Đọc sách không chỉ là thư giãn mà nó còn mang tới cho ta nhiều điều bổ ích. Có lẽ bởi vậy mà Rene Descartes từng nói: “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”Sách là nơi con người lưu trữ lại toàn bộ những tri thức, những tinh hoa trí tuệ của con người về tất cả các mặt của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nó như một người bạn, một vật phẩm vô giá của nhân loại. Ngày nay, số lượng sách ngày càng nhiều với đủ các thể loại khác nhau giúp ích cho con người nhiều mặt trong cuộc sống. Và việc đọc sách dần trở thành một nét đẹp văn hóa vô cùng nhân văn.Đọc sách không chỉ là cách con người đốt thời gian của mình mà nó còn mang lại rất nhiều những ý nghĩa vô cùng giá trị. Sách chính là kho tàng kiến thức của cả nhân loại, chính vì thế, đọc sách chính là cách con người hấp thu những tinh hoa văn hóa, những kiến thức xã hội vô cùng quý báu. Nó giúp bạn học hỏi được những kinh nghiệm từ những người đi trước rồi áp dụng nó vào cuộc sống thực tiễn một cách nhuần nhuyễn. Không ít người đã được khai sáng nhờ đọc những cuốn sách hay. Một điển hình cho việc không ngừng đọc, không ngừng học hỏi không ai khác chính là vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh của chúng ta. Người đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người nhưng đi đâu Người cũng tìm tòi, cũng luôn mang theo mình những cuốn sách để không ngừng trau dồi cho mình những kiến thức. Để rồi khi đọc xong, khi trải nghiệm thực tế, Người mới thấu hiểu được nỗi thống khổ của những người dân bị áp bức, Người mới tìm ra con đường dẫn tới thắng lợi của các dân tộc bị áp bức chính là cách mạng xã hội chủ nghĩa…Không chỉ cung cấp cho con người những tri thức, những kinh nghiệm sống mà đọc sách còn là cách giúp con người thư giãn, thanh lọc và bồi bổ tâm hồn mình. Có không ít những cuốn sách giúp con người giải tỏa được tâm lý u ám, hướng họ tới những điều lương thiện, trong sáng và tốt đẹp hơn. Chắc hẳn, chúng ta đã quá quen với tựa đề “Hạt giống tâm hồn” – cuốn sách nổi tiếng được nhiều người lựa chọn đọc để soi mình vào đó, thanh lọc mình và học hỏi ở đó những điều tốt đẹp và bình dị nhất. Hay như những bạn nhỏ đọc những cuốn sách tuổi thơ đầy ngộ nghĩnh, nó không chỉ giúp các em phát triển trí não mà còn nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, thiện lương của các em.Bên cạnh đó, sách cũng được coi là một người bạn dễ đồng cảm và sẻ chia với con người. Rất nhiều người chọn sách theo tâm trạng, và khi đọc chúng, họ cảm thấy mình được chia sẻ rất nhiều. Nếu bạn vui và bạn chọn đọc 1 cuốn sách vui, bạn sẽ thấy niềm vui ấy được nhân lên rất nhiều. Nếu bạn buồn và bạn chọn một cuốn sách hợp tâm trạng, bạn sẽ thấy nỗi buồn của mình được san sẻ, bạn sẽ thấm thía những điều mình đã trải qua.Đọc sách có rất nhiều mặt lợi ích nhưng ngược lại, không đọc sách cũng có không ít những tác hại. Thật vậy, không đọc sách giống như bạn đang bó hẹp lại kiến thức của chính mình, từ làm giảm tầm nhìn của mình với cuộc sống đang ngày một phát triển như ngày nay. Tâm hồn bạn cũng theo đó mà cằn cỗi, khô cạn vì chẳng được chăm sóc, bồi đắp… Bạn sẽ giống như những con ếch mãi chỉ biết vùng sáng nhỏ bé trong cái giếng của chính mình.Đọc sách là một điều vô cùng bổ ích nhưng rất nhiều ngườ vẫn chưa biết cách đọc sách cũng như chọn lựa sách sao cho đúng. Họ thường đọc bừa bãi, đọc lướt để rồi những thứ đã đọc trôi đi nhanh chóng mà không đọng lại chút gì. Hãy biết cách chọn lựa cho mình những cuốn sách phù hợp với bản thân, phù hợp với lứa tuổi và nghề nghiệp của mình. Hãy dành một khoảng thời gian thật tập trung để đọc, để nghiền ngẫm những thứ mà sách dạy. Sau đó, hãy biết cách áp dụng những thứ được học từ sách vào cuộc sống. Có như vậy, giá trị của việc đọc sách mới thực sự phát huy hết tác dụng.Sách vừa là người bạn, vừa là người thầy của con người. Hãy rèn cho mình một thói quen đọc sách, một văn hóa đọc thực sự văn minh và biết cách chân quý những giá trị mà sách mang lại.
Bạn đã bao giờ đọc xong một trang sách và nhận ra mình đã mơ màng trong lúc đọc không? Điều này xảy ra với hầu hết mọi người vào một lúc nào đó vì bạn có quá ít thời gian hoặc không quá hứng thú với việc dành thêm là một phút nữa để đọc tác phẩm của Homer hoặc Shakespeare. May mắn thay, việc học cách đọc sách thật tập trung và ghi chú sẽ giúp quá trình đọc trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và thú vị hơn. Hãy xem tiếp nội dung bên dưới để biết cách đọc sách hiệu quả.

Phần1Đọc sách một cách tập trung
  1. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 1

    1
    Tránh những thứ gây xao lãng. Hãy tắt máy tính, tivi và tiếng nhạc. Bạn sẽ khó mà tập trung đọc, đặc biệt khi đọc nội dung gì đó khó hiểu nếu bị phân tâm. Tập trung đọc sách có nghĩa là bạn sẽ tìm một nơi thoải mái, dễ chịu và không khiến bạn bị mất tập trung.
    • Làm cho việc đọc sách vui hơn bằng cách chuẩn bị thêm đồ ăn nhẹ hoặc thức uống và tạo cảm giác thoải mái. Thắp một cây nến thơm hoặc đọc sách khi tắm bồn sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái và làm cho việc đọc sách thú vị hơn, đặc biệt khi bạn không quá hứng thú với nội dung đang đọc.

  2. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 2

    2
    Đọc lướt trước khi đọc kỹ. Nếu đọc nội dung gì đó khó hiểu, bạn đừng quá lo là mình sẽ mất hứng thú vì đã biết kết cục. Nếu đang đọc một đoạn nào đó và phải đọc lại từ đầu, bạn nên thử đọc lướt qua toàn bộ câu chuyện hoặc lật sang một vài trang sách tiếp theo để hiểu bối cảnh, các nhân vật chính và giọng điệu của nội dung đang đọc; như vậy, bạn sẽ biết phải tập trung vào điều gì khi đọc kỹ nội dung.[1]
    • Tìm đọc tóm tắt (chẳng hạn như trên trang Cliff’s Note) hoặc nội dung của sách qua mạng Internet là một cách hay để nắm ý chính nhằm giúp bạn dễ hiểu quyển sách hơn, nhưng lưu ý rằng một số giáo viên sẽ không hài lòng với việc này và có thể cho điểm thấp hoặc không cho điểm nếu họ biết bạn chỉ đọc tóm tắt. Vì vậy, đừng quên mở sách ra và đọc thật kỹ.

  3. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 3

    3
    Hình dung về những gì bạn đang đọc. Hãy tưởng tưởng bạn là một đạo diễn phim và hình dung diễn biến trong khi đọc. Lên danh sách diễn viên cho bộ phim nếu thấy hiệu quả và cố gắng hình dung các sự kiện càng thực tế càng tốt. Đây là một hoạt động rất thú vị và giúp bạn nhớ cũng như hiểu nội dung tốt hơn.

  4. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 4

    4
    Đọc to. Một số người dễ tập trung hơn và cảm thấy nội dung thú vị hơn khi họ đọc to. Hãy tìm một căn phòng yên tĩnh, hoặc trốn vào tầng hầm và thỏa thích đọc với giọng điệu mà bạn muốn. Việc này giúp bạn giảm tốc độ nếu thường hay cố gắng đọc lướt thật nhanh và cũng làm cho nội dung đọc có vẻ sống động hơn khi bạn cảm thấy chán.
    • Thử đọc to các bài thơ. Trải nghiệm đọc tác phẩm “Odyssey” sẽ trở nên tuyệt vời hơn khi bạn đọc to rõ giai điệu của bài thơ.

  5. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 5

    5
    Tìm hiểu các từ ngữ, địa danh hoặc ý tưởng mà bạn không biết rõ. Bạn có thể dùng ngữ cảnh để tự tìm hiểu thắc mắc của mình, nhưng tốt hơn hết bạn nên dành ra vài phút để đọc nội dung tham khảo về những phần mà mình chưa hiểu. Như vậy, việc đọc cũng trở nên dễ dàng hơn.
    • Đối với bài tập ở trường, việc tìm hiểu từ ngữ hoặc ý tưởng khó hiểu sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng. Đây là một thói quen tốt mà bạn nên làm.

  6. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 6

    6
    Nghỉ ngơi. Đảm bảo dành đủ thời gian cho việc đọc sách để bạn có thể đọc một cách thoải mái và có thêm thời gian nghỉ ngơi. Sau mỗi 45 phút đọc sách, bạn nên thư giãn 15 phút hoặc làm bài tập khác để thả lỏng đầu óc và cho bản thân tập trung vào những việc khác trong chốc lát. Khi đã sẵn sàng, bạn sẽ quay lại với việc đọc sách một cách sảng khoái và hào hứng.

Phần2Ghi chú
  1. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 7

    1
    Tô đậm nội dung. Viết các câu hỏi ở lề sách, gạch dưới những điều mà bạn quan tâm, đánh dấu ý tưởng hoặc khái niệm quan trọng. Đừng ngại đánh dấu vào nội dung mà bạn đang đọc. Một số người cảm thấy việc giữ bút chì hoặc bút dạ quang sẽ làm họ tập trung hơn, vì họ có việc gì đó để “làm”trong khi đọc sách. Hãy thử xem cách này có hiệu quả với bạn không.
    • Tuy nhiên, đừng gạch dưới hoặc đánh dấu quá nhiều và đừng ngẫu nhiên đánh dấu những đoạn mà bạn nghĩ là cần. Bạn sẽ không có động lực xem lại và tìm hiểu kỹ nếu chỉ đánh dấu vô tội vạ; thay vào đó, bạn sẽ thấy rối mắt khi đọc lại.

  2. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 8

    2
    Viết vài câu tóm tắt ở dưới mỗi trang. Nếu đang đọc điều gì đó khó hiểu và thường phải đọc lại phần mà bạn đã bỏ lỡ, bạn nên thử ghi chú vào từng trang. Hãy viết một tóm tắt ngắn về những gì đã xảy ra ở cuối mỗi trang hoặc cuối mỗi đoạn. Đây là khoảng nghỉ trong lúc đọc và cho bạn thời gian để hiểu rõ hơn về nội dung.

  3. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 9

    3
    Viết ra những câu hỏi xuất hiện trong lúc đọc. Nếu cảm thấy khó hiểu trước điều gì đó hoặc gặp khó khăn trước một nội dung nào đó, bạn nên viết ra giấy. Việc này sẽ giúp bạn đặt ra một câu hỏi hay trong giờ học hoặc cho bạn đề tài để suy nghĩ sâu sắc hơn trong khi tiếp tục đọc.

  4. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 10

    4
    Viết ra cảm nhận của bạn. Khi đọc xong, bạn nên viết ngay cảm xúc của mình về truyện, quyển sách hoặc một chương cụ thể nào đó mà bạn cần đọc. Hãy viết ra những ý quan trọng, suy nghĩ của bạn về mục đích của nội dung và cảm nhận của bạn ở vai trò của một độc giả. Bạn không cần phải tóm tắt để có một câu trả lời cụ thể, nhưng việc tóm tắt nhìn chung rất hữu ích để giúp bạn nhớ rõ hơn về nội dung đã đọc.
    • Đừng viết về việc bạn thích hay không thích tác phẩm đó, hoặc bạn cảm thấy nội dung “tẻ nhạt”. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào cảm xúc mà mình có được. Phản ứng đầu tiên của bạn có thể là “Mình không thích tác phẩm này vì Juliet đã chết ở phần kết thúc”, nhưng bạn hãy thử nghĩ xem điều gì làm cho bạn có cảm nhận đó. Tại sao nếu cô ấy còn sống thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn? Có nên tạo ra kết thúc như vậy không? Shakespeare đã có dụng ý gì? Tại sao tác giả lại giết chết nhân vật? Với những câu hỏi này, bạn sẽ có cảm nhận thú vị hơn.

Phần3Trao đổi về nội dung
  1. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 11

    1
    Ngồi lại với bạn bè hoặc bạn cùng lớp để thảo luận về nội dung đọc. Việc thảo luận với bạn bè về nội dung đọc trước hoặc sau giờ học không phải là gian lận. Trên thực tế, hầu hết các giáo viên đều hài lòng vì điều đó. Hãy lắng nghe cảm nhận của bạn cùng lớp và so sánh với suy nghĩ của bạn. Một lần nữa, đừng cố nói về việc bạn cảm thấy nội dung đó có “tẻ nhạt” hay không mà bạn nên thử hỏi xem có ai giải thích được những điều bạn cảm thấy khó hiểu hoặc băn khoăn hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ hiểu biết của mình để giúp đỡ bạn bè.

  2. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 12

    2
    Hãy đặt những câu hỏi mở để giúp bạn khám phá nội dung. Viết ra sổ tay các câu hỏi giúp bạn có một cuộc thảo luận thú vị trong giờ học. Một số giáo viên yêu cầu bạn làm điều này, nhưng dù sao thì đây cũng là một việc giúp ích cho quá trình đọc.
    • Đừng đặt những câu hỏi có thể trả lời “có” hoặc “không”. Học cách đặt câu hỏi với “như thế nào” sẽ giúp bạn có được những câu hỏi thảo luận thú vị. Bên cạnh đó, việc này khuyến khích bạn suy nghĩ sâu sắc hơn.

  3. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 13

    3
    Dán giấy ghi chú lên những trang quan trọng. Như vậy, khi có thắc mắc, bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy nội dung để nói hoặc đặt câu hỏi về phần nội dung đã được ghi chú thay vì phải mất 10 phút để cố nhớ xem câu nói nổi tiếng của Polonius nằm ở đâu.

  4. Tiêu đề ảnh Understand What You Read Step 14

    4
    Đặt bản thân vào vị trí của nhân vật. Bạn sẽ làm gì nếu là Juilet? Bạn có giết Holden Caiulfield nếu nhân vật đó xuất hiện ở trong lớp không? Việc kết hôn với Odysseus sẽ cho bạn cảm xúc như thế nào? Hãy trao đổi điều đó với người đã đọc quyển sách giống bạn. Câu trả lời của họ có gì khác với của bạn? Việc học cách đặt bản thân vào tác phẩm và tương tác với nội dung là một cách hay để trải nghiệm và thấu hiểu nó. Hãy đưa bản thân vào trong quyển sách.

Lời khuyên
  • Đôi khi việc tập trung vào những tiểu tiết sẽ không giúp ích cho bạn. Nếu điều đó quá khó hiểu, bạn chỉ cần chú ý những yếu tố quan trọng.

Cảnh báo
  • Hãy dành đủ thời gian để hoàn thành việc đọc sách. Cố gắng lướt thật nhanh qua nội dung không phải là thói quen đọc sách tốt.
nếu bạn đã đọc sách bạn phải hiểu được chi tiết và toàn bộ của nó dù mất 10 năm hay 20 năm đọc 1 quyển sách
nguồn: