Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con người dành 30% một ngày để làm một việc. Theo bạn họ đã làm gì trong suốt khoảng thời gian ấy? Hãy giành ra 10s để suy nghĩ câu trả lời này trước khi chúng ta cùng đi tiếp vào phần nội dung nhé! 10s, bắt đầu!
Đáp án: Các nhà khoa học tại Đại học California, Mỹ đưa ra kết quả một nghiên cứu cho thấy chúng ta dành 30% thời gian trong ngày để MƠ MỘNG. Con số này có thể tăng lên tới 70%, nếu chúng ta không chịu bất cứ áp lực nào.
Mùa COVID đến chính là chất xúc tác khiến cho chúng ta dễ dàng nhận ra sự tồn tại của kết quả nghiên cứu này. Chúng ta dành phần lớn thời gian của mình để dán mắt vào những chiếc màn hình chỉ để làm những việc vô bổ, rồi chìm đắm vào hết suy nghĩ này đến suy nghĩ khác. Chúng ta để mặc cho những chiếc bẫy công nghệ thao túng trí lực của chúng ta. Kết thúc một ngày chúng ta cảm thấy uể oải, chán trường vì không có gì làm trong thời gian ở nhà này. Chưa bao giờ cuộc chiến tranh giành sự làm chủ tâm thức lại trở nên cấp thiết như cuộc sống của chúng ta hiện nay. Vậy làm cách nào để ta giành lại quyền làm chủ đó?
Bạn hãy tưởng tượng, những điều chúng ta dành thời gian cho, chúng tựa như tiền xu và tiền giấy vậy. Những trò tiêu khiển như game, những video ngắn mang tính giải trí (tiktok,...),...chúng đại diện cho những đồng xu. Những bài học giúp bạn thay đổi bản thân mình ngày một tích cực hơn, thói quen tốt bạn xây dựng được: đọc sách, học một điều mới mẻ hay trau dồi những điều bạn đam mê,... chúng đại diện cho tiền giấy. Và chúng ta ai cũng biết rằng tiền giấy luôn có giá trị lớn hơn tiền xu. Vậy nên nếu phải đánh đổi tại sao chúng ta không để cho tâm trí của mình được tiếp xúc với những nguồn năng lượng của các bậc vĩ nhân, để tâm trí chúng ta được nuôi dưỡng bởi tình yêu thương, và những triết lý sống cao đẹp. Để những hạt giống tốt đẹp trong tâm thức chúng ta có điều kiện để đâm chồi nãy lộc, mang đến cho ta cảm giác mình đang tiến lên phía trước, xây dựng cho chúng ta những thói quen tốt để thay thế những thói quen cũ. Và tất nhiên, đồng tiền nào cũng có mặt hữu dụng của chúng cả, chúng ta cũng cần những lần tự thưởng cho bản thân sau những giờ làm việc mệt mỏi. Giống như cách chúng ta dùng tiền xu để bỏ vào máy chơi game tại quầy game vậy.
Tôi có một người bạn làm nghề sửa xe, gặp cậu ta lúc nào tôi cũng cảm thấy mình vui vẻ hơn, yêu đời hơn. Mặc dù, cuộc sống lúc nào cũng gắng liền với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền nhưng ở cậu luôn tỏa ra năng lượng tích cực. Tôi hỏi cậu ấy tại sao có thể luôn giữ cho mình nụ cười rạng rỡ ấy? Bạn tôi đáp: "Những vấn đề trong cuộc sống đến với mình, mình không thể ngăn cản được. Nhưng mình có thể chọn cách đối diện với nó, tại sao không vui vẻ mà đối diện?"
Vậy nên bí mật nằm ở chỗ bạn hãy mỉm cười với cuộc sống. Hãy cười cái tự mãn của bản thân, để những thành công mà bạn đã gầy dựng được không khiến bạn trở nên kiêu ngạo. Để có được thành công của nhân vật chính là bạn, phải có người đánh đổi để đóng vai nhân vật phản diện, phải có dàn diễn viên quần chúng kế bên, cả ekip làm việc thì mới có được thành công trong vai diễn của bạn. Vậy nên thành công mà bạn có được phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Thay vì tự mãn bạn hãy cảm thấy biết ơn những điều tốt đẹp đã đến bên mình. Khi bạn đạt được thành tựu nhưng vẫn tiếp tục duy trì nỗ lực vươn lên để giúp ích cho xã hội, đây là cách tốt để chúng ta duy trì sự tập trung của chính mình. Vì chỉ có tập trung mới giúp bạn phát triển được.
Và điều cuối cùng, bạn hãy cười với những thất bại của bạn để chúng không khiến bạn nhụt chí, bỏ cuộc. Cuộc sống là một cuộc hành trình, thất bại chỉ là thử thách. Càng trải qua nhiều thử thách ta càng trưởng thành hơn, từ đó thành công sẽ đến như lẽ tất nhiên.
“Khả năng tập trung vào một việc trong nhiều giờ là một thói quen ngày càng hiếm trong thời đại di động và trực tuyết của chúng ta. Nhưng chính kỹ năng này là cần thiết cho bất kỳ sự đột phá nào về trí tuệ, sáng tạo hoặc tinh thần. Tương lai thuộc về những người có khả năng miễn nhiễm với các loại bẫy công nghệ được giăng ra để bắt sự chú ý, và giữ được khả năng tập trung trong một thời gian dài.”
Pavel Duroc (1984) – Tỷ phú người Nga, điều hành Telegram.