Cách suy nghĩ khi đối diện với những hiện tượng "phép lạ"
Tấm ảnh chụp vào năm 1875 cho thấy một người đàn ông đang tập trung tinh thần để làm chiếc ghế trước mặt ông bay lơ lửng khỏi mặt đất....
Sống trong thế giới ở bất kỳ giai đoạn, thời gian, địa điểm nào chắc hẳn bạn cũng nghe đến những câu chuyện “kỳ bí”. Từ “top những bí ẩn chưa có lời giải đáp” xuất hiện đầy rẫy trên Internet ngày nay. Những câu chuyện phép lạ trong các nền văn hóa, các tôn giáo lớn. Những nhân vật “tâm linh” nổi tiếng có thể thực hiện những huyền thuật mà “khoa học” không giải thích được. Hay đơn giản chỉ là những báo cáo trong cuộc sống thường nhật mà nhuốm màu huyền bí như trông thấy hồn ma, nghe thấy giọng nói của Chúa, cho rằng một hiện tượng nào đó là dấu chỉ mách cho ta làm một điều gì đấy,...
“Phép lạ” là từ thích hợp nhất cho tất cả những câu chuyện như vậy. Định nghĩa phép lạ phổ quát nhất áp dụng cho hầu hết trường hợp ngày nay là ‘một sự vi phạm những quy luật tự nhiên’. Đi trên mặt nước, di chuyển đồ vật bằng tâm thức, biến nước thành rượu, không ăn uống vài tháng mà vẫn còn sống,... là những ví dụ của việc vi phạm các quy luật tự nhiên.
I. Định hướng suy nghĩ cho những câu chuyện "phép lạ
Khi đối diện với những câu chuyện này, nếu bạn là những người hoài nghi thận trọng thì có 2 cách. Cách một là đào sâu vào một hiện tượng cụ thể, đặt nghi vấn và đưa ra giải thích thay thế hay chỉ ra chiêu trò trong đó. Tuy nhiên, đối với những người tin vào phép lạ thì khi bạn vạch trần được hiện tượng, họ sẽ lại đem ra câu chuyện khác ra rồi kiểu như “Thế còn đây thì sao?”. Số lượng câu chuyện ‘phép lạ’ nhiều vô kể, bạn không thể nào đi từng hiện tượng một được. Vì thế cách hai sẽ là hợp lý nhất, đó là hãy dạy họ cách suy nghĩ về những hiện tượng ‘phép lạ’. Hãy cho họ hiểu được rằng TUYÊN BỐ PHI THƯỜNG CẦN BẰNG CHỨNG PHI THƯỜNG.
Vào thế kỷ 18, triết gia David Hume đã đưa ra một hướng tiếp cận cho vấn đề này. Cụ thể ông đã đưa ra như sau:
“Không lời khai nào là đủ để xuất bản ra một phép lạ, nếu như lời khai đó không phải là phép lạ, tức là sai lầm trong lời khai đó sẽ kỳ quặc hơn là thực tế mà nó nỗ lực để xuất bản.” - David Hume
Sẽ khó hiểu với nhiều người ở câu trên do văn phong của thời bấy giờ. Nên tôi sẽ chuyển lời của ông thành ngôn từ ngày nay. Hãy tưởng tượng bạn có quen biết một người A mà bạn rất tin tưởng, một người bạn tự tin anh ta sẽ luôn thành thật và có khả năng nhìn xa trông rộng. Bạn có thể nói là sẽ rất kỳ lạ, hay đó sẽ là một “phép lạ” nếu như A nói dối hay nhầm lẫn. Vì tính chất “phép lạ” của hiện tượng ‘A đi nói dối mình’ đó nên bạn sẽ rất khó tin được anh ta nói dối hay nhầm lẫn. Nhưng giả sử một ngày A kể cho bạn rằng anh ta nhìn thấy Mặt Trăng bị xé ra làm đôi bởi một bàn tay vô hình nào đấy. Bạn đang cho rằng việc ‘A nói dối hay nhầm lẫn’ là rất khó tin, nhưng liệu điều đó có khó tin hơn cái điều A bảo anh ta trông thấy không? Khi nghĩ như Hume, dù 2 sự việc xảy ra đều khó tin, nếu ‘Mặt Trăng thực sự bị xé làm đôi’ khó tin hơn ‘A nói dối (hay nhầm lẫn)’, bạn nên thiên về cách giải thích đó là anh ta đang nói dối (hay nhầm lẫn).
Nhưng làm sao để có thể xác định điều gì bạn nên chấp nhận là hợp lý, đáng tin cậy hơn? Phải chăng tùy vào quan điểm, khả năng nhận thức mà một người có thể chọn ra giả thuyết mà họ cảm thấy đáng tin cậy hơn hay sao? Như một người hay tin vào tác nhân vô hình thì thấy giả thuyết về nó đáng tin hơn là một giả thuyết về những điều hoàn toàn bình thường, tự nhiên như ảo giác chẳng hạn. Sau cùng thì điều gì đáng tin hơn điều gì cũng chỉ là quan điểm cá nhân của một người sao?
May thay, một quy tắc khác nữa kết hợp với tư tưởng của Hume để làm nên một công cụ hoàn hảo. Định luật dao cạo Occam có thể được hiểu như sau: Khi ta có nhiều lời giải thích cho cùng một hiện tượng, mỗi cái có sức mạnh giải thích ngang ngửa nhau, vậy bạn hãy chọn giải thích nào mà đưa ra ít giả định nhất.
II. Áp dụng suy nghĩ với tình huống cụ thể:
Thử lấy ví dụ cụ thể: giả sử một ngày bạn thấy một người B vốn dĩ hiền lành, nhút nhát bỗng trở nên hung hăng, sẵn sàng đập phá, tấn công người khác. Có những lý do sau khả dĩ cho điều này (bạn có thể nghĩ thêm càng nhiều lý do càng tốt):
1- anh ta đã kìm nén những cơn giận rất lâu và đến hôm khi quá chồng chất anh ta không còn kìm nén được thì toàn bộ cơn giận được xả ra bên ngoài.
2- Đó là bản chất của anh ta, từ trước đến giờ anh ta chỉ giả bộ là một con người hiền lành.
3- Anh ta bị cái gì nhập vào như quỷ ám.
Trong 3 lời giải thích cần nhận thấy không lời giải thích nào bạn có thể trực tiếp kiểm chứng, vì bạn không ở trong đầu anh ta để biết được anh ta đang nghĩ gì, và mọi lời giải thích nghe đều có vẻ logic như nhau, nên có thể nói 3 lời giải thích này có sức mạnh ngang nhau. Tuy nhiên hãy giả sử bạn được biết B những ngày trước có nhiều áp lực công việc, bị họ hàng, người thân la mắng, chê trách rất nhiều, và suốt cuộc đời anh ta chưa hề lớn tiếng với bất kỳ ai… Có thể thấy lời giải thích thứ 1 là khả năng đúng nhất, để chấp nhận lời giải thích 1 bạn chỉ cần tin vào những gì xảy ra rất thường xuyên, rất dễ thấy trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể thấy con người bộc phát cảm xúc nóng nảy khi đối diện với áp lực cuộc sống như B, và bạn có thể thấy một người hiền lành giỏi kìm nén cảm xúc. Bạn cũng có thể bắt gặp những người tương tự với câu nói “Tao hết sức kiên nhẫn rồi đấy!” cho thấy con người có khả năng kiềm chế cảm xúc ở các mức độ khác nhau. Nói chung, bạn không phải đưa ra giả định nào để chấp nhận giả thuyết 1 cả.
Còn giả thuyết 2 thì không phải không thể xảy ra, cũng có những con người giả tạo nhằm lên kế hoạch thực hiện một ý đồ đen tối, một âm mưu nào đó, hay để trục lợi, lừa đảo. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy là hiếm hoi hơn rất nhiều so với trường hợp ở giả thuyết 1. Ngoài ra bạn chẳng tìm ra một dữ kiện gì cho thấy B có động cơ để thực hiện một âm mưu, B chưa từng làm điều gì mờ ám, chưa từng nhận thấy thù ghét ai. Vậy nếu chấp nhận giả thuyết 2 bạn phải giả định B là người cực kỳ tài giỏi trong việc che đậy ý đồ, cực kỳ nhẫn nại để có thể giả bộ lâu như thế, và phải giả định một người chưa từng có chút kinh nghiệm nào trong việc thực hiện âm mưu có thể thực hiện thành thạo như những tên “chuyên nghiệp”.
Giả thuyết cuối cùng thì khó chấp nhận được nhất, nó không phù hợp với bất cứ trải nghiệm nào của chúng ta. Nó giả định là ma quỷ, linh hồn - một thứ vô hình với mắt con người - tồn tại. Nó mâu thuẫn với quá nhiều những hiểu biết của chúng ta về tâm lý và hành vi con người. Nó giả định rằng hành vi và cảm xúc của bạn bị chịu ảnh hưởng bởi một thế lực vô hình đứng đằng sau. Bạn không có một ví dụ về “quỷ ám” cụ thể nào để có thể đem ra so sánh. Chấp nhận giả thuyết này sẽ càng khiến một vấn đề vốn khó hiểu, mơ hồ giờ càng thêm khó hiểu, mơ hồ hơn và chả dẫn bạn đi đâu cả.
III. Phép lạ tại Fatima:
Hãy thử đi vào một tình huống phép lạ nổi trội nhất trong tôn giáo Kitô-giáo: phép lạ ở Fatima. Vào năm 1917, tại Fatima ở Bồ Đào Nha, một cô gái chăn cừu 10 tuổi tên là Lucia, đồng hành với 2 anh em họ của cô là Francisco và Jacinta, cho rằng họ đã thấy một ánh nhìn trên đồi núi. Bọn trẻ nói rằng ở trên đồi có một người phụ nữ đến thăm gọi là 'Trinh nữ Maria'. Theo lời kể của Lucia, linh hồn Maria nói với cô và bảo cô và những đứa trẻ khác rằng bà sẽ quay trở lại vào ngày thứ 13 của mỗi tháng cho tới ngày 13 của tháng 10, tới lúc đó bà sẽ biểu diễn một phép lạ để chứng tỏ bà chính là người mà tự bà nói về mình. Những tin đồn về phép lạ lan truyền khắp Bồ Đào Nha, và đúng ngày được bổ nhiệm một đám đông gồm hơn 70,000 người được cho đã đến tụ tập tại chính nơi đó. Phép lạ khi tới liên quan đến Mặt Trời. Có sự bất đồng giữa những lời giải thích cho câu hỏi Mặt Trời chính xác đã làm gì. Đối với một vài nhân chứng nó có vẻ đang nhảy múa, đối với những người khác nó xoay tròn như là bánh xe Catherine. Nhưng tuyên bố kịch tính nhất là:
"... Mặt Trời trông như bị xé rách khỏi thiên đường và đang đâm sầm xuống trước sự kinh hoàng của nhiều người ... Chỉ tới khi nó có vẻ như quả cầu lửa sắp rơi xuống và tiêu diệt họ, phép lạ mới ngưng lại, và Mặt Trời lại quay về vị trí bình thường trên bầu trời, mọc lên yên bình như mọi khi. "
Bây giờ nghĩ xem thực sự đã xảy ra chuyện gì? Có thực sự là một phép lạ tại Fatima không? Linh hồn bà Maria có thực sự xuất hiện không? Dù gì thì bà là người vô hình với tất cả mọi người ngoại trừ 3 đứa trẻ trên, nên bạn không cần phải quá bận tâm đến chi tiết đó làm gì. Thế nhưng phép lạ về Mặt Trời chuyển động được cho là đã thấy bởi 70,000 người thì sao, bạn phải làm thế nào? Liệu Mặt Trời có thực sự chuyển động không (hay Trái Đất chuyển động tương đối với Mặt Trời, vậy nên Mặt Trời có vẻ như đang chuyển động?) Đây là 3 giả thuyết cần cân nhắc (nếu bạn nghĩ thêm khả năng nào nữa càng tốt)
1 Mặt Trời thực sự chuyển động trên bầu trời và đang rơi sầm xuống về phía đám đông kinh hãi, trước khi quay trở lại vị trí ban đầu của nó. (Hay Trái Đất thay đổi kiểu quay của nó, theo cái cách như thể là nó trông như Mặt Trời đã chuyển động.)
2 Cả Mặt Trời và Trái Đất đều thực sự không hề chuyển động, và 70,000 người đã đồng thời trải qua ảo giác.
3 Không có chuyện gì xảy ra cả, và toàn bộ biến cố chỉ là xuyên tạc, phóng đại hay đơn giản là tạo dựng.
2 Cả Mặt Trời và Trái Đất đều thực sự không hề chuyển động, và 70,000 người đã đồng thời trải qua ảo giác.
3 Không có chuyện gì xảy ra cả, và toàn bộ biến cố chỉ là xuyên tạc, phóng đại hay đơn giản là tạo dựng.
Giả thuyết nào bạn nghĩ đáng tin cậy nhất? Chắc chắn giả thuyết 3 là đáng tin nhất rồi. Có vô vàn những truyền thuyết đô thị phổ biến xuất hiện đầy rẫy trên Internet ngày nay. Rất có khả năng một người tô vẽ câu chuyện hay phóng đại sự thật để đi tuyên truyền vì lý do trục lợi hay vì họ thực sự tin vào phép lạ. Dù gì đây vẫn là tin cậy nhất vì có rất nhiều chứng cứ ủng hộ cả trong lịch sử và đặc biệt là ngày nay. Giả thuyết thứ 2 thì nghe khó tin, nhưng thực ra chỉ với những người không tìm hiểu về tâm lý học. Kinh nghiệm thông thường của ta không cho ta tưởng tượng nổi làm sao 70,000 người có thể nhầm lẫn được.
Nhưng cứ tạm gác lại, cho dù giả thuyết thứ hai có vẻ khó xảy ra thế nào đi nữa. Liệu có khó hơn giả thuyết thứ nhất? Với ai có chút ít kiến thức thiên văn thì biết Trái Đất luôn được chiếu sáng một nửa, tức nửa thế giới chứ không chỉ riêng thị trấn ở Bồ Đào Nha nhìn thấy Mặt Trời. Nếu nó thực sự đã chuyển động, hàng triệu người trên khắp các bán cầu - chứ không chỉ riêng những người ở Fatima - sẽ bị khiếp khoảng vì nằm ngoài tầm hiểu biết của họ. Bằng chứng chống lại giả thuyết này còn mạnh hơn thế. Nếu Mặt Trời thực sự đã di chuyển ở tốc độ như được thông báo - 'đâm sầm xuống' về phía đám đông - hay nếu một thứ gì đó đã xảy ra làm thay đổi tốc độ tự quay của Trái Đất đủ để làm ta nhìn trông như thể Mặt Trời di chuyển ở tốc độ rất lớn - đó sẽ là tận thế đối với tất cả chúng ta. Hoặc Trái Đất bị đá ra khỏi quỹ đạo của nó và giờ sẽ trở thành hành tinh chết, tảng đá lạnh sẽ bị ném qua khoảng trống tối tăm, hoặc là chúng ta đã chạy vào Mặt Trời và bị nướng chín. Nếu chấp nhận giả thuyết này, bạn phải chấp nhận rằng kiến thức thiên văn chúng ta học được là sai. Rằng mọi định luật, lý thuyết đưa ra bởi bao đầu óc thế hệ các nhà khoa học lỗi lạc trong suốt 500 năm qua phải viết lại, nhưng vì lý do nào đó mà các nhà khoa học không để tâm hay không hề hay biết đến sự kiện thế này hay vì bảo thủ mà họ không muốn chỉnh sửa lại. Hoặc quy luật tự nhiên bị chi phối bởi thế lực có thể thay đổi nó, dẫn đến công việc làm khoa học là vô nghĩa, như vậy mọi công nghệ dựa trên hiểu biết về quy luật tự nhiên chỉ là tạm bợ, giả tạo.
Nhà thiên văn học Carl Sagan đã nói:
Nhưng cứ tạm gác lại, cho dù giả thuyết thứ hai có vẻ khó xảy ra thế nào đi nữa. Liệu có khó hơn giả thuyết thứ nhất? Với ai có chút ít kiến thức thiên văn thì biết Trái Đất luôn được chiếu sáng một nửa, tức nửa thế giới chứ không chỉ riêng thị trấn ở Bồ Đào Nha nhìn thấy Mặt Trời. Nếu nó thực sự đã chuyển động, hàng triệu người trên khắp các bán cầu - chứ không chỉ riêng những người ở Fatima - sẽ bị khiếp khoảng vì nằm ngoài tầm hiểu biết của họ. Bằng chứng chống lại giả thuyết này còn mạnh hơn thế. Nếu Mặt Trời thực sự đã di chuyển ở tốc độ như được thông báo - 'đâm sầm xuống' về phía đám đông - hay nếu một thứ gì đó đã xảy ra làm thay đổi tốc độ tự quay của Trái Đất đủ để làm ta nhìn trông như thể Mặt Trời di chuyển ở tốc độ rất lớn - đó sẽ là tận thế đối với tất cả chúng ta. Hoặc Trái Đất bị đá ra khỏi quỹ đạo của nó và giờ sẽ trở thành hành tinh chết, tảng đá lạnh sẽ bị ném qua khoảng trống tối tăm, hoặc là chúng ta đã chạy vào Mặt Trời và bị nướng chín. Nếu chấp nhận giả thuyết này, bạn phải chấp nhận rằng kiến thức thiên văn chúng ta học được là sai. Rằng mọi định luật, lý thuyết đưa ra bởi bao đầu óc thế hệ các nhà khoa học lỗi lạc trong suốt 500 năm qua phải viết lại, nhưng vì lý do nào đó mà các nhà khoa học không để tâm hay không hề hay biết đến sự kiện thế này hay vì bảo thủ mà họ không muốn chỉnh sửa lại. Hoặc quy luật tự nhiên bị chi phối bởi thế lực có thể thay đổi nó, dẫn đến công việc làm khoa học là vô nghĩa, như vậy mọi công nghệ dựa trên hiểu biết về quy luật tự nhiên chỉ là tạm bợ, giả tạo.
Nhà thiên văn học Carl Sagan đã nói:
“Nếu chúng ta sống trong một thế giới không thể đoán định được, nơi mà mọi thứ thay đổi ngẫu nhiên hoặc rất phức tạp, thì chúng ta không có khả năng tìm hiểu khám phá sự vật. Lại chẳng có gì để hình thành nên khoa học”. - Carl Sagan
IV. Kết luận:
Đến đây bạn có thể đã nắm được phần nào cách suy nghĩ khi đối diện với những hiện tượng “phép lạ” rồi. Tất nhiên đây là kỹ năng cần phải qua rèn luyện. Đây không phải cách nghĩ vốn nằm sâu trong tiềm thức chúng ta, con người có đầy rẫy những thiên kiến nhận thức mà được lưu lại trong gen chúng ta. Chỉ qua quá trình dài luyện tập những thiên kiến này mới suy giảm. Không quan trọng bạn thông minh đến đâu, bạn tự tin thế nào, hãy luôn tự nhắc nhở mình rằng: “Tôi có thể sai!”. Hãy đón nhận mọi giả thuyết dù của bất cứ ai nhưng với cái đầu óc hoài nghi lành mạnh. Trước khi kết thúc, hãy phảng qua 3 câu chuyện ở đầu bài:
Câu chuyện thứ nhất, Édouard Isidore Buguet là nhiếp ảnh gia đã tạo dựng lên tấm ảnh nầy để cố tình lừa gạt người khác tin vào “khả năng huyền bí” của ông. Buguet đã bị tù 1 năm sau khi bị khám phá về việc làm giả tạo những tấm ảnh “chụp được ma”.
Câu chuyện thứ hai, mọi bằng chứng về Ram Bahadur Bomjon như trên không được xác nhận bởi bất kỳ chuyên gia y tế nào. Mọi nhà khoa học, đoàn làm phim được mời đến đều không được quan sát sau 5 giờ chiều, lúc đó một tấm màn sẽ che đậy nơi thiền định anh ta đến sáng hôm sau, và không ai biết anh ta làm gì khoảng thời gian đó cả. Nếu bạn quan tâm có thể đọc ở đây: https://www.quora.com/Who-is-Ram-Bahadur-Bomjon/answer/Ariya-Ghimire
Câu chuyện thứ ba thì như bao câu chuyện chữa bệnh khỏi nhờ phép lạ chúng ta gặp thường ngày mà bác sỹ phải bó tay. Cần nhận thấy rằng mọi sự việc chỉ được tường thuật lại bởi cha mẹ cô gái, và Brazil là một quốc gia sùng đạo, bạn có thể tưởng tượng đến vô số câu chuyện sẽ được kể ra tại nơi này nhưng đa phần sẽ chẳng được lên báo, nên câu chuyện này cũng không có gì đặc biệt. Cha mẹ cô hoàn toàn có lý do để diễn giải câu chuyện theo chiều hướng ‘phép màu’. Nên gặp những câu chuyện thế này cần cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi chấp nhận mọi yếu tố kỳ lạ trong đó.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất