TỪ VỰNG<br>
TỪ VỰNG
NOTE : Bài viết sau của tôi không chỉ dành cho việc học ngoại ngữ mà còn cho nhiều trường hợp ghi nhớ khác nên dù không học ngoại ngữ cũng có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác . Học từ mới như thế nào để nhớ mãi vậy ? Học như nào để nhớ vĩnh viễn vậy ? Đó chắc là câu hỏi của nhiều người học tiếng anh ,tôi có câu trả lời cho bạn này : "KHÔNG THỂ". Lúc này chắc bạn đang định bỏ quách cái bài viết này đi và chửi thầm : "mẹ cái thằng viết bài nói như nói vậy ? " nhưng bạn tôi ơi sự thật là vậy đó, không chỉ riêng từ vựng mà tất cả mọi thứ, mọi ký ức trong đầu bạn không quên thì cũng sẽ phai mờ đi mà thôi. Chúng ta không nhớ thứ gì vĩnh viễn được đâu NHƯNG bạn có thể thay đổi câu hỏi 1 chút xíu : -Học như thế nào để nhớ lâu ? Đây rồi, câu hỏi đáng để trả lời đây rồi. Để trả lời ta cần nắm được vài khái niệm tôi đưa ra : 1. Sự quên 2. Sự lặp lại 3. Ví dụ 3. Định nghĩa nguyên thủy 4. Sự nhớ vô tận 5. Số 3 và 4 là cái tôi tự chế ra :)) "Sự quên" : không còn nhớ, không còn lưu giữ trong trí nhớ 1 cái gì đó,1 ký ức nào đó mà trước đó từng nghe, thấy thậm chí là từng nhớ rồi. "Sự lặp lại" : làm lại 1 hành đồng gì đó từng làm rồi "Ví dụ" : Từ, việc làm chỉ dẫn rằng sau đây là một trường hợp trong nhiều trường hợp của từ, việc làm gì đó  dùng để chú thích, hướng dẫn cho dễ hiểu hơn. "Đĩnh nghĩa nguyên thủy" : là định nghĩa bạn tự tạo ra để nhận biết 1 cái gì đó mà không thông qua sách vở ghi chép và định nghĩa chung trên từ điển ... hơi khó hiểu nhỉ ? Để tôi lấy ví dụ về "Đĩnh nghĩa nguyên thủy" nhé : bạn không thể nhớ bạn biết quả táo khi nào nhưng bạn biết quả táo là gì và nhớ nó như thế nào nhưng bạn biết nó là gì, là thứ quả màu đỏ ăn vào có vị ngọt (đây là "sự quên"). Lý do mà bạn có thể nhớ gần như là vĩnh viễn vì do bạn định nghĩa từ "quả táo" bằng hình ảnh ,vị ,màu,... chứ không phải bằng chữ hay sách vở và bạn có thể nhìn thấy quả táo suốt cuộc đời dù ít hay nhiều(đây là "sự lặp lại") nên dẫn đến cái gọi là : => "Sự nhớ vô tận" : nhớ 1 cái gì đó vĩnh viễn, hay 1 ký ức sẽ mãi không bao giờ quên đi (hoặc rất là khó) mà không có sự tác động bên ngoài (như mất trí nhớ tạm thời do tai nạn, hay về già ) tuy nhiên nên nhớ như đã nói chúng ta vẫn có thể quên cho dù nó là "sự nhớ vô tận" và cái vô tận với vĩnh viễn chỉ là rất lâu rất dài thôi. Những thứ khó nhớ như công thức, định nghĩa, tên gọi của nó thì có thể quên NHƯNG thứ đó là gì và nó như thế nào, làm như thế nào do bạn thấy nó hoặc 1 trường hợp có nó (đây là "ví dụ") thì rất khó hoặc không bao giờ quên, lấy ví dụ như đạp xe đạp, có 1 khoảng thời gian tôi không đi xe đạp khoảng 5 năm nhưng lần đầu ngồi lên xe sau 5 năm đó tôi vẫn đi và đạp 1 cách bình thường ?
Hai ví dụ quả táo và xe đạp trên chỉ mang tính "trừu tượng" nhưng chung quy như sau : -cái j r cũng sẽ quên ,hoặc phai mờ đi nếu nó đặc biệt và bình thường đến mức là "sự nhớ vô hạn" -câu hỏi đúng nên là : làm sau để nhớ lâu ? Như trên đó nói "lặp lại, nhắc lại, nói lại, làm lại" và "định nghĩa nguyên thủy", "ví dụ", "sự quên đi" là mấu chốt -nói sâu xa hơn về "định nghĩa nguyên thủy" thì nó là lý do đa phần người nhớ từ vựng lâu thường sẽ ghi chép song ngữ(định nghĩa tiếng anh ,nghĩa tiếng việt) hoặc đơn ngữ(chỉ tiếng anh cho cả định nghĩa và nghĩa( có thể là từ đồng nghĩa và nếu có thể thôi ) Tổng kết ,cách để nhớ từ vựng nói riêng và những thứ khác nói chung là áp dụng 2 thứ "lặp lại" và "định nghĩa nguyên thủy" để ký ức đó trở thành "sự nhớ vô hạn", thứ giúp nó sẽ khó hơn để bị quên đi. ONLY FOR PEOPLE WHO LEARNING ENGLISH AND OTHER LANGUAGE : khi ghi chép từ vựng, hãy ghi từ đó->ipa->từ loại (3 thứ đầu có thể gọi là hình ảnh lần đầu bạn thấy nó )-> định nghĩa được viết bằng tiếng anh (Định nghĩa nguyên thủy) -> ví dụ (Ví dụ) -> nghĩa (ý nghĩa thông thường) -> chăm luyện tập đặt câu, luyện nói, nhìn lại vở ghi (sự lặp lại) nếu quên(sự quên) thì hãy cứ kiên trì học lại vì mỗi lần học lại thì bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn trước thậm chí có thể là vĩnh viễn (đây chính là sự nhớ vô tận) Mong bài viết này có thể giúp ích cho bạn gì đó. -END-