Strategic planner là người đóng vai trò dẫn đường cho sự phát triển của một thương hiệu, doanh nghiệp, chiến dịch,… nhằm đạt được mục tiêu đề ra dựa trên nguồn lực sẵn có của thương hiệu, doanh nghiệp, chiến dịch,… đó.
Account Planner (hay Planner/Strategic Planner) là vị trí quan trọng tại Agency. Họ đảm nhận vai trò làm chiến lược cho các chiến dịch quảng cáo. Hay nói cách khác họ là bộ phận làm nhiệm vụ “chỉ đường dẫn lối” cho quá trình tiến hành toàn bộ chiến dịch. Chính vì vâỵ nhân sự trong bộ phận Planning thường là những thuộc lòng những quy trình làm việc của agency. Hiếm khi nào tiếp nhận các bạn fresh hoàn toàn.
Từ brief mà client đưa ra, Strategic Planner sẽ đảm nhận công việc cụ thể hoá các mục tiêu kinh doanh, để có thể đạt được thành các yêu cầu sáng tạo mà phòng Creative cần thực hiện. Ngoài ra, để có thể thực hiện quá trình này, những người làm Plan cần phải có sự thấu hiểu không chỉ với nội bộ công ty, mà còn cần sự thấu hiểu về thương hiệu và consumer của khách hàng (người tiêu dùng các sản phẩm của thương hiệu). Chính vì vậy điều cần thiết nhất với một Strategic Planner, đó là vốn trải nghiệm rộng. Với khả năng nắm bắt nhanh nhạy và niềm đam mê, yêu thích tìm hiểu về người tiêu dùng.
Vậy những công việc cụ thể của một Strategic Planner là gì? Hãy cùng toppick.vn khám phá nhé
1. Strategic planner giải quyết vấn đề kinh doanh của thương hiệu/ doanh nghiệp
Tự hỏi vì sao thương hiệu này không thể phát triển được như mong muốn và tìm ra giải pháp cho nó.

Khi nhận công việc hay nhận một brief. Strategic Planner chính là người đầu tiên bắt tay vào công việc. Bởi vì sao: “Bất cứ một chiến dịch quảng cáo nào cũng là một khoản đầu tư. Nhằm giải quyết vấn đề kinh doanh.”
Chính vì điều đó, những người làm Plan cần phải biết vấn đề thương hiệu đang gặp phải là gì? Nắm bắt mục tiêu của khách hàng, đề xuất về giải pháp, những cách thức mà agency có thể giúp khách hàng giải quyết vấn đề. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu như cứ đưa ra những ý tưởng sáng tạo để có thể tăng độ nhận biết thương hiệu, tăng doanh số hay là biến hình ảnh thương hiệu trở nên trẻ trung hơn… mà không biết được vấn đề thực tại của thương hiệu/ doanh nghiệp là gì thì tất cả mọi thứ sẽ vô nghĩa.

Ví dụ, nếu như mục tiêu của khách hàng là tăng độ nhận biết thương hiệu. Vậy câu hỏi đầu tiên đặt ra là gì? Đó chính là độ nhận biết thương hiệu và đến từ khách hàng mục tiêu.

Vậy thì tại sao trước đây độ nhận biết thương hiệu lại thấp? Tại vì mình làm marketing chưa tốt.

Bên nào đã làm tốt hơn? Họ làm như thế nào? …

Là một Strategic Planner, bạn sẽ phải liên tục đặt những câu hỏi như trên. Để biết được điều gì khiến thương hiệu không thể phát triển được như mong muốn và tìm ra giải pháp cho nó.

Strategic planner


2. Thấu hiểu bản chất của truyền thông và quảng cáo
Thấu hiệu được bản chất của truyền thông và quảng cáo là biết được quảng cáo có khả năng làm được gì và ảnh hưởng của nó đến hành vi người tiêu dùng như thế nào.
Biết được những tiềm năng và hạn chế của quảng cáo digital.
Bạn có đoán được thông điệp của mẫu quảng cáo này hay không?
Bạn có đoán được thông điệp của mẫu quảng cáo này?
Cựu giáo sư tâm lý học của trường Đại học UCLA là Albert Mehrabian được coi là người tìm ra quy luật 7% – 38% – 55%. Theo ông, khi chúng ta giao tiếp, những gì người nhận hiểu được, 7% đến từ những gì ta nói, 38% đến từ cách chúng ta nói và đến 55% đến từ ngôn ngữ cơ thể. Có nhiều cách hiểu về công thức này cũng như những biến thể của nó. Nhưng thông điệp quan trọng ở đây chính là không chỉ những gì ta nói, mà cách chúng ta nói cũng vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông điệp đến người nghe.

Truyền thông và quảng cáo cũng vậy. Bao năm nay chúng ta tập trung quá nhiều vào “What to Say”, “Key message”, “Single minded Message”, “Proportion” mà quên đi cái gọi là “Mood&Tone” khi viết bản định hướng sáng tạo. Chúng ta đang chỉ tập trung vào 10% cái mà khách hàng chúng ta nhận được.

Truyền thông không phải là “chúng ta nói cái gì” mà là “khách hàng của chúng ta nhận được gì.”
Strategic planner2


Thương hiệu của bạn tài trợ một chương trình khởi nghiệp thì điều mà khách hàng nhận chính là chúng ta là một công ty rất lớn. Quan tâm đến tương lai và nhân tài của đất nước.

Bạn tổ chức một show ca nhạc để làm từ thiện thì chứng tỏ bạn là một người yêu âm nhạc và sống vì cộng đồng.

Bao bì sản phẩm làm từ giấy tái chế chứng tỏ thương hiệu của bạn yêu môi trường.

Quán cà phê có bàn ghế gỗ chứng tỏ cà phê quán này rất mộc, thuần khiết.

Nói thêm về quảng cáo, như đã biết, trong mô hình 4P sau khi có 3 yếu tố quan trọng: chất lượng, phân phối và giá, truyền thông – quảng cáo đóng vai trò quan trọng không kém đó là gợi nhớ, tạo ra giá trị, thúc đẩy được hành vi của khách hàng. Hiểu được vai trò của truyền thông – quảng cáo thì hiệu quả của quảng cáo sẽ tăng lên. Đây cũng là điều cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn trở thành 1 Strategic Planner.

3. Thấu hiểu bản chất con người
Để giải quyết được vấn đề kinh doanh, bạn cần hiểu bản chất con người. Điều gì làm họ hạnh phúc, động lực của họ, họ làm gì, nghĩ gì, cảm nhận gì…
Trái tim của marketing chính là khách hàng. Vì thế hãy luôn đứng ở vị trí khách hàng. Thử nghĩ mình là người bình thường và không quan tâm đến quảng cáo hay truyền thông.
Chúng ta lên mạng để tìm kiếm thông tin và kết nối với những người mà chúng ta quan tâm. Chúng ta lên mạng không phải để xem quảng cáo, chơi game nhận thưởng hay click vào những banner ad. Và khách hàng của chúng ta cũng vậy.
Không chỉ là những hành vi trên internet, mà quan trọng là những thấu hiểu về con người. Họ thích nói về điều gì, thích chia sẻ về điều gì, thích tìm hiểu về điều gì… Bởi suy cho cùng, dù trên online hay offline, con người vẫn chỉ là con người mà thôi. Để trở thành planner và ra được định hướng truyền thông, bạn cần hiểu bản chất con người. Nếu không, mọi thứ bạn tạo ra không thu hút được họ vì  thiếu đi một thứ quan trọng – insight.

Khi mà một client quá bận rộn với những “plan”, những “innovation”, “sales”, “share”, “profit & lost” rồi “health” cho “đứa con” thương hiệu của mình, họ cần một người biết cách đưa đứa con ấy ra bên ngoài, được nhiều người biết hơn, họ cần một người đồng hành hiểu và giúp họ nói chuyện với người tiêu dùng (consumer). Đó chính là agency. Trong hành trình giải quyết bài toán ‘nói gì?’ và ‘nói với ai?’ này, planner có vai trò cực kỳ quan trọng để kết nối điều client muốn nói với điều consumer muốn nghe, biến business objective trở thành communication objective. Và để làm được điều đó, Strategic Planner cần có sự thấu hiểu về con người, về vai trò của truyền thông – quảng cáo, về vấn đề thực sự trong business của client
Ngoài Top 3 công việc của một Strategic Planner cần phải làm tại một agency thì còn 4 việc cơ bản nữa đó chính là:
– Sáng tạo ra giá trị. Giải quyết vấn đề kinh doanh đâu chỉ là mẫu quảng cáo. Bạn được quyền sáng tạo ra bất cứ thứ gì bạn muốn: dịch vụ mới, sản phẩm mới, bao bì mới, cách phân phối mới…
– Cảm nhận ý tưởng sáng tạo. Bạn là người được nghe rất nhiều ý tưởng sáng tạo từ phòng sáng tạo. Và đó là niềm vui lớn nhất mà bạn có được. Không phải công việc nào cũng có đặc quyền này.

– Thuyết phục người khác (không nhất thiết phải bằng một file ppt đẹp lung linh). Bạn phải làm cho phòng sáng taọ và khách hàng tin vào những suy nghĩ và định hướng của bạn.
– Tìm hiểu thế giới xung quanh. Bạn có 2 ngày để hiểu về xu hướng mới của một ngành hàng nào đó. Và hãy vui vì bạn được trả tiền để có thêm những kiến thức đó.