Xin chào các bạn chuyên ngành Thích học Ngoại Ngữ để đi chơi, du lịch chém gió vui vẻ ^!^

Với tình yêu vô bờ bến dành cho tiếng Trung, sự cảm nhận ngôn ngữ từ trong tâm hồn, vượt qua cả ngôn ngữ mẹ đẻ hay tiếng Anh, tiếng Trung luôn là điều gì đó tuyệt vời nhất trong tâm trí mình, với ước mơ nhỏ bé rằng 1 ngày trình độ tiếng Trung sẽ vượt qua tiếng Việt :))


Với niềm cảm hứng không bến bờ từ bạn Hương dễ thương siêu cấp vũ trụ ^^!, xin phép được viết ra bài này, với target độc giả là những bạn trình độ tiếng Nhật N2 trở lên :)))


Tại sao kỳ vậy, chắc là thích cà khịa ư, không hẳn, sau khi có N2 tiếng Nhật thì có nhiều điều vui vẻ hay ho lắm, bắt đầu nhé ^!^


Nội dung chính:

I) Điều hài hước có thể bạn chưa biết
II) Khó khăn khi học tiếng Trung
      - Chủ quan
      - Khách quan
III) Giải quyết khó khăn
IV) Tản mạn sự khác nhau trong quá trình học tiếng Trung và tiếng Nhật ^^!


10 Benefits of Learning Chinese as a Second Language | Keats School Blog



I) Điều hài hước có thể bạn chưa biết ^^!

- Anh học tiếng Trung á, anh cũng giỏi tiếng Nhật nữa nhỉ
- Em tưởng 2 tiếng ấy là 1, đều là chữ Hán mà
- Học tiếng Trung thì chắc học tiếng Nhật nhàn lắm nhỉ (và ngược lại)
- Em thấy 2 chữ Hán ấy nó "vẽ" như nhau mà
- Bao giờ thi đỗ N1, tao sẽ đi học tiếng Trung để về dạy chữ Hán tốt hơn :))
- Học chữ Hán có lợi lắm, học 1 được 2 nè (tiếng Trung và tiếng Nhật :)))
- Tớ đã bỏ cuộc chơi ngay sau buổi đầu tiên với bảng chữ cái tiếng Nhật =))
- Sao nghe tiếng Nhật nhiều lúc như tiếng Thái vậy (mấy cái thể ngắn + văn nói)
- Sao tên riêng nước ngoài ... cái gì tiếng Trung cũng cố tình dịch về tiếng của họ vậy (chả dùng "ké" tiếng Anh như Việt Nam hay Nhật Bản (với katakana) gì cả)

[...]


II) Khó khăn gặp phải khi học tiếng Trung


*** LÝ DO CHỦ QUAN ***
(hay còn gọi là: Lý do to hơn mục đích ^^!)


1) Tại học zốt :))

- Tớ học zốt lắm, học mãi chẳng vào ý, cũng chẳng biết cách học như nào thì hợp lý (phương pháp học như thế nào, học trung tâm hay tự học ...)

2) Có tuổi rồi nên ngại học (sau 24-25 tuổi)

- Từ ngày ra trường đi làm nên không có thời gian học, sau đó muốn học thì lại thấy ngại học kinh khủng, cảm thấy Não mình như bị đờ ra, chẳng nhét được tý Ngoại ngữ nào vào cả, giờ mà bảo ngồi vào bàn học chắc tớ ngại chít mứt @@ :((
- Ngại học 1 ngôn ngữ mới (phải bắt đầu mọi thứ từ đầu, mà cơ hội để sử dụng thì chờ mãi chẳng thấy đâu)


3) Không nhớ được cách viết chữ Hán
(chữ Tượng hình thật rắc rối)

- Ghi nhớ chữ Hán đơn lẻ: Các chữ Hán cơ bản còn đỡ chứ chữ Hán nhiều nét thì ai mà nhớ được chứ (tự an ủi :))
- Ghi nhớ Từ vựng: Nhiều khi biết là có cái từ ấy, nghĩa là thế ấy, khi đọc mà gặp thì OK hiểu ngay, nhưng cho nói hoặc viết thì lại mang máng không nắm chắc


4) Phát âm trong tiếng Trung

- Sao tiếng Trung phát âm khó thế, không dễ như tiếng Nhật (không có bảng chữ cái phiên âm là Hiragana để dựa vào khi nói)
- 4 thanh điệu của tiếng Trung dễ gây nhầm thế
- Các Thanh mẫu (phụ âm) sao có nhiều âm phát âm na ná nhau thế, phân biệt kiểu gì @@.@@
- Bản thân phát âm tiếng Trung không hay nên lại ngại nói và không tự tin


5) Không thể tự học do lười :))

- Lười thực sự ý, chả có động lực học tý nào cả, ai cho tôi động lực với ạ :)
- Chỉ muốn đi chơi thui ý, có viên thuốc thần kỳ nào uống cái là giỏi tiếng Trung


---------- * ~ * ----------


*** LÝ DO KHÁCH QUAN ***
(hay còn gọi là: khó cả làng chứ khó riêng gì mình em)


6) Phát âm khó, hiện tượng đồng âm

- Quy tắc phát âm của tiếng Trung, nói không đúng thì không ra chữ tiếng Trung
- Ngữ điệu và việc thẩm âm trong tiếng Trung
- Nhớ từ mà toàn bị sai thanh điệu, nói sai thanh điệu thành 1 chữ hoàn toàn khác

7) Không học được Ngữ pháp

- Ngữ pháp ở lớp học 1 kiểu mà sao đến lúc làm bài và luyện tập lại thấy khác
- Ngữ pháp tiếng Trung có khó không?

8) Không nghe được tiếng Trung

- Chả nghe được tiếng Trung, cứ xì xà xì xồ, nhìn sub tiếng Trung còn kinh hơn nữa, toàn chữ là chữ @@

PS: Thui tạm 8 cái cho số đẹp nhé


Learn Chinese at best Chinese Language Centre in Coimbatore



III) Giải quyết tất cả các Khó khăn đó


Mình gọi là khó khăn (chứ không phải là vấn đề), vì đơn giản có hơn 1.3 tỷ người Trung Quốc học được ngôn ngữ này, hay nói rộng ra, bất kì ai trên đời cũng "thành thạo" ít nhất 1 ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ

PS: Nhất là mấy bạn đã học lên level N2 tiếng Nhật, lại càng có cơ hội và thuận lợi để chinh phục Ngoại Ngữ số 2 này ^^!

Bắt đầu nhé!

--> 1) Tại học zốt :))

-- Mình xin khẳng định là đã học lên N2 tiếng Nhật, đã trụ lại được ở mảnh đất Hà Nội này thì không phải zốt

--> 2) Có tuổi rồi nên ngại học (sau 24-25 tuổi)

-- Theo 1 nghiên cứu về ngôn ngữ học thì sau tuổi 18 con người ta đã giảm mạnh khả năng học 1 ngôn ngữ rồi, nghe hơi bi quan, thôi thì sau tuổi 23 đi, tức là tại thời điểm tốt nghiệp Đại học, khả năng học ngôn ngữ đã giảm mạnh rồi, ai nấy đều hối hả tìm kiếm cơ hội, việc làm, thăng tiến, phát tài ...

Ngoại ngữ dần trở thành 1 cái gì đó xa xỉ, có cũng được, không có thì đành chịu @@ :((

Phải học -> Muốn học -> Sẽ học -> Ngại học -> Bỏ học! 
(quen tai không ạ ^^!)

-- Vấn đề mà ta thường hay nghe rằng là: "Đã biết 1 ngoại ngữ thì ngoại ngữ số 2 học có dễ hơn không???"
-> Câu trả lời là không không lắm đâu, haizz, do là tuổi tác đã tăng lên kha khá sau khi chinh phục xong Ngoại ngữ thứ nhất, quỹ thời gian cũng không còn nhiều do phải đi làm, học chuyên môn ... (chả gì sướng như đời sinh viên nhỉ, chỉ có ăn - học - chơi :))
Mà học ngoại ngữ thứ 2 gần như là việc làm lại từ đầu của tất cả mọi việc (từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu, luyện tập, chứng chỉ, giao tiếp, nâng cao trình độ ...) khá là ngại @@
Chưa kể đến cách học ngoại ngữ số 1, khi áp dụng sang ngoại ngữ số 2 lại không hiệu quả (có thể do tính cách, tư duy, hoàn cảnh đã thay đổi quá nhiều) cũng có thể do bản chất 2 ngôn ngữ khác nhau nên học như vậy không hiệu quả ^^!


--> 3) Không nhớ được cách viết chữ Hán
 (chữ Tượng hình thật rắc rối)

-- Thời buổi giờ là của máy tính, hầu như công việc và học tập đều sử dụng máy tính, nên có lẽ thôi việc "nhớ cách viết trên giấy" mà là "nhớ cách gõ trên máy", tức là thông qua việc gõ phím, ta có thêm "cơ hội" để tiếp xúc với các chữ Hán, thêm cơ hội được "nhìn" các chữ Hán là cách nhớ chữ Hán của tớ ^^!
PS: Đối với những ai không target học tiếng Trung để đi làm thì cái này cũng không support được nhiều lắm (vì công việc ngày nay yêu cầu kĩ năng Ngoại ngữ trên máy tính mà ^^!)

-- Nếu không có động lực đi làm thì có lẽ việc bạn cần làm là phải chịu khó lôi hết những kinh nghiệm đã từng học tiếng Nhật ra thôi, chỉ là học mãi mới đỗ N2, N1, giờ ngại lắm rùi, phải học và nhớ "thêm" các chữ Hán nữa, sợ là làm không nổi, chung quy vẫn 1 chữ "lười" chứ không phải là "không nhớ được", suy cho cùng Động Lực luôn là 1 cái gì đó rất quan trọng!


--> 4) Phát âm trong tiếng Trung

-- Cái này thì rõ rồi, nỗi khiếp đảm của bao nhiêu người học trên thế giới, tuy nhiên với người Việt thì cũng chả nhằm nhò gì do tiếng Việt có đến 6 thanh điệu biến người Việt có thể bắt chước các ngôn ngữ khác khá dễ dàng
-- Thực ra cũng không quá khó nếu có được nền tảng Lý thuyết + Luyện tập + Nghe nhiều (cũng thấy âm gió như tiếng Anh, cũng gần gũi với âm tiếng Việt)

PS: Xin khẳng định để phát âm chuẩn và hay tiếng Anh không hề dễ (có quá nhiều bạn trẻ ở Hà Nội sử dụng tiếng Anh ổn với 4 kĩ năng, giao tiếp không vấn đề, nhưng xét tỷ lệ trong đó có bao nhiêu bạn nói tiếng Anh hay và tự nhiên, vẫn cực kỳ thấp @@) để thấy rằng có thể việc nói giỏi tiếng Trung, Nhật, Hàn ... có khi lại dễ hơn tiếng Anh đấy
-- Đồng Âm thì coi như là cạn lời, có quá quá nhiều từ với 1 âm tiết mà phát âm na ná nhau, đương nhiên nghĩa khác 1 trời 1 vực. Nhưng chắc hẳn ở các level cơ bản ban đầu thì cũng sẽ ít từ đồng âm hơn (hoặc nếu không bị đối phương cố tình chơi đồng âm khác nghĩa để lừa phỉnh thì uki :)))


--> 5) Không thể tự học do lười :))

-- Tìm người để học cùng là cách hữu hiệu nhất để trị bệnh lười ở cái tuổi gần đầu 3 này ^^!
PS: Tự tạo động lực cho mình, tự tìm cảm hứng, rồi chỉ được 1 thời gian ngắn sau đó là lại bị các task trong công việc và cuộc sống cuốn đi, lại mất "mạch" học đang thăng hoa ^^!


--> 6) Phát âm khó, hiện tượng đồng âm


                    Gộp lại trong ý 4)


--> 7) Không học được Ngữ pháp

-- Theo đánh giá thì ngữ Pháp tiếng Trung được đánh giá thuộc hàng dễ nhất thế giới (ít quy tắc, quy tắc đơn giản, nghĩa của câu phụ thuộc chủ yếu vào từ vựng ...)

Và đặc biệt ...

Người Việt có lợi thế học tiếng Trung nhất thế giới (hơn Nhật Bản dù có chung hệ thống chữ Hán) do Việt Nam và Trung Quốc "gần như" chung ngữ pháp. Tiếng Việt nói như nào thì tiếng Trung nói như thế và ngược lại, đúng thứ tự và chọn từ vựng là được
-> Cái có thể giúp tiếng Trung đơn giản được Ngữ pháp chính là nhờ hệ thống Từ vựng vô cùng phong phú và đa dạng về mặt nghĩa của nó. Ví dụ: Muốn lịch sự hơn thì chỉ cần sử dụng 1 từ vựng khác (với ý nghĩa lịch sự hơn) để thay thế là được, không cần phải học cấu trúc câu mới (như tiếng Nhật)


--> 8) Không nghe được tiếng Trung

Cũng giống như việc "nghe" mọi loại ngôn ngữ thôi, việc bạn không nghe được là bình thường, và bí quyết của nó cũng chỉ có 1, nghe nhiều thì nghe giỏi thôi, làm cho đôi tai của bạn được "tắm" trong ngôn ngữ với 1 lượng đủ lớn rồi bạn tự nhiên sẽ phát hiện ra mình có khả năng nghe được ngôn ngữ đó!
Bạn biết nhạc Rap không ạ? Rap bằng ngoại ngữ nữa luôn nhé, 1 ngày đẹp trời tớ phát hiện ra tớ có thể nghe được rap tiếng Anh 1 cách khá easy, đơn giản chỉ là lượng nghe đã đủ
(cách đếm khá đơn giản là lấy ra 1 quyển sổ nhỏ và ghi lại xem tổng thời gian mình đã nghe mỗi ngày là bao nhiêu, bao giờ đạt đến 1000 giờ sẽ tự thấy đôi tai này đã không còn như xưa ^^! - Đơn giản vậy thôi)




IV) Tản mạn sự khác nhau trong quá trình học tiếng Trung và tiếng Nhật ^^!


1) Trùng chữ Hán

- Chữ Hán trong tiếng Trung (phổ thông) là Phồn Thể, còn tiếng Nhật là nửa Phồn Thể, nửa Giản Thể
-> Câu chuyện về Giản Thể học sẽ nhàn hơn Phồn Thể cũng không phải là sai khi ở thời điểm đầu học sẽ nhàn hơn kha khá, nhưng về sau khi đã quen mặt chữ và nhuyễn ngôn ngữ thì Phồn Thể lại có lợi hơn khi mà phân biệt được các chữ Hán na ná nhau (dựa vào các bộ Thủ) và đoán được nghĩa của chúng

Ví dụ thì không cần lấy nữa nhé các bạn N2 ơi ^^!


2) "Vốn chữ Hán" sau khi học 1 trong 2 ngôn ngữ Trung-Nhật

- Thực ra thì không support được nhiều lắm do từ vựng khi học theo 6 quyển giáo trình Hán Ngữ thì có độ khó về mặt chữ Hán (độ khó nhớ chữ) là như nhau (khác tiếng Nhật là từ vựng N1 khó hơn N2, N2 lại khó hơn N3), lợi ích phải chăng chỉ là ta sẽ quen với việc học chữ Hán và từ mới tốt hơn thôi (kiểu bị ăn hành quen rùi thì cũng dễ chịu đựng và thích nghi 1 cái tương tự ý)
- Có thể hữu ích phải chăng là âm Hán Việt và nghĩa của nó, biết nghĩa Hán Việt gần như học 2 tiếng Trung-Nhật này nhàn hẳn

3) Truyền tải ý nghĩa

- Với tiếng Trung: Nắm được từ là nắm được ý của câu, gần như không có đánh đố với các cấu trúc ngữ pháp phức tạp của N2, N1 (mà buộc phải biết nếu không không dịch hay hiểu được câu văn), nói đến đâu hiểu đến đấy (còn tiếng Nhật phải nói đến cuối câu để biết được Verb chính thì mới hiểu và dịch được)

4) Loạn phát âm trong vô thức

- Đôi khi có quá nhiều từ trong tiếng Trung được bê nguyên sang tiếng Nhật (không có chiều ngược lại do tiếng Nhật tham khảo tiếng Trung) nên đôi lúc mình bị "ngộ" cách phát âm, đọc từ trong ngôn ngữ này với cách phát âm của ngôn ngữ kia

5) Nhớ chữ Hán

- Khi học tiếng Nhật, ta được "lười" không nhớ chữ Hán bằng cách chỉ viết phiên âm hiragana của nó, nhưng tiếng Trung lại không được, nếu bạn cố tình viết pinyin phiên âm thì coi như việc học là vô nghĩa, chả lên được trình độ, nên vô hình chung ngay từ bài 1 ta đã phải cố gắng viết chữ Hán từ những từ cơ bản nhất, không cho phép ngại và lười, dần dần thành thói quen, chính sự ỷ lại vào hiragana đã làm khả năng nhớ + viết chữ Hán bị giảm đi đáng kể


Bài viết xin tạm kết ở đây ạ ^^!
Thân ^^!