Lại về vấn đề mà người dân đang kêu ca cả 2 năm nay nhưng tới giờ vẫn không có hướng giaie quyết triệt để từ chính phủ.
Chuyện cư trú. Vâng từ 1.7.2021 áp dụng luật cư trú mới và tiếp theo đó là các quyết định như bỏ sổ hộ khẩu, thông tin cư trú sẽ được tích hợp vào CCCD gắn chíp.
Về cá nhân tôi, thì tại thời điểm đó tôi đã rất hào hứng khi không cần phải cầm sổ hộ khẩu đi làm thủ tục nữa. Mọi thông tin đã có trên hệ thống.
Nhưng tôi đã nhầm, tôi đã sai, cùng cái sai như nhiều người khác và đang thất vọng. Là 1 ngày đẹp trời. Tôi chuyển chổ ở. Là 1 công dân chấp hành pháp luật. Ra công an phường đăng kí tạm trú và hoàn tất hồ sơ. A công an phường cũng rất nhẹ nhà và thông báo đã xong, chỉ cần nhập lên hệ thống nữa là được. Tôi vui lắm. Cho đến thêm 1 ngày đẹp trời 1 năm sau đó, tôi bị mất căn cước công dân, và phải ra công an quận để làm lại, vì đã có tạm trú nên không cần về quê.
Câu chuyện bắt đầu, các anh công an quận thồn báo tôi chưa đăng kí tạm trú. GHÊ CHƯA? vâng, là tôi chưa đăng kí tạm trú. Tôi quay lại phường và được hướng dẫn đăng kí tạm trú lại từ đầu. Vẫn khai báo thông tin và hoàn tất hồ sơ theo yêu cầu. 1 tuần sau tôi lại đi làm căn cước công dân, và vẫn nhận được thông báo chưa đăng kí tạm trú. BẤT NGỜ lần 2 luôn. Lại quay về công an phường. Các cuộc điện thoại, các lần ra phường. Tôi biết nếu không đăng kí tạm trú được thì sẽ rất rắc rối. Và như vậy sau 3 tháng tôi vẫn không đăng kí được tạm trú. Lúc này chán đừng hỏi và muốn chửi cực. Nhưng thôi coi như đen. Tôi bỏ cuộc.
Cho tới 1 ngày đẹp trời khác. Tôi cần giấy xác nhận cư trú. Vâng, tôi lại ra phường xin giấy. Họ nói tôi chưa đăng kí tạm trú nên không xác nhận được. Và cái việc tôi làm tới quen thuộc là đăng kí lại từ đầu. Kết quả sau 2 tuần vẫn là kết quả của 3 tháng trước. ĐIÊN LẮM.
Lần này gấp, phải có giấy. T đập dập 500 cái bánh mì trứng và 2 ngày sau tôi cầm trên tay giấy xác nhận cư trú. Vâng, cuối cùng tôi cũng đã có giấy xác nhận cư trú. Nộp giấy xong công việc đã. Tôi ra công an quận làm CCCD, bất ngờ thay tôi vẫn chưa có thông tin cư trú trên hệ thống. LÚC NÀY MỚI CAY NÀY. Khác gì cái giấy kia là kí khống không cơ chứ.
Vậy là từ thời khác đó, suy nghĩ về cải cách 4.0 của chính phủ về cư dân với tôi nó là 0.4 theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng. 1 sự thụt lùi quá thể đáng.
Sự thụt lùi này cá nhân tôi đánh giá nó không nằm ở vấn đề chủ trương, nó nằm ở chổ con người và tổ chức. Cái văn hóa làm việc tắc trách của rất rất nhiều cán bộ công chức, làm việc yếu kém, thiếu tư duy, thiếu trình độ, thiếu kĩ năng và sự quản lý yếu kém của người đứng đầu tổ chức. Nhưng cái đó đã gây ra sự thụt lùi từ 4.0 về 0.4.
Tôi đã mường tượng rằng, cái hệ thống dữ liệu cư dân đó hoạt động tốt. Và việc in giấy sẽ thực hiện trên dịch vụ công và giấy xác nhận sẽ là đóng dấu xác nhận điện tử, xuất file pdf người dân in ra mà đem đi sử dụng. Mường tượng rằng cầm CCCD gắn chíp ra cơ quan làm thủ tục quét chíp là có thông tin chứ không cần người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, xác nhận cư trú. Mà thực tế cái giấy xác nhận cư trú về nội dung nó có khác gì sổ hộ khẩu đâu.
Đây là tôi, còn rất nhiều người dở khóc dở cười vì các sổ hộ khẩu đã bỏ và cái giấy xác nhận cư trú kia. Thật là bước thụt lùi.
Cũng vừa đọc 1 bài trên facebook. Là ở Thái Nguyên, sinh viên đi đăng kí tạm trú phải trình sổ đỏ gốc của chủ nhà và giấy phép xây dựng ngôi nhà đó. Nghe thì ảo, nhưng có bạn giải thích để công an họ biết nhà đó xây có hợp pháp hay không? Nếu lời giải thích này mà đúng thì tôi cần xem lại năng lực tư duy của cán bộ ở Việt Nam đang ở mức nào.
Về nguyên tắc. Khi xây nhà, dù là nhà dân thì ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp giấy phép xây dựng nếu ngôi nhà được xây dựng trên đất hợp pháp (đất có sổ và đất được phép xây dựng). Trong trường hợp không hợp pháp thì sẽ không có chuyện được cấp giấy phép xây dựng. Và chủ nhà cố tình làm sai luật. Lúc này việc chủ nhà xây xong và dọn vào ở trong 1 ngôi nhà xây không phép đã hoàn thành thì cán bộ xã ở đâu, công an xã ở đâu mà để cho nhà xây không phép?
Vậy cho nên việc sinh viên đi đăng kí tạm trú hay bất cứ ai thì họ không cần phải xuất trình sổ đỏ và giấy phép xây dựng. Lỗi này là ở năng lực tư duy làm việc của cán bộ quá yếu kém. Không biết đâu là gốc, đâu là ngọn của vấn đề. Nó lại giống việc doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm của người lao động, trong khi vãn trừ đủ tiền. Để rồi bảo hiểm xã hội cắt quyền lợi của người lao động, trong khi chính bảo hiểm xã hội cho phép doanh nghiệp nợ. Đây là 1 người gây hậu quả nhưng lại 1 người khác chịu hậu quả.
Quay lại với việc đăng kí cư trú và bỏ sổ hộ khẩu. Nếu như chính phủ đã ban hành quyết định bỏ sổ hộ khẩu đồng nghĩa sổ hộ khẩu vô giá trị. Nhưng các cơ quan hành chính nhà nước lại yêu cầu sổ hộ khẩu hoặc xác nhận cư trú (như nói ở trên 2 cái này không khác gì nhau). 1 sự chồng chéo đến bất ngờ giữa cá cơ quan trong 1 chính phủ khi mà trên bảo dưới không nghe. Đây là 1 cơ hội để cho các cán bộ thực hiện lơii dụng để vòi vĩnh, ăn hối hộ, hạch sách, quấy nhiễu người dân.
Hi vọng chính phủ sớm đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề. Tình trạng này càng jeos dài thì công việc, cuộc sống của người dân càng bị ảnh hưởng. Cũng như ngăn chặn tình trạng trên bảo dưới không nghe để đất nước phát triển theo đúng chủ trương của chính phủ. Với trường hợp của tôi thì hi vọng chính phủ sớm hoàn thiện hệ thống dữ liệu cư dân quốc gia để người dân sử dụng nó thuận tiện trong công việc, tránh tình trạng mỗi cơ quan yêu cầu 1 kiểu. À và khi người dân đi đăng kí cư trú thì được hay không được thì cũng có 1 tin nhắn thông báo từ hệ thống về điện thoại người dân. Chứ đừng để cho người dân họ hóng ngày đêm nữa. Cuối cùng công tác cán bộ phải chuẩn, có trình độ, kiến thức, năng lực tư duy, làm việc tận tâm, có trách nhiệm với nhân dân. 1 đất nước có những cán bộ như vậy thì đất nước đó mới giàu mạnh được.
Góc nhìn thời sự
/goc-nhin-thoi-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất