Các cuốn sách đoạt giải Pulitzer đã được xuất bản tại Việt Nam
Nguồn bài viết: Vườn Sách Hay Ảnh: Vườn Sách Hay 1. Cuốn theo chiều gió – Margaret Mitchell (Pulitzer 1937) Cuốn theo...
Nguồn bài viết: Vườn Sách Hay
1. Cuốn theo chiều gió – Margaret Mitchell (Pulitzer 1937)
Cuốn theo chiều gió (Gone with the wind), xuất bản lần đầu năm 1936, là một cuốn tiểu thuyết tình cảm của Margaret Mitchell, người đã dành giải Pulitzer với tác phẩm này năm 1937. Câu chuyện được đặt bối cảnh tại Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời kì nội chiến và thời tái thiết. Tác phẩm xoay quanh Scarlett O’Hara, một cô gái miền Nam đầy sức mạnh, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn trong thời hậu chiến. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim năm 1937.
Cuốn Theo Chiều Gió có sức hấp dẫn mãnh liệt giới trẻ Mỹ cũng như thanh niên toàn thế giới vì đây là cuốn tiểu thuyết tình yêu đặc sắc. Lạ kỳ thay, trong chiến tranh và những năm hậu chiến vô cùng gian khổ, tình yêu lại luôn luôn chói ngời, trở thành động lực giúp cho con người vượt qua chết chóc, đói khổ và sự hèn hạ… Không chỉ có tình yêu trai gái, Cuốn Theo Chiều Gió còn là bài ca của tình yêu quê hương đất nước, tình tương thân tương ái. Ba năm sau khi tiểu thuyết Cuốn Theo Chiều Gió ra đời, bộ phim cùng tên dựng theo tác phẩm của Margaret Mitchell được công chiếu đã trở thành sự kiện lớn, thành niềm tự hào của điện ảnh Mỹ.
2. Giết con chim nhại – Harper Lee (Pulitzer 1961)
Nelle Harper Lee sinh 28/04/1926, là nhà văn Mỹ nổi tiếng với tiểu thuyết Giết con chim nhại viết về vấn đề phân biệt chủng tộc mà cá nhân tác giả chứng kiến khi còn nhỏ ở thị trấn quê nhà Monroeville, bang Alabama. Mặc dù Giết con chim nhại là tác phẩm duy nhất của Harper Lee, song chính nhờ nó mà tác giả nhận Huy chương Tự do do đích thân Tổng thống Hoa Kỳ trao tặng để ghi nhận đóng góp của bà cho văn chương.
To Kill a Mocking Bird từ lâu đã là tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ hiện đại, được giảng dạy trong hệ thống trung học lẫn đại học, và nằm trong chương trình dạy tiếng Anh như một sinh ngữ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Sức quyến rũ của nó vẫn còn cho đến tận ngày nay. Năm 1999, nó được độc giả bình chọn là “Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20” trong cuộc thăm dò do tờ Literary Journal tổ chức. Trong danh sách “100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất kể từ 1900” của nhà xuất bản Modern Library công bố năm 1998 dựa trên bình chọn của độc giả, nó xếp hạng 5
Ngoài việc đề cập đế chủ đề chính của tác phẩm là nạn phân biệt chủng tộc trong thời gian mà phong trào đấu tranh của người da màu, nhất là của Martin Luther King, Jr., đang lan rộng cả nước Mỹ. Tác phẩm mở rộng và đề cập đến những thành kiến khác của con người, những thứ vốn là nền tảng dẫn đến thói đạo đức giả, bất công xã hội và nhiều tệ nạn khác.
3. Chuyến tàu mang tên dục vọng – Tennessee Williams (Pulitzer 1948)
Chuyến tàu mang tên dục vọng (A Streetcar Named Desire) là một vở kịch của Tennessee Williams được công diễn lần đầu tiên năm 1947. Vở kịch này đã đem lại cho Tennessee Williams giải Pulitzer năm 1948. Tennessee Williams còn đoạt giải thưởng này một lần nữa vào năm 1955 với Con mèo trên mái nhà nóng bỏng (Cat on a Hot Tin Roof).
Chuyến tàu điện có thực mang tên Dục Vọng, nhưng cũng là một biểu tượng về khao khát tham vọng của những con người trong thời đại đồng tiền ngự trị. Blanche DuBois, một người phụ nữ với quá khứ phức tạp, đột ngột xuất hiện trước căn nhà của cô em gái, Stella. Giữa một bên là gánh nặng quá khứ đầy thất bại trong cuộc đời, một bên là gã em rể Stanley Kowalski đầy hoang dại và nhục cảm, Blanche sống trong một thế giới huyễn hoặc như một con bướm sống đời phù du. Sự tính toán và lòng đam mê đối chọi nhau dữ dội làm nên sức ám ảnh của vở kịch và bộ phim kinh điển cùng tên.
4. Ông già và biển cả – Ernest Hemingway (Pulitzer 1953)
Ernest Miller Hemingway là một tiểu thuyết gia người Mỹ với các tác phẩm nổi tiếng như Chuông nguyện hồn ai, Giã từ vũ khí, Biển đổi thay…
Ông Già Và Biển Cả là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hemingwa. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.
Giữa người trẻ và người già, giữa sự yếu đuối của con người và sự hùng vĩ của đàn cá, sự đẹp đẽ, mạnh mẽ của thiên nhiên lại bị chinh phục bởi những thứ nhỏ bé nhưng đầy nghị lực.
Bạn có thể xem bài Review chi tiết về tác phẩm này tại đây:
Cảm Nhận Ông Già Và Biển Cả – Ernest Hemingway
5. Người tị nạn – Viet Thanh Nguyen (Pulitzer 2016)
Người tị nạn là cuốn tiểu thuyết đầu tay của tác giả Nguyễn Thanh Việt (bút danh Viet Thanh Nguyen) – nhà văn người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu và nhiều giải thưởng khác của các Hiệp hội văn học Mỹ cho sự nghiệp sáng tác của mình.
Tác phẩm Người tị nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam và để “tăng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”. Tập truyện ngắn này gây ấn tượng mạnh bởi sự hư cấu mà chân thực của nó như đánh giá của New York Times Book:
Những câu chuyện về người tị nan Việt Nam như ma thuật bất biến…Một tập truyện siêu phàm…Giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phong cách tự sự thẳng thừng hoàn toàn thích hợp với những cuộc đời thường dân âm thầm được mô tả trong truyện…Vặn nhỏ âm lượng, chúng ta áp tai vào, lắng nghe những người tị nạn nói để thấu hiểu họ.
Người tị nạn là một tập truyện gồm 8 truyện ngắn viết về thân phận của những người tị nạn Việt Nam trên đất Mĩ, và tất cả họ đều bị ám ảnh về quá khứ.
Quá khứ chiến tranh. Quá khứ tù đày trong các trại cải tạo. Quá khứ tị nạn và vượt biển. Quá khứ trong những ngày đầu đến Mĩ.
Tập truyện bắt đầu bằng một câu chuyện ma (thật), và kết thúc cũng bằng một truyện ma trong suy nghĩ. Toàn bộ văn cảnh là những câu chuyện ngắn mô tả những ám ảnh về những nhân vật trôi dạt cùng những mối liên hệ gãy vỡ, được chạm trổ bằng những câu chữ được chọn lọc cẩn thận làm cho người đọc rất khó quên sau khi gấp cuốn sách lại
6. Con sẻ vàng – Donna Tartt (Pulitzer 2014)
Câu chuyện mở màn với một cậu bé. Theo Decker, công dân mười ba tuổi thành phố NY, sống sót một cách kỳ tài qua một tai nạn đã cướp đi mạng sống của mẹ em. Bị cha đẻ khước từ, Theo dung thân cùng với gia đình cậu bạn nhà giàu. Lạ lẫm với mái ấm mới trên Đại lộ Park, muộn phiền khi không cùng tiếng nói với đám bạn bè cùng trường, và nhất là đau khổ nhất, day dứt nhất với niềm thương nhớ mẹ không nguôi, cậu bé bám dính lấy một thứ, nó nhắc nhớ về mẹ: bức họa có sức lôi cuốn kỳ bí, để dần dà kéo Theo rơi vào thế giới nghệ thuật tội ác từ lúc nào.
Trong quãng đời trưởng thành, Theo ra vào thế giới phòng khách của nhà giàu và mê cung bụi bặm của một cửa hàng đồ cổ là nơi anh làm việc. Anh đơn côi trong thế giới riêng, anh yêu một người, và là trung tâm của một cái vòng xoáy ngày càng thít lại, ngày càng hiểm nguy hơn bao giờ hết.
Con sẻ vàng là cuốn tiểu thuyết với lối kể chuyện đầy sinh lực, gây sửng sốt. Những nhân vật sống động gây ấn tượng mạnh, giọng văn mê hoặc, xen với những khúc chờ nín thở, lại có khi trùng xuống với cái bình thản triết gia với những bí ẩn sâu lắng nhất của tình yêu, con người, nghệ thuật.
Một tác phẩm đẹp, khiến bạn thức đọc thâu đêm, khiến bạn muốn giới thiệu với cả lũ bạn mình, một câu chuyện nệ cổ về những mất mát, ảm ánh, những âm mưu tàn nhẫn của số phận.
Trên đây là những cuốn sách hay và điển hình nhất của những tác giả đạt giải Pulitzer danh giá, tất cả đều là những cuốn sách rất hay và đem lại nhiều giá trị. Hy vọng bạn sẽ chọn được cho mình một cuốn sách ưng ý.
Ủng hộ mình bằng cách đọc bài viết gốc trên: https://vuonsachhay.com/sach/sach-doat-giai/7-cuon-sach-doat-giai-pulitzer-da-duoc-xuat-ban-tai-viet-nam.html
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất