Cải cách chữ viết, và tư duy bảo thủ của giới trẻ
Dạo gần đây, cánh báo chí, truyền thông và cả cộng đồng mạng đang tranh cãi lẫn nhau về nghiên cứu của PGS.TS Bùi Hiền. Ủng hộ có,...
Dạo gần đây, cánh báo chí, truyền thông và cả cộng đồng mạng đang tranh cãi lẫn nhau về nghiên cứu của PGS.TS Bùi Hiền. Ủng hộ có, phản đối có, nhưng theo như mình lượn lờ, thì rất ít những người đưa ra được quan điểm của mình một cách có lập luận rõ ràng. Ở trong phạm vi cảm quan cá nhân của mình, do mình thấy phần lớn mọi người là phản đối, nên ở đây, mình sẽ đứng ở lập trường chất vấn những người phản đối.
Một trong số những lý lẽ, lập luận mà những người phản đối đưa ra, mà mình thấy nhiều nhất, chính là sự kì dị của tiếng Việt cải tiến mới khi so với bản thân tiếng Việt cũ.
Điển hình ở đây

Chỉ là vài ví dụ vui cho mọi người dễ hình dung, nhưng lại được rất nhiều người phản đối. Mình thấy khá là kì lạ. Điển hình như ở chữ “cụk cặk”, bởi vì mọi người quen với chữ “cục cặc” (xin lỗi cho mình viết thẳng), nên sẽ thấy nó là trái với thuần phong mỹ tục, là không chấp nhận được. Nhưng sao bạn không nghĩ lại, nếu trước khi biết chữ, bạn được dạy “cụk cặk” được đọc là “trục trặc” thì sao? Thế ra, những thứ mà mọi người cho là lập dị, là kì lạ, chỉ là do thói quen của mỗi người mà thôi. Nếu chúng ta thay đổi thói quen của mình, chúng ta sẽ thấy chữ viết mới không có gì phản cảm.
Thứ hai, mọi người nhắc đến việc thay đổi về các ký hiệu đo lường, như cm à km. Theo mình, việc này là vô lý. Bởi vì, cm, km, … đã được quy định là ký hiệu, nó không ảnh hưởng gì đến chữ viết của chúng ta cả. Các ký tự ξ, α, β
,... chúng ta cũng không được học, và mặc định xài nó một cách bình thường. Thế nên, việc cải tiến tiếng Việt vốn không ảnh hưởng đến những thứ chúng ta đã học về các đơn vị liên quan đến khoa học. Bản thân những nước không sử dụng bảng chữ cái latin, vẫn sử dụng các kí hiệu cm, km một cách bình thường.
Trên đây là những phản bác của mình với những ai có thành kiến với tiếng Việt cải tiến, nếu bạn còn ví dụ nào khác về sự khó chịu của bạn đối với tiếng Việt cải tiến, mời bạn bình luận ở dưới.
Theo như cá nhân mình thấy, nghiên cứu của bác Hiền là đáng quan tâm. Bản thân tiếng Việt chỉ mới xuất hiện không lâu nếu so sánh với các ngôn ngữ, chữ viết khác trên thế giới. Vì thế, việc nó tồn tại những bất cập, sai sót là điều khó tránh khỏi. Bản thân mình, trong phần trên của bài viết, sử dụng từ “ký” và “kí” một cách lung tung, và cái nào cũng được chấp nhận cả. Nghiên cứu của bác Hiền, cũng có cái hay, cái dở, tại sao chúng ta không nghiên cứu thêm về đề xuất mới này, thay vì chỉ nhảy vào chửi bới? Biết đâu sau này, con cháu chúng ta sẽ nhắc tới bác Hiền như là một người thay đổi tiếng Việt hiện đại?
Trái lập lại với những ý kiến không đồng tình, cũng có rất nhiều người lên tiếng đồng ý về việc cải cách chữ viết, mình xin dẫn một vài link tham khảo:
Có rất nhiều người đã phân tích cái hay, cái dở của bảng chữ cái mới này. Mình kiến thức hạn hẹp, xin không có ý kiến.
Cuối cùng, mình xin nói đến việc các bạn trẻ đang ngày đêm chửi rủa. Sau đây là một vài ý kiến mình thấy.


Ngoài ra, trong link sau, cũng có rất nhiều người chửi, các bạn có thể vào xem comment nếu muốn.
Đáng tiếc thay, các bạn chửi bác Hiền, hầu hết lại là người trẻ. Các bạn trẻ, đang ngày đêm kêu gọi sự đổi mới, kêu gọi lập startup, kêu gọi cải cách, kêu gọi chính phủ thay đổi với nền công nghiệp 4., đáng buồn thay, lại là những người ngại thay đổi. Bạn kêu gọi kiểu gì, khi mà tiếp xúc với những cái mới, thay vì hào hứng tìm hiểu nó, bạn lại ra rả chửi rủa. Hóa ra, lời kêu gọi đổi mới của các bạn, chỉ là theo phong trào, a dua cho xuông? Các bạn hô hào sang tạo, nhưng khi có một cái gì đó đi ngược lại ý thích của mình, thì lại dìm nó bằng những ngôn từ chợ búa nhất?
Các bạn trẻ đang đọc spiderum, ít ra nó cho thấy, các bạn cũng có ý muốn được tốt hơn. Mình khuyên các bạn, đừng chạy theo dư luận, đừng chạy theo mấy bài báo chê trách rồi chê trách theo. Mình nên tự suy xét ý kiến của mình, và so sánh nó với ý kiến khác, xem nó hay, dở chỗ nào. Đó mới là tư duy phản biện, chứ không phải là adua chửi theo người khác, rồi dùng những gì người khác nói làm lập luận cho mình.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

sanyschan
Mình có viết một chút về quan điểm của mình cho vấn đề này, mình xin paste lại ở đây lý do vì sao mình cho rằng việc cải cách tiếng Việt trên thực tế không thể hoạt động và không cần thiết:
Trên thực tế ngay cả khi không có ai đề xuất thay đổi thì tiếng Việt cũng đang dần phát triển và thay đổi theo từng giai đoạn. Teencode và các từ lóng, từ viết tắt hoặc những nghĩa khác của từ cũng chính là sự thay đổi và phát triển của tiếng Việt. Nói cách khác, tiếng Việt vẫn đang được điều chỉnh mỗi ngày mà không cần đến sự đề xuất của vị Phó giáo sư - Tiến sĩ ngôn ngữ nọ. Tuy nhiên, bài viết này không đi sâu vào vấn đề học thuật mà chỉ đưa ra một số lý do cho việc không thể thay đổi chữ Quốc ngữ.
- Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có sự bất quy tắc: Ngay cả trong ngôn ngữ toàn câu là tiếng Anh cũng tồn tại nhiều trường hợp bất quy tắc. Trong tiếng Việt cũng như thế, chỉ là số lượng từ và trường hợp bất quy tắc của tiếng Việt nhiều hơn so với đa phần các ngôn ngữ khác mà thôi.
- Tiếng Việt đã được sử dụng và phát triển “vào nếp” hoàn hảo: Người ta bảo rằng chỉ cần thực hiện cùng một hành động liên tục suốt 21 ngày là sẽ trở thành thói quen khó bỏ. Còn tiếng Việt đã đồng hành cùng nhiều thế hệ người Việt suốt 366 năm qua, vô vàn những văn bản đã sử dụng ngôn ngữ này nhuần nhuyễn đến mức gần như không thể thay đổi được nữa.
- Mất nhiều thời gian để hoàn chỉnh bộ chữ Quốc ngữ “mới”: Cũng như tiếng Việt phải mất hơn 300 năm mới có thể tạm thời hoàn chỉnh được như hiện tại, khi thông qua đề xuất cho bộ chữ mới thì các thế hệ trước đây - hiện tại và tương lai cũng phải mất ít nhất 1/3 thời gian tương tự để vào nhịp. Việc này gây ra nhiều sự rắc rối không đáng có. Nhất là trong vấn đề hành chính - kinh tế và chính trị.
- Nhiều sự bất cập trong tiếng Việt “mới”: Không giống như tiếng Anh chia ra thành nhiều thì với các ngữ pháp mặc định nhằm làm rõ nghĩa của từ vựng, tiếng Việt vẫn còn nhập nhằng rất nhiều giữa các thì hiện tại - quá khứ và tương lai với nhau. Ngữ pháp tiếng Việt cực kỳ phong phú và từ vựng cũng có nhiều từ đồng âm, đồng nghĩa. Vì thế khi chuyển đổi sang bộ chữ mới, người sử dụng sẽ gặp cực kỳ nhiều rắc rối (như trong hình đính kèm) mà có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để đưa ra giải pháp và điều chỉnh.
- Bất hợp tác từ người sử dụng: Người sử dụng chính tiếng Việt chính là hơn 90 triệu dân của đất nước, nhưng chỉ có một số rất ít trong đó đồng ý với kiến nghị thay đổi bảng chữ cái. Cũng giống như việc đưa tiền xu vào sử dụng gần chục năm trước đây, những đồng tiền kim loại tròn đã sớm bị tuyệt diệt bởi sự từ chối sử dụng từ người dân. Kết quả là cho tới hiện tại, không còn nơi nào sử dụng tiền xu nữa. Đối với tiếng Việt cũng tương tự, nếu không có sự ủng hộ từ số đông thì ngôn ngữ mới này sẽ không bao giờ có thể hình thành và phát triển được.
Chỉ một vài lý do liên quan tới vấn đề xã hội trên là đủ để tiếng Việt mới không thể thông qua và sử dụng rộng rãi được rồi. Vì thế việc tranh cãi xoay quanh vấn đề này thực tế cũng sẽ không đi đến đâu được bởi lẽ: dù tiếng Việt hiện tại còn nhiều vấn đề cần chỉnh sửa và hoàn thiện, nhưng nó cũng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
- Báo cáo

Vinh Pham
Mình đồng ý kiến với bạn.
- Báo cáo

Viet Anh Tran

Tôi chỉ hóng bài của anh TheMerc về vấn đề này, khuyên bạn hóng cùng :)) cư dân mạng thì thôi...
- Báo cáo

Tam Thiếu
- Chưa tính đến việc ngôn ngữ mới nên hay không, nhưng việc bạn nói hầu như người phản đối là giới trẻ thì bạn đã sai rồi. Bằng chứng bạn lấy từ mạng xã hội thì bạn nên cân nhắc đến việc số lượng người trẻ sử dụng mạng xã hội đông gấp nhiều nhiều lần số lượng người già.
- Còn về việc cải cách thì rõ ràng hiệu quả kinh tế sẽ không cao hoặc âm kể cả về tương lai lâu dài. Theo bác Bùi Hiền thì việc cải cách sẽ giảm được 8% giấy mực. Con số 8% có vẻ là lớn nhưng so với việc số lượng sách vở giấy tờ bị thay đổi thì lợi ích kinh tế đến từ việc giảm giấy mực có lẽ sẽ mất tận vài chục năm mới thấy được. Và sau vài chục năm nữa, có lẽ hầu như dữ liệu văn bản đều nằm trên internet, và số lượng người VN sử dụng tiếng Anh cũng tăng lên gấp vài chục lần.
Đây chỉ là phỏng đoán của mình trên góc độ kinh tế, không hoàn toàn chính xác nhưng theo xu hướng toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp 4.0 thì điều trên khá là hợp lý, vậy nên mình cho rằng ko nên cải cách cái này làm gì, tiếng Việt vẫn đang làm tốt vai trò của nó.
- Báo cáo
phong9527
Từ khi báo Thanh Niên đăng bài về TS Bùi Hiển, đã đọc và thấy đề xuất như cứt, lợi ích hầu như không đáng kể, mà chi phí và thiệt hại thì vô cùng lớn. Chưa kể là tuyệt đối không thể thực hiện trong thực tế. Lần này rõ ràng đám đông đã đúng. Ai muốn dũng cảm đi ngược đám đông để tỏ ra mình khác biệt thì đúng là ngu.
- Báo cáo

Rosemary He
Mà lại có nét giống cuộc cải cách văn hóa của Trung Quốc. 

- Báo cáo

Anthony
Tôi bất ngờ là các chuyên gia còn chưa đánh giá, chưa đưa ra được lộ trình thay thế mà bạn đã đánh giá được thiệt hại là vô cùng lớn tương quan với lợi ích đạt được, là thứ mà tôi cũng như bạn cũng chưa đánh giá được nốt. Tôi ko hiểu sao những người chưa có chuyên môn lại có thể dễ dàng phán xét một vấn đề mang tính khoa học như vậy?
- Báo cáo

Nguyễn An
vấn đề không phải là đi ngược đám đông hay đi cùng đám đông, mà là sử dụng lý tính để suy nghĩ thấu đáo về một vấn đề.
Đề xuất sai? Ok,cứ coi như thế và không bao giờ nhắc đến nó nữa, nhưng chỉ dẩu mồm lên chửi trong khi hiểu biết của mình còn ấm ớ thì là đúng à? Ông nghĩ những người ý kiến khác với đám đông chỉ vì họ muốn tỏ ra khác biết thì quả thật đầu óc ông quá nông cạn và hẹp hòi.
- Báo cáo
phong9527
Cả 2 bạn đều ngu.
- Báo cáo

Nguyễn An
:)) thế thì cũng hết cái để nói
- Báo cáo

Resetall
Tôi nghĩ giống bạn. Giờ đi đâu cũng gặp người ta chửi vụ này, chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề thì phiến diện lắm.
- Báo cáo