Nền kinh tế thế giới đã đối mặt với nhiều thay đổi đáng lưu tâm khi Uber bước vào thị trường vận chuyển hành khách, đưa ra một ví dụ kinh điển trong việc ứng dụng các thuật toán của AI/ML kết nối tài xế lân cận và khách hàng có nhu cầu. Đây là bước đột phá đầu tiên của xu hướng ứng dụng AI nhằm thúc đẩy nền kinh tế Gig (Gig economy).
Trong nền kinh tế Gig, người lao động thường làm việc ở những vị trí tạm thời, linh hoạt; các công ty có xu hướng thuê freelancer thay vì một nhân viên full-time. Gig Economy được tạo thành từ 3 thành phần chính [1]: 
(1) người làm việc độc lập, thu nhập kiếm được từ việc hoàn thành một “gig work” (một dự án, một bài viết…); 
(2) khách hàng - người có nhu cầu sử dụng một dịch vụ cụ thể, chẳng hạn như cần ai đó chở đến một địa điểm, hoặc cần một sản phẩm sáng tạo hoàn chỉnh; 
(3) công ty trung gian kết nối những người làm việc tự do trên với các khách hàng, chẳng hạn như Uber, Airbnb hay Etsy.
Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn đề cập đến cách mà AI thúc đẩy và tối ưu hóa những ưu điểm của nền kinh tế Gig.

Đầu tiên, AI giúp nhà tuyển dụng và ứng viên phù hợp dễ dàng “match” với nhau trên các nền tảng tìm kiếm việc làm.

Ảnh bởi
Sergey Zolkin
trên
Unsplash
Mặc dù robot đang dần thay thế con người trong một số tác vụ nhất định, AI/ML, bên cạnh đó vẫn góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm có yêu cầu, hình thái đa dạng [2]. Các doanh nghiệp giờ đây có thể dễ dàng tìm kiếm những cá nhân phù hợp cho mục tiêu ngắn hạn của tổ chức mà không cần hao tổn quá nhiều chi phí tuyển dụng và lương bổng. Các nền tảng được hỗ trợ bởi AI bắt đầu tận dụng big data để sàng lọc, xử lý và đưa ra phân tích chính xác về yêu cầu của các công ty, từ đó đối chiếu với năng lực của các cá nhân cung cấp dịch vụ.
Nếu trước đó, một freelancer phải mất trung bình 49 ngày để có được một gig work mới, căn bản vì họ gặp khó khăn trong việc tìm thấy chính xác doanh nghiệp nào đang cần họ và họ cần thì giờ đây, chúng ta đã có AI.
Clearvoice là một nền tảng viết lách tự do tận dụng các thuật toán ưu việt của AI cho phép doanh nghiệp tiếp cận các freelance content writer thích hợp với yêu cầu công việc mà họ đang cần giải quyết. Với quy trình hiệu quả và không tiêu tốn quá nhiều chí phí thực hiện này, Clearvoice trở thành nền tảng đem lại nhiều lợi nhuận bậc nhất cho các cây bút tự do.

Thứ hai, AI lấp đầy lỗ hổng về giáo dục cho người lao động.

Như đã đề cập phía trên, AI đang dần thay đổi bản chất của nhiều tác tác vụ mang tính chuyên môn. Hậu quả, nhiều người không còn đạt đủ tiêu chuẩn làm việc, khi so sánh về năng suất công việc và mức độ chấp nhận rủi ro với công nghệ tương đương. 
Ảnh bởi
Nick Morrison
trên
Unsplash
Hoàn cảnh đòi hỏi người lao động không ngừng trau dồi kiến thức và kĩ năng rộng sâu, hoặc sẽ bị đào thải nhanh chóng bởi những cổ máy. Nhìn vào Thung lũng Silicon [3], chúng ta dễ dàng nhận thấy xu hướng văn hóa làm việc tương lai sẽ nhấn mạnh vào kỹ năng teamwork và tính linh hoạt cao trong công tác xử lý nhiều thể loại công việc.
Nhu cầu này có thể được đáp ứng bằng việc triển khai học tập trực tuyến thông qua AI. Đúng là “chỉ có công nghệ mới có thể giải quyết các vấn đề mà nó mang lại”.
Sự gia tăng của các công ty Edtech thúc đẩy số lượng người tham gia vào Gig economy phát triển một cách chóng mặt. Những nền tảng giáo dục trực tuyến thường đem đến các trải nghiệm được cá nhân hóa, dễ dàng sử dụng với mức giá phải chăng hơn nhiều so với giáo dục truyền thống thông thường. Do đó, người ta dễ dàng khám phá những lĩnh vực mới trong tích tắc. Một số doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực này có thể kể đến Udemy, Coursera, Knewton,...

Cuối cùng, AI tác động đến quá trình quản lý nguồn nhân lực.

Các công ty cũng đã bắt đầu sử dụng AI để phân bổ và theo dõi công việc của các gig workers [4]. Người lao động muốn có sự linh hoạt trong phong cách làm việc của họ. Một số nhân viên thích được làm toàn thời gian, một số thích làm việc tự do và cũng có người muốn có thể làm việc vào các thời điểm khác nhau trong ngày, ở những các địa điểm khác nhau, thậm chí ở nơi cách xa hơn nửa địa cầu.
Ảnh bởi
Firmbee.com
trên
Unsplash
Thay vì cố gắng ràng buộc một nhóm “người lạ” vào sứ mệnh và văn hóa của công ty, nhà quản lý có thể sử dụng sourcing platform [5] để xây dựng nhóm nhỏ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các tính năng hỗ trợ của sourcing platform bao gồm: tự động hóa các nhiệm vụ đơn giản lặp đi lặp lại, cung cấp quy trình làm việc rõ ràng, điều phối nhịp nhàng công việc và trách nhiệm các nhóm nhỏ (bao gồm chuyên gia bên trong và bên ngoài công ty),...
Hiện tại, các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 đã bắt đầu thử nghiệm ứng dụng sourcing platform vào các dự án mang tính chiến lược lớn. Các nền tảng nổi bật có thể kể đến như Amazon Mechanical Turk và các trang web làm việc tự do trực tuyến, như Upwork và Fiverr.

Nguồn tham khảo: