Cách để thật sự lắng nghe người mà bạn bất đồng quan điểm (Phần 1)
Lắng nghe có thể không phải là phần thú vị nhất của một cuộc trò chuyện, nhưng nó rất cần thiết nếu bạn muốn trao đổi có ý nghĩa với người khác.
Nguồn: Tania Israel, ideas.ted.com.
Lắng nghe có thể không phải là phần thú vị nhất của một cuộc trò chuyện, nhưng nó rất cần thiết nếu bạn muốn trao đổi có ý nghĩa với người khác.
Nghĩ về một lần bạn cảm thấy bị ai đó hiểu lầm. Bạn có minh oan cho mình không? Cố gắng giải thích cho người ta? Hay thậm chí là thờ ơ? Bất kể phản ứng của bạn là gì, khả năng là bạn chẳng thấy dễ chịu với người kia một chút nào.
Giờ hãy nghĩ về cảm giác khi được thấu hiểu - bạn có thể thư giãn, bạn trở nên cởi mở, bạn cảm thấy tin tưởng người kia hơn. Khi bạn lắng nghe theo cách khiến người khác cảm thấy được lắng nghe, họ sẽ dễ dàng chia sẻ nhiều hơn với bạn. Và khi bạn lắng nghe một cách chủ động, bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn.
Trong thời kì huấn luyện để trở thành nhà tâm lí học, tôi đã dành rất nhiều thời gian học cách lắng nghe chủ động. Với nhiều năm kinh nghiệm, tôi có thể nói với bạn rằng một cuộc đàm thoại hữu ích sẽ là điều bất khả thi nếu bạn không chủ động lắng nghe.
Kĩ năng lắng nghe chủ động đầu tiên là nonverbal attending (tập trung phi ngôn ngữ)
Nonverbal attending có nghĩa là dành hết sự chú ý vào một người mà không dùng đến lời nói. Sau đây là một số điều cơ bản:
Giữ cơ thể của bạn mở với người kia. Cố gắng thả lỏng nhưng hãy tập trung. Nếu bạn đang ngồi, nghiêng người về phía trước một chút thay vì cúi gầm xuống.
Giao tiếp bằng mắt vừa phải. Nhìn vào người nói nhưng đừng kiểu như bạn đang ăn tươi nuốt sống người ta.
Dùng các cử chỉ đơn giản trong giao tiếp để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe và khuyến khích người kia tiếp tục nói. Bạn có thể gật đầu - nhưng đừng gật đầu lia lịa. Thi thoảng nói "ừm" cũng là một cách.
Và cuối cùng: giữ im lặng. Hãy nhớ: Bạn không thể nghe tốt trong lúc đang nói. Cho người khác thời gian để nói, dù chỉ là vài phút, cũng là món quà rộng rãi mà chúng ta hiếm khi thực hiện. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải im lặng cả tiếng đồng hồ, nhưng là thứ bạn nên thử để xem bạn có thể chỉ lắng nghe người khác mà không có ý định chen vào.
Một số người cảm thấy phần khó nhất của lắng nghe là không được nói. Có một sự khiêm tốn không hề nhẹ của việc lắng nghe, bởi vì sự tập trung của bạn dành vào việc hiểu người kia thay vì nói ra tất tần tật những gì bạn nghĩ trong đầu. Mục tiêu của bạn là hiểu và giúp người nói cảm thấy được thấu hiểu, và giữ kín tiếng nói của bạn để tiến gần hơn tới một trong hai điều đó.
Còn tiếp...
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất