Sau sự sụp đổ của Liên bang Soviet, Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới và không có đối thủ xứng tầm. Họ đã dùng truyền thông, sức mạnh mềm của mình với hi vọng áp đặt tình trạng "trật tự thế giới đơn cực", tất cả những thế lực nào ngoi lên sẽ bị đè cho tơi tả. Và có thể nói, Mỹ đã suýt thành công.
Hiệu ứng CNN, nguyên nhân thúc đẩy sự kiện Thiên An Môn của Trung Quốc, nó suýt khiến cho Trung Quốc chia 5 xẻ 7. Đến bây giờ nhiều người vẫn tin rằng chính phủ Trung Quốc đã cho xe tăng đè lên dòng người biểu tình, đàn áp phong trào trong bể máu. Sau khi vượt qua Thiên An Môn, chính phủ Trung Quốc thắt chặt truyền thông, cấm hầu như tất cả các kênh truyền thông khác từ Mỹ.

CNN tiếp tục giúp sức Mỹ trong chiến tranh Vùng vịnh, Iraq bị "đánh" cho tơi bời hoa lá. Từ một nạn nhân, Iraq biến thành tên du côn bị cả thế giới xa lánh. Tổng thư ký LHQ bấy giờ đã từng thốt lên: CNN là thành viên thứ 16 của Hội đồng bảo an.

CNN cũng là kênh từng 10 năm mô tả Vladimir Putin là một nhà lãnh đạo độc tài, làm xói mòn nền dân chủ của Nga, nền kinh tế Nga đang trong cơn khủng hoảng và đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Thật may, Putin đã cố phát triển kênh RT để đối chọi lại với CNN, sử dụng "nước Nga hài hước" để kháng cự lại tự do dân chủ của Mỹ, ít nhất cho đến thời điểm này nước Nga của V.Putin chưa thua trên mặt trận truyền thông khi RT giờ đã trở thành kênh truyền hình được xem lớn nhất trên you tube. Thậm chí Nga đã xây dựng và thử nghiệm thành công hệ thống Internet độc lập, phòng khi bị "tấn công mạng".

Nhưng không phải ai cũng có sức lực đánh trả lại "truyền thông của Mỹ". Trên Youtube thì đầy rẫy các clip về một Triều Tiên đói nghèo tuyệt vọng đang giãy chết, về sự tàn ác tuyệt tình của gia tộc họ Kim. Bạn sẽ không bao giờ có thể tìm thấy một video nào tích cực về Bắc Hàn, bởi vì nó sẽ bị xóa ngay sau khi được phát hiện.

Ngay cả ở Việt Nam, chúng ta có Google để tìm kiếm các từ khóa chính trị sẽ ra ngay bài viết của BBC, VOA, RFA ... Thế là Việt Nam đang không có tự do dân chủ, đất nước của chế độ Cộng sản hà khắc đang đọa đầy hàng ngàn Nhà hoạt động nhân quyền.

Và giờ, khi MXH lên ngôi, Facebook là công cụ tuyệt vời để lan tỏa những thông tin này. Là nơi bắt đầu của Mùa xuân Ả Rập, khiến hàng triệu người chết cũng như hàng chục triệu người khác mất nhà cửa.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng phát biểu: "Những nước cách đây không lâu thì đang ổn định và khá phồn vinh ở Trung Đông và Bắc Phi - như Iraq, Lybia, Syria - đã trở thành khu vực hỗn loạn và vô chính phủ mà từ đó, đã xuất hiện mối đe dọa đối với toàn thế giới. Và chúng ta biết rõ vì sao lại có chuyện đó!

Chúng ta biết ai muốn lật đổ những chế độ không hợp ý họ và áp đặt những điều luật của mình một cách thô bạo.

Kết quả là thế nào? Người ta đã gây ra tình trạng hỗn loạn, đã phá vỡ thể chế nhà nước, đã đẩy người dân đến chỗ xung đột nhau và sau đó, đơn giản, như người Nga thường nói, đã "rửa sạch tay" rồi mở đường cho những lực lượng cực đoan và những kẻ khủng bố." - Hết trích.

Qua đây, chúng ta càng thêm sợ hãi về cái gọi là Hội chứng đám đông. Càng thêm sợ cái gọi là Sức mạnh truyền thông. Cách đây chừng nửa thế kỷ, Adolf Hitler từng nói ra lời này không chút ngượng ngùng: "Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thực". Những chuyện đổi trắng thay đen như vậy quả không hiếm trong lịch sử.

Facebook chính là một công cụ truyền thông hiệu quả và nhanh nhất hiện tại. Chín trong số mười người Ai Cập hay Tunisia trả lời trong một cuộc thăm dò là họ đã dùng Facebook để tổ chức các cuộc nổi dậy và truyền đạt những ý tưởng. Thêm nữa, 28% người Ai Cập và 29% người Tunisia trong cùng cuộc thăm dò nói, nếu bị ngăn cản vào Facebook sẽ làm cản trở hay làm gián đoạn sự liên lạc. Những bằng chứng kế tiếp để cho thấy vai trò quan trọng của truyền thông xã hội là nó được dùng gấp đôi trong thời kỳ phản đối hơn là lúc bình thường. Giới trẻ đã châm dầu vào những cuộc nổi dậy tại các nước Ả Rập khác nhau bằng cách like/share và post bài khi thiếu hiểu biết, không những chỉ ở các nước Ả Rập mà ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Vào ngày 5/4/2011, con số người dùng Facebook tại các quốc gia Ả Rập đã vượt qua số 27,7 triệu người.

Và rốt cục, sau chiến dịch truyền thông Cách mạng hoa nhài, Mùa xuân Ả Rập đã bắt đầu. Hệ quả là một loạt các quốc gia Ả Rập lâm vào nội chiến đẫm máu (Libya, Syria, Yemen) hoặc những bất ổn chính trị do sự đấu đá giữa các đảng phái (Ai Cập). Hiện đã có hàng triệu người chết, hàng chục triệu người mất nhà cửa hoặc buộc phải tha hương sang nước ngoài để trốn chiến tranh, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhập cư cực lớn.

Các thế lực phương Tây đã sử dụng truyền thông để kích động làn sóng biểu tình, nổi dậy lật đổ chính quyền đương nhiệm nhằm tạo dựng chính quyền mới thân phương Tây. Những cuộc nổi dậy mà ban đầu phương Tây ca ngợi là "vì tự do và dân chủ" cuối cùng có kết cục trái ngược hoàn toàn: thêm hỗn loạn, đất nước tan rã và sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Nhiều nhà lãnh đạo mà phương Tây gọi là những "nhà độc tài" đã bị lật đổ, để rồi nhiều nhóm quyền lực mới còn độc tài và cực đoan hơn đã nổi lên, sắn sàng chém giết lẫn nhau để giành quyền lực. Nhiều người dân Ả Rập tỏ ra hối tiếc và muốn mọi thứ trở lại giai đoạn với chính quyền dẫn dắt bởi những "bàn tay sắt" để có thể gìn giữ được ổn định và trật tự.

Bởi tuy những ngày đó cuộc sống của họ có thể vẫn vất vả, tình trạng chính trị - xã hội ở những khía cạnh nào đó có thể khiến họ chưa bằng lòng, nhưng dù sao họ vẫn có được một cuộc sống bình yên, đất nước họ không có chiến tranh và không phải đổ máu.

Truyền thông bẩn - vòi bạch tuộc của những kẻ ác quỷ!