“Hầu hết mọi người nghĩ sự tiếc nuối thường là xấu. Nhưng nếu nhìn nhận kỹ càng, sự hối tiếc thực sự cung cấp một mục đích hữu ích trong cuộc sống của chúng ta.” – Mark Mason
Tưởng tượng rằng bạn đang ở một bữa tiệc cocktail với mọi người ở đó đều phiên bản quá khứ của chính bạn. Có một khu trò chơi với tất cả phiên bản trẻ con của bạn. Có một căn phòng TV với phiên bản thiếu nhiên buồn bã, đang nghe nhạc và chơi game của bạn. Sau đó có hàng tá người lớn mà bạn đi dạo qua, nhấm nháp bất cứ thứ “ rác rưởi” gì khi bạn còn trẻ và chẳng có gì, đại diện cho mỗi phần khác biệt của cuộc đời bạn: trường đại học mà bạn không chắc chắn, cố gắng để trông thông minh hơn chính bạn, sự bực bội và mệt mỏi từ công việc đầu tiên của bạn và lần đầu rơi vào lưới tình của bạn.
Bây giờ, điều này nghe có vẻ thú vị. Nhưng tôi nghĩ “ Bữa tiệc Cocktail của bạn” sẽ thực sự trở nên khá nhàm chán. Lý do là bởi với mỗi phiên bạn mà bạn trò chuyện, bạn biết mọi thứ mà họ biết, trong khi họ chỉ biết một phần nhỏ về thứ bạn biết.
Sẽ là không phải khi nói bữa tiệc sẽ không đáng yêu. Bạn đi chơi với phiên bản thiếu niên vụng về  và trấn an họ bớt lo lắng, những vết thương ở thời trung học sẽ qua và mọi thứ sẽ tốt lên. Bạn nói chuyện với phiên bản 23 tuổi kiêu ngạo và từ tốn giảm cố hạ sự kiêu căng ấy xuống. Bạn “ tám” với phiên bản vừa phải lòng lần đầu và đang “ tắm” trong những cảm xúc của một mối quan hệ mới – trong khi không tiết lộ rằng người “ hoàn hảo” sắp sửa kéo lê trái tim của bạn trên vỉa hè và đập nó chục phát với một chiếc búa tạ.
Nhưng rồi sau đó có một người cũ mà bạn muốn tránh mặt… Bạn biết rõ người đó. Người đã làm điều gì đó kinh khủng mà bạn chưa bao giờ tìm được cách để tha thứ. Nếu bị ép phải nói với người đó, bạn sẽ ngay lập tức chửi rủa họ: “ Sao mày có thể? Mày đã nghĩ gì? Mày là đồ tồi.”
Sau cùng bữa tiệc sẽ bị phá hỏng. Bạn ở đó, Hiện tại xé toạc Quá khứ, với tất cả mọi người nhìn vào trong kinh sợ, cảm thấy bị bỏ bê và bỏ rơi. Bữa tiệc Cocktail của bạn sẽ sụp đổ vào chính khoảnh khắc khủng khiếp này của cuộc đời bạn, nó sẽ lấy đi niềm vui và sức sống của tất cả những người khác.
Bữa tiệc Cocktail là phép ẩn dụ cho những gì bạn trải qua về cảm giác hối tiếc. Bạn bỏ mặc việc ăn mừng những những phần thú vị của cuộc đời chỉ để sửa chữa lỗi lầm đã ám ảnh bạn.
Sự tiếc nuối là một dạng của tự hận thù. Nếu bạn hôm nay là đỉnh điểm của tất cả những hành động đã dẫn tới khoảnh khắc này, thì việc chối bỏ một phần của quá khứ chính là chối bỏ một phần con người bạn trong thời điểm này. Việc ghét bỏ một phần bản thân trong hiện tại làm bạn rối tung tâm trí. Nhưng ghét bỏ một phần quá khứ cũng không khác biệt lắm. Nó chứa đầy tự ti và phẫn uất. Nó khắc sâu sự ghét bỏ bản thân
Tuy nhiên cách để vượt qua “ ám ảnh quá khứ” là đừng phớt lờ nó. Hãy cố nói chuyện trực tiếp với quá khứ của bản thân và thấu hiểu lý do bạn làm những gì bạn đã làm. Đó là cách để đồng cảm với bản thân trong quá khứ, quan tâm và cuối cùng là tha thứ.   

Học từ những sự tiếc nuối

Điểm khác biệt giữa một lỗi lầm và một sự nuối tiếc là gì ?
Tôi sẽ chỉ rõ sự nuối tiếc đơn giản là một lỗi lầm mà bạn chưa nhận được bài học đúng đắn. Thường thì chúng ta tiếc nuối bởi chúng ta đã làm điều gì đó quá tồi tệ đến nỗi thật khó để học được điều gì. Nhưng thông thường, chúng ta hối tiếc không vì những hành động ghê tởm mà đơn giản là chúng ta thiếu trí tưởng tượng để kéo thứ gì đó hữu ích ra.
Học từ những lỗi lầm là phần cơ bản để không trở thành một người “bẩn thỉu” đến nỗi tôi không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng hãy nghĩ theo hướng này: nếu bạn làm điều gì đó sai, nhưng bạn rút kinh nghiệm và rồi đột nhiên lỗi lầm trở nên thật hữu ích. Phát triển thói quen học từ những thất bại giống như một liều thuốc kỳ diệu biến tất  cả những điều làm chúng ta trăn thở thành việc làm chúng ta tốt hơn. Và kể cả khi điều này có thể không loại bỏ hết những cảm xúc tiêu cực thì nó cũng ngăn cho mọi thứ tồi tệ hơn.
Nuối tiếc đóng vai trò như một mục đích thích nghi. Nó có thể giúp cũng có thể làm đau chúng ta. Khi cảm thấy nuối tiếc, chúng ta có thể chìm đắm trong những ám ảnh quá khứ  hoặc thực hiện các bước để đảm bảo chúng ta không lặp lại những sai lầm xưa cũ.
Có thể bạn đã làm hỏng một mốt quan hệ nhiều năm trước và vẫn còn day dắt mỗi khi nghĩ đến. Thay vì tự làm khổ bản thân, hãy dung nó để xác định những vấn đề tiềm ẩn trong câu chuyện đó:
Có thể bạn hơi vô tâmCó thể bạn hơi ích kỷCó thể bạn là một người giao tiếp tệ hạiCó thể là chuyện tình của bạn sai thời điểm
Cách để bạn tiến lên không phải là tìm lý do cho những cảm giác không thoải mái này bằng cách đổ lỗi cho bản thân hay số phận bất công – mà là chấp nhập những sai lầm, thấu hiểu những chuyện đã diễn ra và tích hợp những kinh nghiệm đó vào sự hiểu biết của bản thân bạn ngày hôm nay.
Điều này buộc bạn phải chịu trách nhiệm cho những lầm lỗi của mình, nếu bạn chịu trách nhiệm cho những sai lầm và không lặp lại nó, đó mới là hối tiếc đúng đắn.
Nhưng tất nhiên rồi, nói thì dễ hơn là làm.

Phân tích câu chuyện của bạn

 Trong cuốn sách của tôi, Everything is F*cked: A Book About Hope, tôi đã giải thích rằng tâm trí của chúng ta luôn xây dựng các câu chuyện để làm rõ những cảm xúc và kinh nghiệm. Những câu chuyện này hiếm khi chính xác và thường là vô dụng nhưng chúng ta cần chúng để giữ những tri giác của chúng ta ở nguyên vị trí.
Bằng việc học cách phân tích những câu chuyện, chúng ta có thể có góc nhìn rõ ràng hơn về mức độ tồi tệ của những gì chúng ta đã làm. Và nếu chúng ta trung thực đặt câu hỏi cho bản thân, chúng ta sẽ nhận thấy mọi chuyện không tồi tệ đến thế.
Ví dụ như, hãy nói về việc Timmy lãng phí tiết kiệm cả đời vào mô hình kim tự tháp ( Đa cấp Ponzi). Timmy cảm thấy buồn bã. Người vợ ghét bỏ anh ấy. Bạn bè chế giễu anh ấy. Mọi thứ đang sụp đổ.
Vào thời điểm đó, bởi một sự kiện đau đớn như vậy, Timmy xây dựng một câu chuyện cho riêng anh ấy, “ Tôi đã phí phạm hết tiền bởi tôi là một thằng ngốc và tôi đã hủy hoại đời tôi. Giá như tôi có thể quay lại và làm lại từ đầu.”
Timmy hiện tại có một sự hối hận.
Điều nguy hiểm với những câu chuyện như thế này là nó luôn tự hiện hữu. Nếu Timmy tin rằng anh ấy “ rác rưởi” và ngu ngốc với tiền bạc, thì bất cứ khi nào anh ấy có những trải nghiệm mới, anh ta sẽ diễn giải chúng thông qua góc nhìn “ mình rác rưởi và ngu xuẩn với tiền bạc”. Anh ấy cũng sẽ giải thích những điều tốt đẹp xảy đến với mình chỉ đơn giản là do may mắn, còn những điều tồi tệ diễn ra là do lỗi của chính mình.
Vấn đề của những câu chuyện này là chúng diễn ra ngắn hạn, cảm xúc và tự đặt mình ở trung tâm. Những gì mà câu chuyện của Timmy không đề cập chính là mất tiền có thể có những điều tốt, phi cảm xúc và những lợi ích dài hạn.
Bên cạnh việc học được rằng không bao giờ đầu tư bừa bãi. Biến cố này sẽ thử thách lòng chung thủy của vợ anh ấy, nó sẽ làm mối quan hệ và triết lý về tiền để trở nên tốt hơn. Nó có thể dạy anh ấy rằng cần ít hơn nhiều để sống và tồn tại hơn anh ấy tưởng.  Nó có thể loại bỏ những giá trị vật chất hời hợt mà anh ấy mang theo suốt cuộc đời và thay thế bằng những giá trị phi vật chất lành mạnh hơn. Nó cũng thử thách tình bạn cực dộ và có thể đưa anh ấy gần hơn với các thành viên trong gia đình, những người giúp đỡ anh ấy trong lúc cần thiết.
Nếu anh ấy kéo dài dòng thời gian đủ lâu và thu nhỏ ống kính đủ rộng, một ngày nào đó Tim có thể ngoảnh lại và nói “ Đó là điều tốt đẹp nhất đã xảy ra với tôi.” Và trên thực tế, phần lới những người mà tôi trò chuyện nói rằng những trải nghiệm đau thương nhất chính là những bài học quan trọng nhất với họ.
Nhưng để đạt đến điều đó, bạn phải thoát ra lối tư duy cũ kỹ của bạn. Bạn phải loại bỏ những câu chuyện vớ vẩn của chính bạn.

 

Lắng nghe những phần tồi tệ nhất của bản thân

Khi chúng ta cảm thấy hối tiếc, chúng ta đang lựa chọn “hồi sinh” quá khứ. Chúng ta lặp đi lặp lại những câu chuyện đau thương nhiều lần như thể nó vẫn đúng, mặc dù từ lâu nó đã thôi không còn giải thích khách quan về cuộc sống cho chúng ta và dù nó tiếp tục làm đau chúng ta.
Vấn đề là chúng ta xác định những cơ hội đã mất này – chúng ta nhận những thất bại như thể là những đặc tính tốt đẹp, những thứ chúng ta nên nhưng chưa bao giờ có. Và sau đó chúng ta tự làm khổ mình với những hình ảnh lý tưởng hóa đó.
Hãy nói bạn đang trong công việc cuối cùng. Và có thể trước kia bạn chưa từng là một xạ thủ trẻ nên bạn nghĩ quá trễ để làm gì đó khác biệt. Bạn quá già để đi tới trường học, quá xa trong sự nghiệp để thay đổi con đường và quá ổn định trong cuộc sống để tạo ra những thay đổi sẽ tác động lên những người khác, như gia đình của bạn chẳng hạn.
(Nhân tiện, những câu chuyện trên đều gần như  là sai.)
Vậy nên bạn đã xây dựng hình tượng lý tưởng này phản ánh con người mà bạn muốn trở thành 10,15 hay 20 năm trước thay vì hiện tại. Hình tượng lý tưởng của bạn là:   
Trẻ, bởi vì đó là khi bạn phải đến trườngĐộc thân và tự do, bởi đó là khi bạn phải phát triển nền tảng cho sự nghiệp
Điều này thật là ngu ngốc với bất cứ lý do này.Trước hết, tuổi trẻ chỉ là thứ gì đó không thực tế mà bạn cho rằng nó thực sự quan trọng. Bạn không cần phải nghĩ rằng nó quan trọng nếu bạn không muốn.
Tôi đã từng nghĩ mình sẽ trở thành một nhạc sĩ. Sau đó tôi đã bỏ học trường nhạc. Tôi không ngồi xuống suy nghĩ rằng“ Trời địu, giá như tôi không bỏ học, tôi đã có thể là một nhạc sĩ – chuyện quái gì xảy ra với tôi vậy ? ” Không, tôi nhận ra khao khát trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp chỉ hoàn toàn là ý nghĩ nhất thời và tôi có thể thay đổi nó.
Lý do thứ hai nỗi ám ảnh về bản thân lý tưởng hóa của chúng ta là ngớ ngẩn là bởi vì ngay cả khi bạn bằng cách nào đó làm sống lại cảm giác của tuổi trẻ, nó có thể sẽ yêu cầu bạn tự lừa dối bản thân theo một cách có hại khác.
Trong khi đó, với mỗi năm qua đi, bạn già đi một chút, đảm nhận thêm trách nhiệm một chút rồi bạn ngày càng xa rời hình tượng bản thân lúc trẻ. Khi điều này càng khó để đạt được, bạn cảm thấy hình tượng lý tượng này mất dần đi. Rồi bạn hối tiếc nó rất nhiều – bao nhiêu thời gian bị mất, bấy nhiêu thời gian bị lãng phí.
Dẹp m* nó. Hãy để những câu chuyện này “chìm nghỉm”. Nó không còn phục vụ bạn. Nó không và không bao giờ phải đúng.
Hãy để nó tan biến đi.
Thay vào đó, chọn cho mình một công việc phù hợp với bản thân hiện tại, với bất cứ ý tưởng nào mà bạn mong muốn. Trở nên già dặn hơn có rất nhiều ưu điểm. Tận dụng chúng và tiến lên.
Bằng cách vượt qua những sự hối tiếc và chấp nhận gạt bỏ hình tượng lý tưởng của bản thân, bạn giải phóng bản thân để nhận những trách nhiệm hiện tại.

Sự hối tiếc và trách nhiệm

Tôi đã nói trước đây rằng để thôi nhớ nhung về một mối quan hệ, bạn phải chấp nhận một phần của bản thân -  phần mà đã sinh ra và chỉ tồn tại khi bạn ở cạnh người đó – bây giờ đã tan biến.
Điều này cũng tương tự với sự hối tiếc. Tìm kiếm sự giải thoát cho một phần quá khứ nghĩa là bạn để cho phần “lạc lối” của mình tan biến mãi mãi rồi bạn có thể học được những gì sự hối tiếc của bạn đang cố dạy bạn.
Trớ trêu thay: ngay tại bữa tiệc Cocktail, chỉ có một phiên bản có thể dạy bạn thứ gì đó mà bạn không biết là Tiếc nuối. Nó có thể cho bạn biết những câu chuyện đã sai ở đâu, sự hiểu biết về bản thân đã vấp ở chốn nào và nơi mà bạn từ chối trách nhiệm cho cuộc sống và những nỗi đau của bạn.
Tiếc nuối có thể đưa chúng ta đến với mọi cung bậc của cảm xúc. Một mặt nó là lời than vãn đen tối mà chúng ta cảm thấy khi chúng ta hồi tưởng lại những chuyện rác rưởi quá khứ. Mặt khác nó là ánh dương chói lòa, dẫn lối để chúng ta thấu hiểu bản thân – và cuối cùng là chấp nhận những phần chưa hoàn hảo của bản thân ta.
Ngọn lửa hối tiếc âm ỉ tiếp diễn nhiều năm thực sử chỉ là cái chết với hàng ngàn vết cắt nhỏ. Nên hãy để sự hối tiếc của bạn biến thành ngọn lửa dữ dội thiêu rụi mọi thứ trên đường của nó.
Bạn có thể gieo những hạt giống từ tro tàn vì thứ gì đó tốt đẹp hơn.
P/s: Rất mong nhận được đóng góp của các bạn cho bản dịch :"v