Cá nhân hoá - Thật sự bạn đang được chú ý đến
Bài viết trước mình có đề cập đến việc cào dữ liệu, nếu bạn nào chưa đọc thì có thể tìm đọc lại tại Bạn hỏi tôi cào dữ liệu để...
Bài viết trước mình có đề cập đến việc cào dữ liệu, nếu bạn nào chưa đọc thì có thể tìm đọc lại tại
Bạn hỏi tôi cào dữ liệu để làm gì à?
Sau mấy bài viết về Cào dữ liệu, có bạn nào tự hỏi mấy ông này cào dữ liệu về làm cái khỉ khô gì không?Đùa chứ tuỳ mục đích của mỗi người hay mỗi tổ chức mà có những cách xử lý dữ liệu đã cào được dùng vào mục đích gì. Dưới đây là một số mục đích mà mình thấy được đưa ra nhiều nhất. Đầu tiên đi từ mình trước, do mình lười là đầu tiên. Ví dụ, mình vào 1 trang tài liệu hay ho nào đó. Muốn đọc một số tài liệu cứ phải vào từng trang mà download từng cuốn từng cuốn đọc. Lâu lâu lười tải và sau đó cái tool cào ebook được sinh ra (tất nhiên là khi chủ trang đã public việc download) Đi dạo 1 vòng vạn sẽ thấy nhiều website có thể so sánh giá của cùng 1 sản phẩm trên tất cả các trang thương mại điện tử. Bạn thấy sao khi bạn phải tự đi vào từng trang thương mại điện tử mà bạn biết để kiểm tra giá của sản phẩm chỗ nào rẻ hơn, chỗ nào chất lượng hơn để có thể mua được hời hất. Vậy là web so sánh ra đời. Vậy là người dùng được hưởng tiện ích hời rồi! Mình từng suy nhận một dự án về bất động sản cũng nhằm mục đích cào giá trị khoảng từ và địa chỉ phân bổ của các căn hộ, nhà đất sau đó thể hiện lên bản đồ khoanh vùng khu vực nào có mật độ mua bán nhiều tô màu đỏ, khu vực nào ít tô màu vàng. Rồi gia trị hiện lên cũng được khoanh vùng nhằm thể hiện phân khúc thị trường. Hay không, đúng là ý tưởng hay! Rồi các sàn chứng khoán, những nhà đầu tư theo kỹ thuật trading các giá cổ phiếu, chứng khoán, tiền ảo (kỹ thuật này dựa trên lịch sử phát triển tăng giảm lên xuống của 1 mã cổ phiếu hay đồng coin nào đó để có thể phán đoán được xu hướng tăng hay giảm và từ đó đầu tư). Vậy mà những công cụ hỗ trợ ra đời lấy dữ liệu trên các sàn để thể hiện lên biểu đồ, từ đó ta có thể quan sát một cách trực quan và phân tích chúng. Cào dữ liệu còn giúp giảm tải công việc sáng tạo cho nhân viên Content của bạn, nhân sự là bài toán vô cùng quan trọng của 1 doanh nghiệp đang khởi nghiệp Online. Bạn nghỉ sao khi vào 1 website mà website chỉ có vài sản phẩm, hoặc 1 web đọc tin tức mà chỉ có vài tin ít ỏi? Cào dữ liệu sẽ giúp website của bạn có nhiều nội dung hơn, nhiều tin tức hơn và sẽ có nhiều Users (Khách hàng) hơn. Các công ty chuyên bán hàng Bằng Affiliate (Tiếp thị liên kết) thì việc cần 1 công cụ crawl link, crawl data là vô cùng quan trọng, bạn chỉ cần crawler hết data của các sản phẩm ở website khác, sau đó gắn Link ?Ref=Code (Refer) để có thể tăng doanh số của mình 1 cách chóng mặt. Tương tự như cách mà Google hay làm, crawl dữ liệu sau đó Indexing dữ liệu cào được vào dữ liệu của Google sau cùng là phục vụ cho việc tìm kiếm của chúng ta. Sử dụng crawl dữ liệu bị Google phạt không? Mặc dù Google không chấp nhận việc can thiệp thêm của người dùng vào quá trình crawl dữ liệu, và việc crawl website của Google Spider đều tự động và không chịu sự tác động của các nhà quản trị website. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp giúp website được Google crawl dữ liệu thường xuyên hơn. Việc copy hay crawl là sẽ tạo ra 1 bản sao chép website đó về Database của bạn nếu bạn chỉ crawler 100% nội dung thì có thể bạn sẽ vi phạm chính sác nội dung của Google và DMCA sẽ khởi kiện bạn. Hãy lưu ý việc này nếu bạn đang crawl hay copy bằng tay website, bài viết của 1 ai đó thì hãy dừng lại ngay vì bạn sẽ bị thuật toán của GOOGLE chặn sớm thôi. Crawl dữ liệu ở Việt Nam thì sao? Việt nam có luật bản quyền tác giả được công bố tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ, Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất. Do đó việc copy dữ liệu của 1 website, hay 1 báo điện tử là vi phạm pháp luật ở Việt nam nếu không được đơn vị chủ quyền cho phép. Vì thế việc crawler dữ liệu phải cẩn trọng trong việc này để tránh vi phạm luật ở VN. Còn bạn nghĩ sao về việc sử dụng này!blog.ntechdevelopers.com
Sau mấy bài viết về Cào dữ liệu, có bạn nào tự hỏi mấy ông này cào dữ liệu về làm cái khỉ khô gì không?Đùa chứ tuỳ mục đích của mỗi người hay mỗi tổ chức mà có những cách xử lý dữ liệu đã cào được dùng vào mục đích gì. Dưới đây là một số mục đích mà mình thấy được đưa ra nhiều nhất. Đầu tiên đi từ mình trước, do mình lười là đầu tiên. Ví dụ, mình vào 1 trang tài liệu hay ho nào đó. Muốn đọc một số tài liệu cứ phải vào từng trang mà download từng cuốn từng cuốn đọc. Lâu lâu lười tải và sau đó cái tool cào ebook được sinh ra (tất nhiên là khi chủ trang đã public việc download) Đi dạo 1 vòng vạn sẽ thấy nhiều website có thể so sánh giá của cùng 1 sản phẩm trên tất cả các trang thương mại điện tử. Bạn thấy sao khi bạn phải tự đi vào từng trang thương mại điện tử mà bạn biết để kiểm tra giá của sản phẩm chỗ nào rẻ hơn, chỗ nào chất lượng hơn để có thể mua được hời hất. Vậy là web so sánh ra đời. Vậy là người dùng được hưởng tiện ích hời rồi! Mình từng suy nhận một dự án về bất động sản cũng nhằm mục đích cào giá trị khoảng từ và địa chỉ phân bổ của các căn hộ, nhà đất sau đó thể hiện lên bản đồ khoanh vùng khu vực nào có mật độ mua bán nhiều tô màu đỏ, khu vực nào ít tô màu vàng. Rồi gia trị hiện lên cũng được khoanh vùng nhằm thể hiện phân khúc thị trường. Hay không, đúng là ý tưởng hay! Rồi các sàn chứng khoán, những nhà đầu tư theo kỹ thuật trading các giá cổ phiếu, chứng khoán, tiền ảo (kỹ thuật này dựa trên lịch sử phát triển tăng giảm lên xuống của 1 mã cổ phiếu hay đồng coin nào đó để có thể phán đoán được xu hướng tăng hay giảm và từ đó đầu tư). Vậy mà những công cụ hỗ trợ ra đời lấy dữ liệu trên các sàn để thể hiện lên biểu đồ, từ đó ta có thể quan sát một cách trực quan và phân tích chúng. Cào dữ liệu còn giúp giảm tải công việc sáng tạo cho nhân viên Content của bạn, nhân sự là bài toán vô cùng quan trọng của 1 doanh nghiệp đang khởi nghiệp Online. Bạn nghỉ sao khi vào 1 website mà website