Dư luận mấy hôm nay, đặc biệt là MXH xôn xao vì 1 đoạn clip có người cha xem SGK lớp 1 của con và sau đó văng tục cũng như tuyên bố sẽ cho con nghỉ học. Sau đoạn clip đó thì có 1 đoạn clip dài hơn về 1 cô giáo đứng lớp chỉ các ô vuông trên bảng và yêu cầu các bé trong lớp đọc 1 câu ca dao quen thuộc ứng với các ô vuông đó. Mình sẽ trích dẫn link dưới đây (2 clip đã được ghép làm 1)
Sau 2 đoạn clip trên thì có vô vàn những ông bố, bà mẹ, công nhân, trí thức, doanh nhân, văn nghệ sĩ, hotgirl, hotboy, hot facebooker đều chuyển thành nhà ngôn ngữ học xúm vào phân tích, mổ xẻ sự xuống cấp của nền Giáo dục Việt Nam cũng như miệt thị, xúc phạm nặng nề ông Hồ Ngọc Đại, người đưa ra cách tiếp cận Tiếng Việt cho trẻ em lớp 1 theo cách như trên. 
Vậy mình có vài điểm cần chia sẻ:
  1. Nếu cầm trên tay quyển sách Tiếng Việt lớp 1 đó rồi, hoặc nếu chưa cầm trên tay mà chỉ bức xúc theo số đông thì các bạn làm ơn để ý và nhận thức rằng đó là Bài học đầu tiên có tên “Tách LỜI ra thành TIẾNG”. Dĩ nhiên các ô vuông đó đang đại diện cho số TIẾNG phát ra trong 1 câu nói. Theo đúng suy nghĩ thì trẻ em lớp 1 là những bé hoàn toàn chưa biết gì về số hoặc chữ cái, nên việc xác định TIẾNG bằng những mô hình ô vuông như thế là cách đơn giản nhất để các bé tiếp cận với nội dung bài học là “Tách LỜI ra thàng TIẾNG”. Những ô vuông này hoàn toàn không đại diện cho CHỮ nên việc dựa vào ô vuông, hình tròn, tam giác mà các bạn cộng động mạng, hotgirl, nhà báo, nghệ sĩ chế ra ngôn ngữ để nói chuyện, nhắn tin, viết đơn xin việc chỉ thể hiện họ không hề suy nghĩ hoặc tìm hiểu kỹ về vấn đề họ đang châm biếm.
  2. Cách tiếp cận tiếng Việt như thế này là công trình khoa học đã được bắt đầu sử dụng từ năm học 1978-1979 rồi sau đó được sửa chữa áp dụng nhân rộng từ từ tại các trường Thực nghiệm Sư phạm tại các địa phương trong những năm sau đó. Và rõ ràng không hề có 1 người nào từng học qua phương pháp này bị mù chữ hoặc không nói được tiếng Việt vì đây chỉ là cách tiếp cận khác với cách tiếp cận mà bạn hoặc những người chỉ trích được học hoặc đang tự hình dung trong đầu. Còn về phần kết quả chắc chắn sẽ không có gì khác. Mình sẽ đăng hình ảnh của bản in năm 1987 tại trường Thực nghiệm Sư phạm ở Tp Hồ Chí Minh cho các bạn tham khảo. 


  3. Việc các bạn hỏi sao không huớng dẫn kỹ càng cho phụ huynh để phụ huynh hiểu và dạy con phụ nhà trường? Rõ ràng việc thay đổi 1 suy nghĩ đã quen thuộc của những người trưởng thành nhưng lười suy nghĩ là 1 việc làm còn khó gấp tỉ lần so với việc dạy 1 đứa bé mới vào lớp 1 cách tiếp cận này. Vấn đề ở đây là sự tự ti của chính những người lớn, những phụ huynh khi thấy con em mình học khác với những gì mình tưởng tượng nên có những phản ứng tiêu cực. Trở lại với clip người cha xem và hỏi con trong SGK thì việc bắt 1 đứa bé mới vào học lớp 1 hiểu được đâu là chữ Tháp, chữ Mười, chữ Bông Sen rõ ràng khó hơn nhiều sau với việc hình dung các TIẾNG có trong câu nói đó. Một đứa bé chưa có khái niệm về CHỮ CÁI, CON SỐ sẽ có suy nghĩ và cách tiếp cận khác với người lớn. Đây là cách tiếp cận dành cho 1 đứa bé sơ khai nhất, chưa bị ba mẹ nó bắt phải học trước. Nếu vậy thì đang giảm tải cho chính con em của quý vị chứ mắc gì mà quý vị chửi? 
  4. Điều có lợi cho 1 đứa trẻ khi đi học là được ba mẹ, người lớn truyền cho sự háo hức tìm tòi, tiếp cận cái mới chứ không phải bắt nó khư khư học theo những gì ba mẹ của nó biết. Bình thường các bạn cũng có đủ kiến thức để chỉ cho chúng nó về Lịch sử, Địa lý, Anh văn, Hàm số, Đạo hàm, Cân bằng hoá học, Số Oxi hoá… đâu mà lần này các bạn không huớng dẫn được con cách học tiếng Việt thì các bạn lại sợ con mình ngu? Chẳng qua cách tiếp cận này chạm vào cái thành trì cuối cùng là các bạn cũng phải dạy được con các bạn cái gì đó nên ngay cả môn dễ nhất là Tiếng Việt lớp 1 mà bạn cũng không hiểu nên các bạn mới tru tréo lên như thế thôi. Nói thế chứ lên đến các khái niệm về Chính tả, chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ chưa chắc các bạn đã nhớ. Việc dạy kiến thức là việc của thầy cô, còn các bạn nên chú tâm dạy con mình cách làm người, cách hào hứng tìm hiểu các mới thì tốt hơn chứ thấy cái gì trong sách mình không hiểu lại sợ con nó nói mình dốt nên chửi thầy cô, chửi nhà trường, chửi nền giáo dục thì chỉ giúp con bạn ngày càng có những suy nghĩ tiêu cực thôi.
  5. Nhiều bạn có nói rằng nên cho con học trường Quốc tế hoặc đi nước ngoài học để thoát khỏi nền giáo dục ở VN hiện nay. Mình nghĩ thì cũng tốt thôi, thứ nhất là sẽ giảm tải được số lượng học sinh hiện nay ở Việt Nam, thứ 2 là khi bạn thoả mãn được suy nghĩ của bạn thì bạn sẽ bớt chửi đổng. Nhưng sẽ ra sao khi đã cho con bạn học môi trường Quốc tế rồi mà vẫn bắt gặp những cách học mà bạn không hiểu? Bạn không tin ư? Mình sẽ đưa ra 1 vài dẫn chứng sau đây https://youtu.be/X9KebTgfLJI. Chú ý đoạn từ 3p23 đến 3p30 bạn sẽ ngạc nhiên khi người giáo viên chỉ vào cái bảng trắng rồi đọc tên các con vật. Hoặc việc thể hiện số TIẾNG trong 1 từ lại bằng các mẫu LEGO như hình. Hoặc cách học phát âm Phonics như trong link https://youtu.be/NzHVmX1pnc8
    Tóm lại, cảm ơn vì bạn đã đọc đến đây. Nếu thật sự cảm thấy mình chưa đúng khi chỉ trích mấy cái ô vuông trong sách Tiếng Việt lớp 1 trong thời gian vừa qua thì mình chỉ cần bạn viết 3 chữ TÔI XIN LỖI lên Facebook của bạn. Còn nếu như bạn cảm thấy bạn vẫn muốn tranh luận thì vui lòng cmt bên dưới.

Đọc thêm: