Trong mọi cuộc đua, điều được nhắc tới nhiều nhất luôn là danh tính người chạy về địch đầu tiên. Bởi đó là người đánh bại tất cả những đối thủ khác và cũng chính là kẻ mạnh nhất.
Chiến tranh lạnh cũng vậy, Mỹ và Liên Xô luôn tìm cách vượt qua nhau trong suốt hàng thập kỷ. Cả hai bên luôn tìm kiếm những cái nhất để khẳng định được vị thế của mình trên chính trường thế giới. Và khi cuộc đua vũ trang dần trở thành cuộc đua về công nghệ, khái niệm “giới hạn” được đưa ra thử thách và cả 2 phe cùng khẳng định rằng mình sẽ là người phá vỡ mọi giới hạn của nhân loại.
Đây là khi cuộc chiến trong thầm lặng dần trở nên khốc liệt, đây là lúc cuộc đua lên vũ trụ đã bắt đầu.

VŨ KHÍ DIỆU KỲ

Cuối thế chiến 2, Đức Quốc Xã đã phát triển thứ vũ khí diệu kỳ của mình, thứ được hứa hẹn sẽ phá hủy toàn bộ phe Đồng Minh chỉ trong một lần bắn, tên lửa V-2. Viết tắt của Vengance Weapon hay Hung Khí Trả Đũa, V-2 là một công nghệ tối tân, một tên lửa có thể đạt vận tốc đáng kinh ngạc và đem kho vũ khí đến tận nhà đối thủ. Việc sử dụng tên lửa để tấn công đối thủ ở quốc gia khác sẽ thay đổi toàn bộ cục diện. Giờ đây không chiến sẽ không còn là những máy bay có người lái nữa mà sẽ là những tên lửa chết chóc rơi từ trên trời xuống khiến phe Đồng Minh phải khóc thét trước sức mạnh của Hitler.
Tuy nhiên, họa sĩ vẽ thì đẹp nhưng chuyện đời thì không đẹp như vẽ.
Vũ khí diệu kỳ này đòi hỏi nó phải chứa đủ nhiên liệu để bay lên trời, giữ vững vận tốc, có khả năng tự điều hướng và đó là còn chưa kể tới việc phải chứa đựng đầu đạn có khả năng công phá. Mẫu thử nghiệm đầu tiên đã tốn 1 năm để nghiên cứu và phát triển và tốn thêm 1 phút để tự hủy.
Trong lúc Đức Quốc Xã đang loay hoay tìm cách cải thiện tình hình thì một bộ não trẻ đã đến với quân đội và đưa cuộc nghiên cứu lên tầm cao mới…theo đúng nghĩa đen. Anh ta tên là Wernher von Braun, một kỹ sư mới ở độ tuổi đôi mươi nhưng có trí tuệ vô cùng đáng gờm.
Năm 1941, tiến độ đã đến với chương trình tên lửa của Đức Quốc Xã và đã có tên lửa công kích thành công đầu tiên. Từ tên lửa A1 thô sơ năm 1933, tên lửa A3 đến A4 đã có những đường bay hẳn hoi và có những cuộc thí nghiệm hết sức đáng kinh ngạc.
Trong bối cảnh Đức Quốc Xã đang dần thua cuộc trên mọi mặt trận, Hitler nhận ra mình cần phải đưa vũ khí bí mật ra cuộc chiến.
Cuộc tấn công đầu tiên của tên lửa V-2 đã khiến phe Đồng Minh rùng mình. Những quả tên lửa này có sức công phá khổng lồ, phá hủy nhiều tòa nhà và tước đi sinh mạng của hàng trăm người.
Với tốc độ siêu thanh, những tên lửa này sẽ đáp xuống mặt đất và phá hủy mọi thứ trước khi bất cứ ai có thể nghe thấy tiếng của nó trên bầu trời. Cuộc tấn công của tên lửa V-2 không hẳn là để gây thiệt hại về người và của mà còn để tấn công vào tâm lý người dân vô tội. Trong tâm trí họ, họ có thể bốc hơi bất cứ lúc nào mà không hề hay. Đây quả thực là một thảm cảnh khi không nơi nào và không lúc nào có thể coi là an toàn.
Tuy nhiên, cuộc tấn công nguy hiểm là vậy nhưng tên lửa V–2 vẫn là một nước đi sai lầm của Đức Quốc Xã.
Mật thám đã sớm ngửi thấy mùi tên lửa và tìm được cách để ăn cắp vài chiếc tên lửa trong quá trình vận chuyển. Nhờ đó mà quân đội phe Đồng Minh đã biết được cách nó hoạt động và nơi sản xuất nó.
Những cuộc đổ bộ lên nhà máy sản xuất tên lửa đã khiến Đức Quốc Xã rơi vào thảm cảnh. Tên lửa V-2 không phục vụ một chiến thuật cụ thể nào mà chỉ gây ra những thương vong ngẫu nhiên. Có những tên lửa xịt, có những tên lửa trúng nhưng hầu hết đều bị các máy bay quân sự bắn hạ. Bên cạnh đó nó còn được sản xuất ồ ạt vào thời điểm đại bại ở Stalingrad diễn ra khiến những thứ vũ khí nhạy cảm này không chỉ tốn kém mà còn ăn mòn túi tiền của chính quyền đương thời, khiến Hitler phải rụng hết cả râu mà nghĩ cách xoay chuyển tình huống.
Trong thời chiến, mọi nước đi đều cần phải tính toán thật kỹ càng. Với tên lửa V2, Đức Quốc Xã đã vắt kiệt tài chính cho một thứ không mấy hiệu quả, dễ bị đánh bại và thực sự chỉ là cái nhọt ở mông mỗi khi Hitler ngồi xuống.
Không chỉ vậy, khi có được trong tay công nghệ của Đức Quốc Xã, phe Đồng Minh đã ngay lập tức tìm hiểu nó và tìm cách biến nó thành vũ khí cho phe mình. Và từ đây, chúng ta có thể hiểu vì sao những tên Phát Xít lại lụi tàn nhanh đến vậy.
Sau khi Thế Chiến 2 kết thúc, mối đe dọa về một cuộc đua tên lửa V-2 đã khiến cả Hoa Kỳ lẫn Liên Xô phải cong đuôi lên tìm kẻ đã đẻ ra thứ vũ khí này. Ngay khi súng ngừng bắn, Wernher von Braun đã bị người Mỹ bắt lại và đưa về trại để phục vụ cho công việc mới, công tác chế tạo ra tên lửa cho người Mỹ.
Đến đây, một kỷ nguyên mới bắt đầu.

KỶ NGUYÊN MỚI

Trong khi người Mỹ đã khiến cả thế giới phải kinh hãi nhờ 2 quả bom họ thả ở Nhật Bản, phe Liên Xô thì kín tiếng hơn. Người Mỹ nhặt về được Wernher von Braun nhưng Liên Xô có những thiên tài của riêng mình và họ cứ thế phát triển công nghệ của riêng họ.
Chỉ sau 1 năm làm việc cho người Mỹ, von Braun đã tạo ra được tên lửa mới là The Viking với nhiều nâng cấp trong động cơ và khả năng điều khiển. Sau đó, người Mỹ đã tiếp tục nâng cấp sản phẩm thời chiến thành một tên lửa kiểu mới, tên lửa Aerobee.
24/11/1947, cuộc thử nghiệm công khai đầu tiên của tên lửa Aerobee được thực hiện. Tuy nhiên, tên lửa gặp lỗi và đã bay đến nhầm chỗ. Lỗi này đã được vá ngay trong lần thử tiếp theo. Rồi đến Aerobee 3, nó đã vượt qua tốc độ âm thanh chỉ trong tích tắc và trở thành cuộc thử thành công lớn nhất từ trước tới thời điểm đó. Sự phát triển của dòng tên lửa Aerobee cứ thế được thúc đẩy và đã có những thành công lớn hơn khi tên lửa này đã chạm tới không gian vũ trụ, vượt xa bầu khí quyển của Trái Đất.
Có được cha đẻ tên lửa V-2, Hoa Kỳ đã nhanh chóng làm chủ bầu trời. Liên Xô tuy không có von Braun nhưng họ đã thu gom số lượng lớn tên lửa V-2 để tự nghiên cứu và phát triển.
Năm 1947, các nhà khoa học Liên Xô đã tái tạo và phóng thành công tên lửa V-2 của họ. Chỉ một năm sau, họ đã nâng cấp V-2 thành phiên bản hoàn thiện hơn là R-1. Những năm tiếp theo, Liên Xô liên tục nâng cấp các loại tên lửa dựa trên công nghệ của người Đức. Tuy nhiên, khi tên lửa R-5 được tạo ra, các kỹ sư Liên Xô nhận thấy rằng thiết kế của loại tên lửa này đã quá lỗi thời.
Trong những năm sau đó, từ 1954 đến 1957, kỹ sư Sergei Korolev cùng đồng nghiệp đã cải tiến công nghệ tên lửa, từ bỏ thiết kế yếu ớt của V-2 và tạo ra những thiết kế của riêng mình. Sau cùng, họ đã cho ra đời tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên vào năm 1957 có tên R-7.
Tháng 8/1957, cuộc phóng thử R-7 đã diễn ra thành công vượt mong đợi, R-7 đã trở thành tên lửa có sức đẩy mạnh nhất vào thời điểm ra mắt. Từ đó, chính phủ Liên Xô đương thời nhận ra đã đến lúc để đẩy mạnh công nghệ đó, biến nó thành một tượng đài khoa học, chính thức đưa Liên Xô thành kẻ thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ thời chiến tranh lạnh. Mục tiêu của họ là thứ nằm ngoài bầu khí quyển, họ muốn đưa con người ra vũ trụ.
Nhưng đây cũng là lúc vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

TỬ THẦN TRÊN CAO

Khác với những cuộc đổ bộ tên lửa V-2 của Đức Quốc Xã, những tên lửa hoàn thiện của Hoa Kỳ và Liên Xô được sinh ra sau khi Mỹ đã chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh của công nghệ là thế nào. Oppenheimer và đồng sự đã sử dụng năng lượng của những ngôi sao và làm bốc hơi 2 thành phố của Nhật Bản. Giờ đây, hai đại cường quốc của thế giới không chỉ có trong tay kho vũ khí hạt nhân khổng lồ mà còn có cả công nghệ để phóng những đầu đạn đó lên trời…chuyện gì sẽ xảy ra?
Hoa Kỳ là nước có bom hạt nhân đầu tiên, vậy nên việc họ phát triển và sở hữu tên lửa đạn đạo sẽ không khác gì chĩa súng vào mặt tất cả mọi người trên thế giới và nói họ có thể bắn bất cứ ai ở bất cứ đâu. Ở phía đối diện, Liên Xô hiểu rõ mối nguy của vũ khí khi rơi vào tay kẻ thù sẽ thế nào nên họ bắt buộc phải đẩy mạnh công cuộc phát triển vũ khí hạt nhân cho riêng mình.
Việc chính quyền Liên Xô thiết kế bom hạt nhân không phải là sau khi Mỹ có bom rồi họ mới làm. Từ trong cuộc chiến, mật thám đã truyền tin về cho Stalin về những gì đang diễn ra trong Los Alamos, về những gì được trao đổi giữa Oppenheimer và các đồng sự. Bởi vậy kể từ những năm 40, Liên Xô đã bắt đầu công cuộc xây dựng bom hạt nhân cho chính mình. Tuy nhiên, quá trình chế tạo bom diễn ra chậm chạp bởi nhiều vấn đề liên quan tới hạn chế về cả nhân sự lẫn kinh phí, Liên Xô đã không thể bắt kịp với Hoa Kỳ trong cuộc đua này.
Mặc dù vậy, sau khi chứng kiến sức công phá của nó tại 2 thành phố gần sát biên giới của mình, Liên Xô đã nghĩ lại và đầu tư toàn lực cho công cuộc phát triển bom hạt nhân. Cuối cùng, quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô đã được kích nổ thành công vào ngày 25/10/1946.
Trong thập kỷ tiếp theo, cuộc đua tên lửa của 2 cường quốc đã đe dọa an ninh thế giới đến mức nghẹt thở. Cả 2 cùng có bom hạt nhân, cả 2 cùng có tên lửa đạn đạo. Vậy thì điều gì sẽ ngăn cản họ làm phần 3 của phim Chiến Tranh Thế Giới mang tên Chiến Tranh Hạt Nhân?
Câu trả lời ngắn gọn là không có gì ngăn họ cả. Liên Xô tiếp tục đẩy mạnh chương trình Hạt Nhân song song với chương trình tên lửa. Đến năm 1955, họ đã có được trong tay quả bom còn mạnh hơn cả bom nguyên tử của Oppenheimer và đó là bom nhiệt hạch, mạnh gấp 100 lần quả bom hạt nhân họ đã thử cách đó 6 năm.
Cuộc đua tên lửa giờ đây không còn là sự cạnh tranh để tìm xem ai là kẻ lên vũ trụ trước nữa. Thay vào đó, nó là vấn đề an ninh quốc gia và lớn hơn là an ninh thế giới. Kẻ thống trị bầu trời sẽ là kẻ có quyền bấm nút đỏ, xóa sổ quốc gia còn lại. Vậy nên sau khi có những quả bom hạt nhân và bom nhiệt hạch kinh khủng khiếp trong tay, phần còn lại của câu chuyện là việc ai sẽ đưa người lên vũ trụ trước và ai sẽ đem bom hạt nhân lên không gian trước.
Và trong cuộc đua đó, Xô Viết đã là nước đi trước với Sputnik 1 vào năm 1957.
Sự tồn tại của một vệ tinh trên trời đã khiến vị thế là quốc gia có địa thế hoàn hảo của Mỹ bị lung lay. Để kháng lại dư luận xôn xao, Mỹ đẩy mạnh thêm lần nữa và tung ra con Át mang tên tên lửa Vanguard.
Vanguard là dự án chính phủ Hoa Kỳ đầu tư để không chỉ sánh ngang với Sputnik mà còn làm an lòng dân chúng khi trên đầu họ giờ đây có một tử thần trực chờ. Mặc dù vậy, vì quá vội vàng trong quá trình phát triển, Vanguard đã trở thành một trò cười khi chỉ bay được nổi 2 giây trước khi nổ tung trong sự hoang mang của toàn dân Hoa Kỳ.
Sự thất bại đó nhanh chóng được Liên Xô đăng lên mọi tờ báo, chế giễu và nhạo báng công sức của đất nước mang danh là kẻ đầu tiên có bom hạt nhân. Trong khi Hoa Kỳ vẫn chưa có câu trả lời chính thức nào cho Sputnik, Liên Xô lại tiếp tục giáng thêm một đòn nữa khi đưa chú chó Laika lên vũ trụ thông qua Sputnik 2 vào cuối năm 1957.
Để rút ngắn khoảng cách với Liên Xô, năm 1958, chính phủ Mỹ đã phóng thành công tàu vũ trụ mang vệ tinh Explorer-1 vào quỹ đạo. Cũng trong thời gian này, Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Eisenhower đã cho thành lập cơ quan hàng không và vũ trụ quốc gia, NASA để trực tiếp quản lý quá trình phát triển công nghệ vũ trụ.
Tuy nhiên, việc khởi phóng thành công Explorer-1 không có nghĩa lý gì cho cuộc đua ra vũ trụ bởi vì trong khi Mỹ mới phóng được vệ tinh đầu tiên thì Liên Xô đã có dự định mới. Năm 1961, Yuri Gargarin trở thành người đầu tiên ra ngoài vũ trụ, đánh dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đua.
Để đáp lại lời thách đấu của Liên Xô, Hoa Kỳ đã đưa Alan Shepard lên không gian chỉ 3 tuần sau đó và John Glenn lên quỹ đạo hành tinh xanh vào năm 1962 khiến cuộc đua trở nên sát nút đến nghẹt thở.
Và rồi có lẽ nước Mỹ đã quá nản trong việc phải đuổi theo Liên Xô, về việc phải hút khói tên lửa của những đồng chí mặc hồng quân, vậy nên họ đã nhìn về tổng thống kế nhiệm của ông Eisenhower và chờ câu trả lời của ông.
Cuối năm 1962, John F Kenedy, vị tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ đã đứng trước toàn thể nhân dân và phát biểu rằng: Ông sẽ đưa người Mỹ lên mặt trăng.

MỘT BƯỚC NHỎ

Khi được đắc cử, John F. Kenedy phải đối diện với những sức ép vô cùng lớn khi Mỹ liên tục bị vượt mặt trong cuộc đua công nghệ. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, vị tổng thống đã liên tục đẩy mạnh đầu tư vào các dự án nghiên cứu về vũ trụ. Bởi chỉ có như vậy, Hoa Kỳ mới có thể vượt qua được đối thủ của mình trong cuộc đua này.
Để có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra, hàng loạt dự án lớn được đưa vào thực hiện từ năm 1966-1969. Chỉ trong năm 1966, Hoa Kỳ đã mở ra ba dự án Apollo 1A,2 và 3. Các nhà khoa học đã thử nghiệm hàng loạt các vật liệu làm tàu vũ trụ và đo lường xem nó sẽ cần bao nhiêu nhiên liệu để đến được Mặt Trăng. Sau những sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu năm 1967, tổng thống Nixon đã cho phóng thử nghiệm con tàu vũ trụ thuộc dự án Apollo 1 để đưa 3 phi hành gia lên mặt trăng.
Tuy nhiên, vì là mẫu tàu đầu tiên có phi hành đoàn, con tàu đã gặp trục trặc trong lúc cất cánh và nhanh chóng bắt lửa.
Chuyện gì xảy ra sau đó đã khiến cả thế giới phải chìm trong im lặng.
Ba phi hành gia, Gus Grissom, Ed White và Roger B. Chaffee đã bị nướng chín trong khoang tàu.
Đối diện với thảm họa đó, các nhà trức chách không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đi tiếp. Từ dự án Apollo 4 đến 6, các nhà khoa học liên tục cải tiến nguyên liệu làm vỏ tàu và sức đẩy của nó. Tuy nhiên, để tránh chuyện không may, những dự án thử nghiệm này đã không còn cho con người lên tàu nữa.
Phải đến Apollo 7, các phi hành gia mới được lên tàu thử nghiệm để chuẩn bị cho chuyến đi chính thức. Sự tiến triển tích cực này đã đổ đầy hy vọng trở lại với các nhà nghiên cứu và cả người dân Hoa Kỳ. Năm 1968, các phi hành gia Hoa Kỳ đã có thể lên quỹ đạo và di chuyển được khá xa trong suốt 20 giờ. Trong lúc đó, hệ thống hỗ trợ sự sống đã gần hoàn thiện và con đường đến với Mặt Trăng đã không còn quá xa nữa.
Sự ra đi đột ngột của Kenedy và sự rối loạn chính quyền ngay sau đó đã không ảnh hưởng nhiều đến dự án Apollo. Tổng thống đương thời là Nixon vẫn tiếp tục nuôi hy vọng còn dang dở của Kenedy và đầu tư thêm cho dự án này. Kết quả là trong năm 1969, các phi hành gia đã triển khai thành công Apollo 10, bước tiến cuối cùng của nhân loại trước khi chạm tới mặt trăng.
Và rồi cuối năm 1969, Neil Amstrong, Micheal Collins và Edwin Aldrin đã lên tàu Apollo 11, chuẩn bị cho hành trình quan trọng nhất không chỉ trong đời họ mà còn với cả nhân loại.
Và vào ngày 20 tháng 7 năm đó, Neil đã nói vào bộ đàm của mình những từ mà nhân loại đã nhớ mãi kể về sau.

BƯỚC NHẢY VĨ ĐẠI

Với việc đặt chân lên mặt trăng, cuộc đua ra vũ trụ đã chính thức có hồi kết. Nhờ thách thức của John Kenedy mà nước Mỹ đã bỏ qua toàn bộ khó khăn và vượt xa tới miền vô tận, chạm tới nơi mà chúng ta chỉ dám ước mơ mới thấy được.
Giờ đây cuộc đua công nghệ không còn vì mục tiêu vũ trang nữa, những gì đã xảy ra thì đã xảy ra, nhưng vũ trụ không còn là vật phẩm quý giá để những kẻ hám lợi hòng sở hữu nữa. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô ít nhất đã có sự thay đổi theo hướng tích cực.
Năm 1971, Hoa Kỳ và Liên Xô đã có cuộc gặp mặt lịch sử, tạo nên dự án có thể coi là xúc động nhất trong cả cuộc chiến tranh lạnh, dự án Apollo Soyuz. Đây là lúc cả hai quốc gia đưa các vệ tinh có người lái của họ đến với nhau và tạo ra điều lịch sử chưa bao giờ nghĩ tới, một cuộc ăn mừng ngoài không gian.
Ngày 6/12/1971, các kỹ sư hai nước đã gặp mặt, cùng trao đổi thông tin và đưa thiết kế cổng không gian cho nhau. Nhờ đó, mô đun cổng của hai vệ tinh có thể kết nối với nhau và tạo ra cánh cửa để 2 phi hành đoàn có thể gặp gỡ giữa không gian vô tận của vũ trụ.
Và ngày 17/7/1975, cú bắt tay ấm áp đã kết thúc cuộc chiến tranh lạnh của hai đại cường quốc.