chỉ có vài sản phẩm, hoặc 1 web đọc tin tức mà chỉ có vài tin ít ỏi? Cào dữ liệu sẽ giúp website của bạn có nhiều nội dung hơn, nhiều tin tức hơn và sẽ có nhiều Users (Khách hàng) hơn. Các công ty chuyên bán hàng Bằng Affiliate (Tiếp thị liên kết) thì việc cần 1 công cụ crawl link, crawl data là vô cùng quan trọng, bạn chỉ cần crawler hết data của các sản phẩm ở website khác, sau đó gắn Link ?Ref=Code (Refer) để có thể tăng doanh số của mình 1 cách chóng mặt. Tương tự như cách mà Google hay làm, crawl dữ liệu sau đó Indexing dữ liệu cào được vào dữ liệu của Google sau cùng là phục vụ cho việc tìm kiếm của chúng ta. Sử dụng crawl dữ liệu bị Google phạt không? Mặc dù Google không chấp nhận việc can thiệp thêm của người dùng vào quá trình crawl dữ liệu, và việc crawl website của Google Spider đều tự động và không chịu sự tác động của các nhà quản trị website. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp giúp website được Google crawl dữ liệu thường xuyên hơn. Việc copy hay crawl là sẽ tạo ra 1 bản sao chép website đó về Database của bạn nếu bạn chỉ crawler 100% nội dung thì có thể bạn sẽ vi phạm chính sác nội dung của Google và DMCA sẽ khởi kiện bạn. Hãy lưu ý việc này nếu bạn đang crawl hay copy bằng tay website, bài viết của 1 ai đó thì hãy dừng lại ngay vì bạn sẽ bị thuật toán của GOOGLE chặn sớm thôi. Crawl dữ liệu ở Việt Nam thì sao? Việt nam có luật bản quyền tác giả được công bố tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ, Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất. Do đó việc copy dữ liệu của 1 website, hay 1 báo điện tử là vi phạm pháp luật ở Việt nam nếu không được đơn vị chủ quyền cho phép. Vì thế việc crawler dữ liệu phải cẩn trọng trong việc này để tránh vi phạm luật ở VN. Còn bạn nghĩ sao về việc sử dụng này!blog.ntechdevelopers.com
Bài viết này mình muốn đi tiếp về việc sử dụng nguồn dữ liệu bạn có được nhằm mục đích cá nhân hoá đối với từng cá nhân.
Bắt đầu nào!
Bạn có bao giờ nhận thấy Tiki, Shopee hiểu bạn muốn mua gì?
Facebook, Youtube, Spotify, Netflix,... hiểu bạn muốn xem gì hơn cả chính bản thân bạn?
Coca Cola cũng đã từng làm chúng ta phát sốt với những lon nước ngọt có in tên mình.
Những “gã khổng lồ” ấy đã tiên phong trong kỷ nguyên ứng dụng công nghệ và dữ liệu để tạo ra trải nghiệm cá nhân. Cá nhân hóa đã trở thành một chuẩn mực cho tất cả các ngành dịch vụ.
Personalization và Customization là hai dạng thức khác nhau của marketing 1-1, tuy cùng hướng tới cùng một mục đích, đó là đem đến cho khách hàng những trải nghiệm hay sản phẩm cá biệt, phù hợp với nhu cầu của từng người, nhưng con đường mà mỗi phương thức này đi tới đích lại không giống nhau:
Nếu như cá nhân hoá (personalization) là việc doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm hay đáp ứng nhu cầu khách hàng cá nhân dựa trên những thấu hiểu về họ thì Sự tuỳ biến (Customization) lại cho phép khách hàng chủ động điều chỉnh sản phẩm dựa trên những mong muốn đặc thù. Sự khác biệt nằm ở chủ thể của hành động.
Nếu Tiki giới thiệu cho bạn đôi giày thể thao vì bạn đã từng mua găng tập, thảm yoga, dây nhảy, đó là cá nhân hoá.
Nếu NikeID cho phép bạn tự thiết kế đôi giày cho chính mình, thoải mái lựa chọn từ chất liệu, màu sắc, hoạ tiết trang trí thậm chí là loại dây giày, đó là sự tuỳ biến.
Hay Amazon cũng cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng bằng chính công nghệ máy học (ML) mà Amazon.com dùng để đề xuất các nội dung cá nhân hóa theo thời gian thực, kể cả khi họ chưa có chuyên môn về ML. Nó mang lại trải nghiệm cá nhân hóa phong phú, bao gồm cả nội dung đề xuất cho sản phẩm cụ thể, xếp hạng lại sản phẩm cá nhân hóa và tiếp thị trực tiếp.
Ngay cả đến việc bạn được lựa chọn mức đường, đá, các loại topping trong cốc trà sữa cũng là biểu hiện của cách làm này.
Thế rồi, đổi màn hình nền điện thoại, tuỳ chỉnh giao diện website hay sắp xếp lại các thư mục trong máy tính,... nhà sản xuất trao lại một phần quyền kiểm soát cho người dùng, để họ tìm thấy phiên bản sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Sau đây là một vài gợi ý để cá nhân hóa nội dung trên website của bạn cũng như doanh nghiệp:
Website content
Những nội dung trên website chính là mấu chốt để giữ chân người đọc ở lại trang, hoặc tiếp tục tìm hiểu thêm trên website, thực hiện những hành động như tải về ebook,... Mục tiêu cuối cùng đối với website dành cho mọi doanh nghiệp đó là sản xuất ra những content website sao cho phù hợp với khách hàng nhất.
- Cá nhân hóa CTA với những nội dung phù hợp yêu cầu khách hàng.
- Xác định rõ các content thuộc chiến lược cá nhân hóa nào: theo phân khúc khách hàng, theo chân dung khách hàng, hành trình người mua hàng, theo cá nhân hoặc theo các lead của doanh nghiệp.
- "Tái chế" lại content cũ để phù hợp với khách hàng khác nhau (tái chế case study thành dạng video,...)
- Sử dụng tự động hóa và các phần mềm cá nhân hóa để hiển thị content dựa trên nhân khẩu học, sở thích và mối quan tâm.
Digital Ads
Các nền tảng Digital Ads là một công cụ hữu hiệu để triển khai cá nhân hóa. Các nền tảng như Google và Facebook có đến hàng tỉ dữ liệu cung cấp về các thông tin khách hàng như:
- Vị trí
- Thiết bị sử dụng
- Ứng dụng và website được sử dụng
- Tìm kiếm và dấu trang
- Google Drive file
- Youtube videos
- Các tin nhắc Facebook được gửi và nhận
- Sở thích của dựa vào các tương tác
- Liên hệ điện thoại, email, lịch, lịch sử cuộc gọi, tin nhắn, file tải về, games, ảnh và video, âm nhạc, lịch sử tìm kiếm,...
Với sự trợ giúp của các nền tảng này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể triển khai cá nhân hóa vào các chiến dịch quảng cáo của mình, thậm chí nhắm các mục tiêu 1:1 với tập khách hàng hẹp mà không hề tốn công sức.
Giới thiệu các sản phẩm on-site
Dựa trên hành vi mua sắm và dữ liệu giao dịch theo thời gian thực, các doanh nghiệp có thể cung cấp trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng của mình thông qua các phương tiện khác nhau bao gồm:
- Các sản phẩm chéo và bán chạy phù hợp với những gì mà trong giỏ hàng hoặc những gì mà khách hàng hiện đang xem
- Truyền cảm hứng cho khách hàng với các sản phẩm hàng đầu và bán chạy nhất của doanh nghiệp.
- Cung cấp các gói sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng trong việc lựa chọn sản phẩm.
- Kết hợp các đánh giá do người dùng tạo ra và đưa vào các đề xuất được cá nhân hóa để tận dụng sức mạnh của mạng xã hội
Dữ liệu
Với công cụ ‘Segmentation and Insights’ của Nosto, bạn có thể truy sâu vào các dữ liệu có giá trị để phát hiện ra các cơ hội mới và chọn ra các điểm quan trọng. Danh mục phổ biến nhất là gì? Sản phẩm nào có tỷ lệ thoát cao nhất? Những thói quen của khách hàng khi quay trở lại với thương hiệu là gì? Có được những thông tin này trong tầm tay, bạn sẽ có thể dự đoán tốt hơn nhu cầu của khách hàng và lên chiến lược hiệu quả hơn.
Pop-ups
Pop-ups có thể không phải là công cụ tốt nhất và chưa đáp ứng được quá nhiều những mong muốn của doanh nghiệp, nhưng nếu như chúng được cá nhân thì sao? Khi chúng ta lướt web, chắc hẳn hầu hết mọi người sẽ thường thấy các cửa sổ bật lên về các sản phẩm, chủ đề mà đôi khi chúng ta không quan tâm lắm. Nhưng với công nghệ cá nhân hóa, bạn có thể cung cấp những giá trị thực cho khách hàng của mình thông qua pop-ups. Vì vậy, bạn có thể cung cấp cho khách hàng những ưu đãi đặc biệt trong khoảng thời gian giới hạn hoặc giảm giá một lần. Hoặc giảm tương tác với pop-ups của những khách hàng sắp rời khỏi cửa hàng của bạn. Dù bằng cách nào, pop-ups hoàn toàn có thể giúp kết nối lại với khách hàng và tăng cường chuyển đổi trong quá trình thương mại hóa. Sử dụng pop-ups để tăng sự cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Email cá nhân
Là một trong những liên kết trực tiếp đến khách hàng của bạn, email giữ rất nhiều giá trị trong việc chăm sóc mối quan hệ với khách hàng . Và cũng giống như những cửa hàng thương mại điện tử, email được cá nhân hóa để phù hợp với khách hàng. Các email được cá nhân hóa mà bạn có thể triển khai với Nosto bao gồm:
- Newsletter với một vài đề xuất cá nhân
- Lời nhắc giỏ hàng chưa được thực hiện giao dịch
- Email có nội dung “we miss you ” nhằm thống trị các mối quan hệ
- Đặt hàng theo dõi với một số đề xuất được cá nhân hóa
Cá nhân hóa nội dung
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể cá nhân hóa toàn bộ giao diện phía trước cửa hàng của mình tùy theo sở thích của khách hàng? Câu trả lời là với Nosto, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó. Điều này sẽ cấu hình lại toàn bộ trang chủ của bạn, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thực sự độc đáo và hấp dẫn.
Dưới đây là những gì bạn có thể làm để cá nhân hóa website của mình.
- Thanh điều hướng
- Biểu ngữ
- Đề xuất sản phẩm
- Video
- Bài viết blog
- Logo sản phẩm
Thông qua các công cụ trên (và nhiều hơn nữa), website của bạn hay doanh nghiệp của bạn có khả năng cung cấp cho khách hàng trải nghiệm cá nhân và hấp dẫn. Và trong bối cảnh thương mại điện tử cạnh tranh, đây chính xác là những gì bạn cần phải mang đến cho khách hàng để giữ chân họ ở lại với thương hiệu của bạn nhiều hơn.
Còn bạn, bạn có thích được quan tâm chăm sóc bằng cách chỉ riêng bạn không! Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!
-- P/s: Mình đã thu thập đủ dữ liệu của các thành viên trên spiderum qua bài viết Chiến dịch Performance Testing. Hôm sau mình sẽ thực hiện gửi inbox cá nhân nên mình đăng bài này lên trước làm thông báo cho các bạn hóng thử
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất