hưởng ra sao đến chúng ta, và những điều tôi vừa nói trong đoạn bạn vừa đọc chỉ là phần nổi của tảng băng chìm phía sau. Tất nhiên, chúng ta cũng phải mất một thời gian để có thể phát hiện ra điều đó, dài hay ngắn thì còn tùy vào tính chất và trải nghiệm của người trong cuộc, và sau đó tất nhiên là những cảm giác tiêu cực ập đến tương tự với mức độ hạnh phúc trước đó, như thất vọng, chán nản, hoài nghi. Hãy đến một ví dụ sau miêu tả việc con người ta sẵn sàng bỏ tiền ra mua cả một gói kẹo chỉ để nhận thêm được một chiếc kẹo miễn phí.
            Những năm cuối của thập niên 90 thế kỉ XX, một hãng điện tử đã đăng tờ quảng cáo có nội dung, hứa rằng sẽ chắc chắn tặng cho những khác hàng bỏ tiền cho sản phẩm đầu DVD độ phân giải cao mới nhất của họ một pack gồm 7 đĩa DVD. Nghe có vẻ hấp dẫn nhỉ, có lẽ 7 đĩa DVD sẽ là một thứ gì đó có giá trị tại thời điểm đó, nhưng hãy chú ý một chút đến xu hướng của người dùng bấy giờ. Lúc này, hãng DVD đang phải đối mặt với một đối thủ mới nổi mang tên Blu-Ray, vốn được đánh giá được thịnh hành hơn và sẽ thống trị thị trường trong thời gian tới. Khách hàng có nên bỏ tiền cho một sản phẩm mà chính nó có thể trở nên lạc hậu không lâu sau đó?
            Đó là một ví dụ điển hình cho việc chúng ta sẽ được tặng thêm một thứ đi kèm như quà tặng cho sản phẩm có giá trị xét về mặt kinh tế hơn rất nhiều mà chúng ta đương nhiên phải bỏ tiền ra để sở hữu đặc quyền, trong khi chính sản phẩm đó là một thứ vô ích, ít nhất là với bạn tại thời điểm đó. Và tôi chắc là sẽ có người mua cả chai nước tải rửa để được khuyến mãi một cái chậu, hay thậm chị là một cái ly cà phê cho một chiếc máy pha cà phê đắt đỏ. Đương nhiên, đã bắt chúng ta phải móc hầu bao ra thì sản phẩm miễn phí làm mồi không thiếu tính sáng tạo được sinh ra nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Hãy tưởng tượng trong một ngày mưa buồn nào đó trên đất Sài Gòn, bạn gặp lại người bạn cấp 3 rất thân sau 10 năm không gặp trên một con đường xa lạ, bạn dẫn anh ta đến một quán bia gần đó để hàn huyên. Trong cuộc trò chuyện của hai người bằng hữu, người chủ quán mang ra một đĩa lạc rang muối đặt lên bàn. Bạn thắc mắc về việc mình không yêu cầu mang ra chúng, và được thông báo rằng hôm nay là ngày đặc biệt của quán, nên họ quyết định tặng cho mỗi bàn một đĩa lạc rang muối để kỷ niệm. Bạn sẽ chẳng thể nào tin rằng, chiêu này đã được áp dụng cho rất nhiều quán nhậu, nơi mà các khách hàng càng tiêu thụ một lượng muối lớn từ đĩa lạc, họ sẽ càng trở nên khát và tìm kiếm một thứ gì đó để thỏa mãn cơn khát. Tất nhiên sau đó họ sẽ uống bia, việc này đã làm gia tăng đáng kể doanh thu cho các quán nhậu.
B, Nguyên nhân   
            
Sở dĩ con người ta dễ dàng thay đổi ý thức và hành vi trước những món hàng miễn phí có thể bởi những lí do như sau. Thứ nhất đó là do nỗi sợ mất mát, thứ luôn tiềm ẩn ở sâu thẳm trong bản chất và tính cách nguyên thủy của con người. Nỗi sợ này khiến chúng ta không bước ra quá xa khỏi vùng an toàn của mình và bảo vệ chúng ta khỏi những cám dỗ của ngoại cảnh. Nhưng có thể lấy ví dụ là các startup trẻ điển hình cho sự dám bước qua nỗi sợ này, những người đã bỏ nhiều năm cho những dự án với mập mờ tính khả thi và rủi ro màn trời chiếu đất do hết vốn và nợ chồng chất sau 5 năm là rất cao. Daniel Kahneman vào năm 1979 làm tường minh vấn đề này. Ông đã gọi hiệu ứng và nỗi sợ sự mất mát này là Loss aversion, nội dung là bạn sẽ không chịu mất hoặc đánh đổi những gì bạn đang có. Thí nghiệm được thực hiện trên một nhóm những tình nguyện viên được phát một chiếc cốc thủy tinh xinh xắn với hoa văn bắt mắt cho mỗi người, một nhóm khác được phát cho một thanh Snickers. Phần còn lại chả được tặng gì cả. Phần tiếp theo của thí nghiệm, ông yêu cầu các tình nguyện viên đưa ra lựa chọn có trao đổi với nhau hay không, tức là những người có cốc sẽ đến chỗ nhau để trao đổi lấy một thanh Snicker và ngược lại. Nhóm những người ban đầu không được phát gì cả thì lúc bấy giờ được quyền chọn một trong hai vật để mang về. Kết quả thí nghiệm cho thấy rất ít những tình nguyện viên vốn đang sở hữu cốc, một vật được yêu thích và có giá trị hơn quyết định đổi lấy những thanh Snickers, mặc cho những có rất nhiều lời đề nghị trao đổi từ phía những người cầm chiếc bánh ngọt kia. 85% số người không có gì quyết định lấy một chiếc cốc cho riêng mình. Rõ ràng sự mất mát khi cân nhắc đến giá trị kinh tế và tinh thần của những sự vật khác nhau đã khiến con người ta lưỡng lự, khó xử rồi dẫn đến những quyết định an toàn cho bản thân. Nhưng ý của tôi muốn nói ở đây là ở một điều kiện bình thường, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết, so sánh và đánh giá các sự vật mang ra trao đổi, thông qua các thông số của thị trường như ưu điểm, nhược điểm, độ phổ biến, tính ưu việt, tính cần thiết với bản thân, vân vân. Nhưng khi được đề cập đến phạm trù miễn phí, những nhược điểm của đồ vật, bằng một cách nào đó đã tan biến hết sức nhanh chóng cùng sự hoài nghi của người tiêu dùng. Có thật sự cần thiết hay không khi chúng ta mua một gọi bột giặt lớn để được tăng thêm một cái giũa đánh răng cho gia đình 4 người của bạn, và đương nhiên trước đó không ai dùng chung giũa của nhau hay phải chạy sang nhà hàng xóm mỗi sáng để xin nhờ đánh răng cả. Chúng ta đổ xô đi mua hàng tồn kho của một hãng quần áo lỗi thời chỉ vì chúng được sale tới 75% hay có chương trình mua một tặng một. Tâm lí sợ bỏ lỡ (FOMO) cũng có thể là một nguyên nhân khác, nhưng đóng góp một vai trò khá nhỏ trong chủ đề này, có lẽ tôi sẽ đề cập vào một dịp khác ở một bài viết khác.
            Nguyên nhân thứ hai, đó là con người ta tìm kiếm được sự an toàn trong khi vẫn thỏa mãn được nhu cầu cá nhân. Không hẳn là một nguyên nhân riêng biệt vì nguyên nhân này cũng chính là hệ quả của lí do đầu tiên, nhưng lại đóng vai trò trực tiếp khởi nguồn cái công tắc điều khiển hành vi của chúng ta. Theo tháp Moslow, khi con người ta được đáp ứng đầy đủ cơm ăn, áo mặc và sinh hoạt, chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm sự an toàn. Tức là khi gặp phải một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cá nhân, chúng ta thường sẽ tỏ ra đề phòng và thận trọng hơn, đánh giá độ tin cậy của sự vật hay sự việc đó. Ví dụ, các bậc phụ huynh luôn có xu hướng mong muốn con cái theo học ở một môi trường tốt, nhưng trong khi hoàn cảnh kinh tế không cho phép, liệu họ có dám mạo hiểm đầu tư một khoản tiền lớn hàng tháng cho việc học thêm của con em họ trong các trung tâm hay thầy dạy nổi tiếng mà chưa chắc các bạn kia có ý thức mà học tới nơi tới chốn. Bản thân người viết cũng đã từng đi học, và chứng kiến không ít những bạn trẻ thường “đốt” tiền của cha mẹ họ, mà đến các trung tâm xa xỉ làm chuyện hết sức vô bổ như rút điện thoại ra chơi game chẳng hạn. Thật là lợi bất cập hại, vừa tốn tiền, tốn công sức mà cùng với nguồn lực và số thời gian đó, một người có ý thức học tập sẽ có thể mua sách về học hoặc bằng một cách nào đó cố gắng đạt được mục đích cuối cùng là điểm số cao. Hay một ví dụ khác về việc chúng ta khó có thể tin tưởng vào nguồn thựcc phẩm không rõ nguồn gốc, điều này tạo cảm giác hoài nghi cho tình huống phải bỏ tiền ra để rước bệnh vào bản thân. Các bạn hiểu ý tôi rồi chứ, bất kể trong tình huống nào, con người ta cũng sẽ cố gắng tìm ra một cách an toàn nhất để thực hiện, cho dù phải đánh đổi những thứ mà họ thậm chí còn không nhận ra, điều này tôi sẽ phân tích ở phía sau. Đương nhiên, các công ty đã nắm bắt rất rõ tâm lí của người tiêu dùng, và loại thuốc thánh tên là miễn phí sẽ giúp họ giảm được cơn đau của sự mất mát, và mang đến sự dễ chịu của sự an toàn trong tiềm thức.
C, Không có gì là miễn phí.
          
  Tôi xin mạn phép được trích một vài ví dụ từ trong một nguồn tên: “Trên đời có gì là miễn phí không? There's no such thing as a free lunch!” của kênh Youtube: “Kinh tế không kinh thế”. Nội dung như sau: Hãy tưởng tượng có một ngày nào đó, có một người nào đó, đưa ra một lời đề nghị rằng bạn có muốn dùng bữa sáng với ông ta tại một quán phở nào đó. Ông ta trả tiền bát phở đó cho bạn và bạn nghĩ là bạn đã thu lời hoàn toàn trong trường hợp này mà không mất gì. Đó là quan điểm mà tôi thấy khá ngây ngô, chỉ cần nghĩ lại một chút bạn sẽ nhận ra ngay vấn đề. Giả sử bạn nhận được một bát phở 15k, và dùng bữa sáng trong vòng một giờ đồng hồ. Điều này sẽ có lợi hơn nếu bạn cùng bỏ một khoảng thời gian tương đương cho một công việc bán thời gian để có được 10k/1h. Vậy thì 10k ở đây chính là chi phí cơ hội (opportunities cost) mà bạn phải bỏ ra đó. Đương nhiên là bạn đã bỏ qua một line làm việc mà bạn đáng lẽ ra phải thực hiện, bạn còn có nguy cơ bị phạt một khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với giá trị của bát phở kia nếu quản lí của bạn bất giác phát hiệu ra điều đó. Và lượng kinh nghiệm đến từ việc thực hành kha khá bạn có thể tiếp thu được từ buổi đi làm đó cũng sẽ biến mất luôn. Và cùng nhau tưởng tưởng đến viễn cảnh mà bạn quyết định bỏ qua một bữa ăn nem chua rán cùng người yêu vào cùng khung giờ đó thì bạn sẽ phải hứng chịu những thiệt hại gì cho bát phở kia. Bạn sẽ mất chi phí cơ hội là được đi ăn cùng cô ấy, đương nhiên sau đó bạn còn có thể bị cô ấy giận vì thất hứa. Rồi tiếp theo bạn hãy nghĩ đến thời gian mà phải đi dỗ dành cô người yêu kia, thứ mà bạn có thể dùng để làm vô số việc có ích cho bạn. Ý tôi là trong mọi trường hợp, kể cả việc làm đó dẫn đến sự miễn phí hay không, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ được trao cái quyền năng được lựa chọn rằng bạn không mất bất kì thứ gì. Cho nên làm ơn hãy bớt ngây ngô và tham lam đi, chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ chẳng thể không cho đi một vật quan trọng với bạn, vật đó có thể là những thứ hữu hình như tiền bạc, vật chất đến những thứ không thể cầm nắm được đó là khoảng thời gian có hạn trong cuộc đời ngắn ngủi của bạn hay kiến thức, kinh nghiệm cùng công sức. Trong nội dung mà tác giả đã đề cập, có một phạm trù được khái quát hóa. Có ba con đường mà bạn chọn để đi mà cả ba cùng dẫn đến đích tên lần lượt là A, B và C. Trong khi bạn dễ dàng nhận ra con đường C đầy bùn đất và ngoằn nghoèo kia không phải là một nơi lí tưởng và hợp lí để tiếp bước. Khi cân nhắc giữa con đường A và B, bạn thấy một ưu điểm nho nhỏ nếu đi trên con đường này thì trong tình huống này, con đường B chính là chi phí cơ hôi của bạn. Nói cách khác, trong khi bạn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí, bạn đã đánh mất đi chi phí cơ hội của chính bạn. Trên hết, thứ mất đi đó là quyền được kiểm soát những thông tin cá nhân của chính mình. Facebook và Google có lẽ là hai cái tên đình đám trong việc có thể kiểm soát và theo dõi một lượng lớn thông tin của người dùng. Mặc dù không muốn thừa nhận, nhưng họ cũng sống nhờ tiền quảng cáo như mọi nền tảng khác mà thôi. Có nghĩa là họ sẽ bắt tay với rất nhiều hãng hàng, để họ có thể đặt quảng cáo trên trang của họ, đổi lại họ sẽ nhận được tiền từ cú bắt bắt tay đó. Nhưng vấn đề nảy sinh ở đây đó là, giả sử bạn là một người ăn chay, sẽ thật là khó chịu nếu facebook liên tục đưa ra quảng cáo thịt hộp sau khi bạn lướt qua mỗi 2 bài đăng (và một thông tin về số lượng người ăn chay trên thế giới năm 2016 ước tính là hơn nửa tỉ người, điều này cho thấy ví dụ trên có tính bao quát rộng như thế nào). Thật là tai hại nếu tình huống đó thực sự xảy ra, nhưng tất nhiên, đội ngũ facebook sẽ chẳng bao giờ làm người dùng khó chịu như vậy cả. Bạn thắc mắc ư? Những quảng cáo giày từ shopee hay tiki sẽ hiện lên nay lập tức trước mắt bạn sau khi bạn vừa buôn dưa với bạn của bạn về câu chuyện rằng thấy một anh chàng tự tin rảo bước trên phố với đôi giày Adidas trắng muốt của anh ta. Cũng dễ hiểu thôi, Facebook sẽ theo dõi những cuộc trò chuyện trên Messenger của bạn ngay sau khi bạn đăng nhập vào nền tảng này. Không những thế moi thao tác của người dùng trên đây cũng được lưu lại, thống kê để phán đoán xu hướng và thói quen tiêu dùng để chèn quảng cáo vào thời điểm hợp lí nhất. Dù luôn bị Facebook theo dõi nhưng người dùng mạng xã hội này lại không có cách gì xem và biết được Facebook đã thu thập được những thông tin gì về mình. Sau khi chịu nhiều công kích về vấn đề rò rỉ thông tin người dùng, Facebook mới chịu phát triển một chức năng gọi là ‘Các hoạt động ngoài Facebook’ (‘Off-Facebook Activity’). Điều này có thể hiểu đơn giản như sau, bạn sử dụng dịch vụ Facebook miễn phí và tự nhiên, thì Facebook cũng sẽ coi việc giám sát thông tin cá nhân của bạn là điều đương nhiên, vì đó chính là mối quan hệ cộng sinh đôi bên cùng có lợi.
IV, Liên hệ thực tế
            Nãy giờ tôi chỉ kể về mặt khá là tiêu cực của hiệu ứng con số 0 cám dỗ mà bỏ qua những mặt đóng góp tích cực của nó thì quả thật là một thiếu sót. Trong thực tế, việc miễn phí cho người dùng khi sử dụng các dịch vụ là điều được khuyến khích và tạo ra những thay đổi mạnh mẽ so với thu của họ một khoản phí nho nhỏ cho việc đó. Ví dụ như sau, nếu một đất nước quyết tâm muốn giải quyết vấn đề ùn tắc các phương tiện giao thông vào giờ cao điểm hoặc bảo vệ môi trường khỏi những khói bụi ô nhiễm thì người dân sẽ luôn được khuyến khích rằng nên chọn các phương tiện công cộng như xe buýt để di chuyển thay vì các loại xe cá nhân. Điều nay nghe không hấp dẫn những người dân nếu các chuyến xe buýt công cộng bắt họ phải dậy sớm rồi chờ đến đúng giờ để không phải chờ đi chuyến khác trong sự bực dọc. Nên miễn cho họ những chi phí về tiền vé sẽ giúp họ phần nào có động lực để chọn những chuyến xe buýt như là sự liệu chọn thay thế cho chiếc xe máy của họ. Một ví dụ khác, chúng ta luôn mong muốn bản thân có một sức khỏe tốt và tràn đầy sức sống, không bệnh tật. Vậy nên, các bộ phận y tế luôn mong muốn người dân nên tự giác đến khám định kì khoảng 3 tháng/ 1 lần mà tránh được những bệnh hiểm nghèo không mong muốn. Nhưng khi phải bỏ thời gian và công sức mà mất đi một ngày làm việc hay một ngày nghỉ quý giá là một cái giá mà họ khó có thể chấp nhận được. Hãy miễn phí cho họ việc khám bệnh và các chi phí phát sinh. Tất nhiên phải bỏ qua một số những chi phí nhỏ, nhưng kết quả chung mà chúng ta nhận được sẽ rất khả quan.
            Các bạn thấy đấy, mặt hàng hay dịch vụ miễn phí ảnh hưởng và phát huy một sức mạnh rất to lớn đúng không? Qua bài viết, tôi mong chúng ta đều ý thức được những hành động của chúng ta thay đổi như thế nào khi nhận ra sự miện phí. Khi hiểu được điều đó, chúng ta sẽ phần nào né tránh đi những miếng mồi ngon của các công ty lớn. Một lần nữa cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết này. Thân.
            Nguồn dẫn chứng: hầu hết ở trên mạng.