CUỘC KHỞI BINH VÀO ĐỜI CỦA MỖI CHÚNG TA
Chúng ta đa số đều tốt nghiệp đại học vào khoảng 22 tuổi và kể từ lúc đó, chúng ta thực sự bước chân vào cuộc chơi lớn hơn , không...
Chúng ta đa số đều tốt nghiệp đại học vào khoảng 22 tuổi và kể từ lúc đó, chúng ta thực sự bước chân vào cuộc chơi lớn hơn , không còn ở trong môi trường giáo dục nữa mà ở môi trường công việc. Kể từ thời điểm tốt nghiệp xong đại học, trước mắt bạn là 4 sự lựa chọn để khởi binh đó là : Employee ( làm thuê ) , Self – employed ( tự doanh hay còn gọi là làm thuê cho chính mình ) , Business owner ( chủ doanh nghiệp ) và Investor ( nhà đầu tư ). Tất cả những lựa chọn trên đều ở trong kim tứ đồ , một mô hình của nhà doanh nhân, nhà văn nổi tiếng Robert Kiyosaki.
Ở trong kim tứ đồ, những người nhóm E ( Employee ) đi xin việc cho người khác. Họ bán đi năng lực và thời gian của mình cho ông chủ và nhận lại lương cố định hàng tháng. Thông thường , lương chỉ đủ chi trả chi phí sinh hoạt cơ bản như ăn, uống, ở và đi lại. Nếu chẳng may có biến cố như bệnh tật, công ty lỗ hay phá sản, họ sẽ rơi vào khủng hoảng. Bên cạnh đó, họ thường không được làm theo ý chí của mình mà theo chỉ thị ông chủ. Ví dụ, lúc trước, tôi có đi làm thuê ở một trung tâm. Tôi may mắn vì giờ giấc được tự quyết khá thoải mái và ông chủ không khó tính lắm. Thế nhưng lương tôi nhận ở đó không bằng thu nhập một bạn cùng lớp đại học đi gia sư.
Đối với nhóm tự doanh S ( Self – employed ), họ thường tự làm chủ, tự kinh doanh một cái gì đó dựa trên hiểu biết cá nhân. Những người này tự trả lương cho mình nên thu nhập cao hơn nhóm E. Thế nhưng, họ phải tự chịu những trách nhiệm to lớn và tự chịu nhiều rủi ro hơn nhóm. Ví dụ, trong thực tế, tôi có cơ hội được ở cạnh một người anh tự mở lớp toán để dạy. Tôi phải công nhận thu nhập của anh ấy khủng hơn nhiều người đi gia sư và làm thuê nhiều. Mặc dù vậy, anh ấy phải tự đối mặt với những rủi ro như thiếu học sinh hay chỗ dạy bất tiện hoặc chưa hợp lí.
Đối với nhóm chủ doanh nghiệp B (Business owner ), họ là những người tạo ra một cỗ máy và thuê nhân viên về lắp vào những chi tiết của cỗ máy và vận hành nó chạy để tạo ra tiền. Khi cỗ máy vận hành, họ chẳng cần có mặt cũng chẳng sao và đây chính là sự khác biệt lớn nhất với nhóm S ( chỉ cần thiếu họ là cỗ máy không vận hành được ). Nhóm này chắc chiều nào cũng đi chơi nhưng tiền vẫn chảy vào túi cuối tháng nếu cỗ máy kia vận hành trơn tru, không vấn đề gì.
Đối với nhóm đầu tư I (Investor ), bạn có thể thấy họ đi mua – bán bất động sản, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu , …. Điểm chung của các việc làm này là tiền sinh ra tiền. Họ thường là những ông chủ sau khi có cỗ máy đẻ ra tiền thì có một khoản tiền nhàn rỗi và đem đi đầu tư. Nhóm này giống nhóm B , làm việc theo ý chí của mình, thu nhập thường cao hơn nhóm E và S.
Vậy tôi và bạn đang ở nhóm nào ? Để trả lời , bạn cần biết những nguồn lực mình có là gì . Nguồn lực chúng ta bao gồm : trí tuệ, tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ và ý chí. Thông thường, những sinh viên ra trường chỉ có chút trí tuệ và các nguồn lực còn lại yếu quá nên họ khởi binh bằng cách xin việc làm thuê. Sau vài năm, họ tích lũy tiền tệ, quan hệ , trí tuệ của ông chủ dạy cho thì họ có thể sang nhóm S. Nhưng ở đây, rào cản lớn nhất với họ là nỗi sợ ( sợ thất bại, sợ thất nghiệp , sợ đánh giá người khác ). Do đó, nhiều người không dám nhảy từ nhóm E sang nhóm S. Lúc này , bạn cần ý chí để vượt qua nỗi sợ, hành động này gọi là Vượt ngưỡng. Sau vài năm, bạn tích lũy cả 6 nguồn lực đều tốt thì bạn lại lần nữa vượt ngưỡng, ủy quyền công việc cho đồ đệ hoặc người mình tin dùng. Tất nhiên, tùy thuộc nguồn lực mà bạn chọn khởi binh ở đâu. Nếu bạn hậu duệ của một ông bố là chủ doanh nghiệp lớn thì bạn có thể khởi bình ngay ở nhóm B. Nếu bạn có trí tuệ và ý chí thì có thể lao ngay vào nhóm I bất cứ khi nào thấy mình đủ sức. Hoặc , bạn có thể làm cả bốn nhóm một lúc. Tôi có người quen, đi làm thuê trong bộ máy nhà nước, sau thời gian hành chính thì về điều hành một doanh nghiệp buôn bán sắt, thép nhỏ và buổi tối đi nhậu với mấy ông bạn góp vốn đầu tư bất động sản.
Tóm lại, cuộc khởi binh của bạn thành công thì hãy vượt ngưỡng để sang nhóm tốt hơn, còn nếu thất bại quay về nhóm kém hơn. Nhìn chung, cuộc sống chúng ta thăng trầm nên luân chuyển ở các nhóm liên tục. Và giờ, tôi muốn hỏi bạn : bạn ở nhóm nào? Bạn muốn sang nhóm nào ? bạn đã đủ nguồn lực để sang nhóm đó chưa ?
Tôi rất vui vì được bạn bớt chút thời gian để lắng nghe tôi chia sẻ. Nếu thấy bài viết có ích với bạn, hãy cho tôi một upvote nhé vì nó tạo động lực để tôi có thể viết tiếp. Nếu không thấy có ích, tôi sẽ rất vui nếu được bạn cho một ý kiến để làm tốt hơn lần sau.
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất