|Bài viết là bản tóm tắt chương I và sử dụng trích dẫn từ Sapiens|
  1. Trước Cách mạng nhận thức

Theo thuyết tiến hoá của Charles Darwin, con vượn cổ có hai người con gái, một trong hai người ấy là tổ tiên của loài tinh tinh, và người còn lại là bà ngoại của chúng ta. Loài thuộc chi “Homo" đầu tiên xuất hiện là Australopithecus ở Đông phi vào khoảng 2,5 triệu năm về trước. 500 năm sau loài này tản ra đi di cư khắp mọi nơi, và nhờ vào những đực điểm tiến hoá để thích nghi với môi trường, ta có loài Neanderthal ở Châu Âu và Tây Á, Homo Erectus ở Đông Á, Sapiens (là chúng ta ngày nay đó) ở Đông Phi,...Lưu ý rằng các loài này có khả năng tồn tại đồng thời và độc lập với nhau, nói cách khác, chúng ta đã từng có rất nhiều anh em.
Một số đặc điểm về Sapiens: Chúng ta có một bộ não lớn bất thường (tuy nhiên thật là sai lầm nếu cho rằng não càng bự thì càng thông minh). Vì đặc điểm này, chúng ta tốn nhiều thời gian để tìm thức ăn và nạp năng lượng hơn. Một điểm khác biệt khác của Sapiens nữa đấy là chúng ta có khả năng sử dụng tay linh hoạt và tạo ra công cụ khéo léo. Việc đi thẳng gây ra hậu quả đau lưng, vôi hoá đốt sống cổ, hông hẹp ở phụ nữ và phải sinh non, cần nhiều sự chăm sóc. Từ đó đòi hỏi mối quan hệ cộng đồng để người mẹ vừa có thể nuôi con, vừa có cái ăn để bỏ vào mồm. Và những bé được sinh non cũng dễ để uốn nắn, giáo dục để phù hợp với cộng đồng hơn, do khi đó não bộ của nó chưa phát triển hoàn toàn.
Lửa: đó là một thứ diệu kỳ. Đó là thứ giúp ta tự vệ trước những loài khác và quan trọng nhất là dùng để nấu chín thức ăn. Thức ăn nấu chín giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm thời gian tiêu hoá và hoạt động của hàm, là cho răng nhỏ đi và ruột ngắn lại. Và người ta cho rằng cái việc ruột ngắn lại đồng nghĩa với việc phát triển của não bộ con người.
Về sự biến mất của các chủng người khác, người ta có hai giả thuyết:
  • Lý thuyết lai giống: Sau khi Sapiens đi đến các vùng đất của Neanderthal, tụi nó phịch nhau như những chú thỏ và bùm, hai loài xác nhập vào nhau. Nên là nói loài Neanderthal biến mất thì cũng không đúng, vì có thể trong người chúng ta có dòng máu Neanderthal đấy. Điều này tương tự với các nơi khác khi mà Sapiens đi tới, cơ mà giới khoa học không thực sự mong điều này xảy ra, vì nó sẽ làm dấy lên làn sóng phân biệt chủng tộc. 
  • Lý thuyết thay thể: Như cái tên của nó, loài Neanderthal và các loài khác lần lượt bị chết hoặc giết và được thay thế bởi Sapiens (cơ mà mình cứ thấy cái lý thuyết này bị khiến cưỡng kiểu gì í).
Như mình đã nói ở trên, não càng bự đéo đồng nghĩa với việc càng thông minh, vì trên thực tế, não của Neanderthal còn lớn hơn của chúng ta. Thế điều gì đã khiến bộ não chúng ta trở nên khác biệt? Đó là nhờ Cách mạng nhận thức.

2. Cách mạng nhận thức:

Cách mạng nhận thức xảy ra như thể là một đột biến gen vậy, tình cờ, bất ngờ và thay đổi hậu cục mãi mãi. Đương nhiên, nó khiến chúng ta thông minh hơn và bắt đầu hình thành những ý niệm sơ khai cho riêng mình. Biểu hiện đầu tiên đó là ngôn ngữ. Các loài khác cũng có ngôn ngữ, nhưng thứ ngôn ngữ của chúng ta linh hoạt, đa dạng và được dùng cho nhiều mục đích, trong đó có việc tán gẫu. Nói cách khác, “ngồi lê đôi mách" giúp ta hiểu hơn về người khác, từ đó hình thành sự cộng tác xã hội. Ví dụ: A với B ngồi nói chuyện với nhau về những người bạn của B là C,D,E,F. Và từ đó, A biết C,D,E,F là ai và có thể tin tưởng C,D,E,F, từ đó hình thành nên mối quan hệ xã hội (ughh ví dụ của mình ngu vãi chó).  
Nhưng cái xã hội ấy không thể quá hơn 150 cá thể (con số Dunbar*), nếu quá, nó sẽ xảy ra hiện tượng tự tiêu diệt lẫn nhau hoặc chia tách. Nên để tổ chức sự hợp tác ở quy mô lớn hơn, chúng ta cần sự hợp tác linh hoạt và trí tưởng tượng. Sự hợp tác linh hoạt ở đây có nghĩa, tuỳ vào từng thời điểm mà bạn gia nhập vào các hội nhóm khác nhau, có những thủ lĩnh khác nhau, chứ không phải kiểu cứng nhắc như bầy ong chỉ có duy nhất một con ong chúa - điều này tạo ra sự bền vững của các hội nhóm. Trí tưởng tượng đóng một vai trò tối quan trọng. Nói dễ hiểu thì cả ngàn người không quen biết nhau có thể cùng chung một nhóm, bởi họ cùng tin vào thần linh, thánh Allah,...hay nói cách khác, vì họ có cùng 1 trí tưởng tượng nên việc hợp tác trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Và cũng vì sự tồn tại hội nhóm, xã hội vốn dĩ bắt đầu bằng huyền thoại, những thứ không có thực, những thứ ấy cũng mau chóng thay đổi, và dẫn đến việc xã hội phát triển không ngừng từ xưa cho đến nay.
Tác giả cho rằng con người ở thời điểm này sống hạnh phúc và thú vị hơn thời nông nghiệp, công nghiệp và hiện đại, nhưng mình cho rằng so sánh như vậy thật quá khập khiễng. Theo mình, mỗi thời sẽ có một cái khó khăn riêng, và nói như vậy chẳng khác nào bảo rằng làm một thằng ngu thích hơn làm một thằng thông minh cả. Và nếu những người thời kì này hài lòng với cuộc sống của mình, tại sao họ vẫn tiếp tục kiếm tìm và không ngừng phát triển bản thân? (nhắc tới đây mình lại nhớ đến Mỹ và Việt Nam. Ai cũng bảo Việt Nam dễ sống hơn Mỹ, rằng chỉ số hạnh phúc của chúng ta cao hơn, nhưng mà chẳng phải suốt ngày chúng ta cứ ôm cái mộng giấc mơ Mỹ đấy còn gì)
Có những bằng chứng cho rằng con người (cộng với khí hậu, nhưng vẫn chủ yếu là con người) đã gây ra hàng loạt sự tuyệt chủng sinh vật trên Trái Đất, ở Châu Úc và Châu Mỹ vào mấy chục ngàn năm trước. Đồng ý rằng điều này biến ta thành một kẻ thủ phạm không thể chối cãi, mình không muốn bao biện nhưng mình cho rằng sự tuyệt chủng đi kèm với sự phát triển là điều không thể tránh khỏi. Đó có thể là bản năng, khi Sapiens cảm thấy mình cần phải tiêu diệt những con thú to lớn trước khi nó nuốt chửng lấy mình, đó là nhu cầu về thức ăn, sự chiếm hữu, chọn lọc tự nhiên,...
*con số Dunbar: người ta cho rằng mối quan hệ của con người một lúc chỉ có thể giới hạn ở mức 150 người, dù bạn có nhiều bạn tới đâu thì vẫn chỉ có 150 người thực sự quen biết. Điều này đúng từ xã hội nguyên thuỷ cho đến xã hội ngày nay. Ví dụ rõ ràng nhất là mạng xã hội, khi mà friendlist của bạn có thể lên đến cả ngàn người, bạn chỉ thực sự thân quen với tầm 150 người thôi.