I. Phần mở đầu
Câu hỏi “rốt cuộc chúng ta là cái quái gì?” có thể được tiếp cận bằng nhiều góc nhìn thuộc về nhiều lĩnh vực khác nhau. Siêu hình học cho ta thấy bản chất gốc rễ của thực tại, thông qua các nghiên cứu vượt qua thế giới vật lí; siêu hình học giải quyết câu hỏi với "chúng ta" chính là những bản chất nguyên bản phản ánh lên thế giới vật chất. Triết học tâm trí lý giải con người bằng nhận thức trong tâm trí; trường phái này trực tiếp đối diện vấn đề bằng cách tìm ra mối quan hệ tương quan giữa thể xác và tâm trí; nó cho rằng con người cuối cùng chỉ là tập hợp giữa cái xác và cái hồn. Luân lý học cố gắng định nghĩa con người là cá thể gắn liền, phụ thuộc vào đức hạnh và đạo đức; luân lý học lập luận con người là những giá trị đạo đức mà họ tuân theo; luân lý học còn cho ta thấy bản chất con người sinh ra là thiện, ác hay trung lập. Nhân chủng học đã gần giải quyết được vấn đề khi đặt ra các câu hỏi như: "Những tính chất nào phân biệt giữa chúng ta với động vật?", hay "Văn hóa và bối cảnh thế giới quyết định nhận thức về bản thân ta ở mức nào?"; nhân chủng học cho rằng có thể tìm ra được tính chất chung của con người thông qua các nghiên cứu.
Các trường phái tư duy thuộc về các lĩnh vực khác là quá nhiều để tôi liệt kê. Tuy nhiên, tất cả đều không thể lý giải triệt để câu hỏi. Vì thế tôi sẽ đưa ra câu trả lời mà tôi thấy là tốt nhất, toàn diện nhất. Sẽ như thế nào nếu tôi nói với bạn rằng bạn đã mắc sai xót từ ngay khi đặt câu hỏi? Chào mừng đến triết học của sự phi lý.
II. Sơ lược về chủ nghĩa Phi lý
Chủ nghĩa Phi lý (tiếng Pháp là philosophie de l'absurde) là một học thuyết thuộc triết học hiện sinh được chính thức nhắc đến vào năm 1942 giữa những nỗi đau không thể lý giải của cuộc thế chiến thứ hai trong tiểu luận Thần thoại Sisyphus (Le Mythe de Sisyphe) của triết gia Albert Camus. Tuy nhiên, nền tảng báo hiệu cho sự xuất hiện không thể tránh khỏi của nó đã được định hình trước từ thời kỳ của triết gia Đan Mạch Søren Kierkegaard vào thế kỷ XIX; khi ông miễn cưỡng chấp nhận rằng lý trí đã thất bại trong việc lý giải thế giới, ông cũng chấp nhận rằng giải pháp cho nỗi đau hiện sinh của con người phải vượt bên ngoài lý trí.
Hình ảnh Sisyphus lăn viên đá lên đồi đã trở thành biểu tượng của sự phi lý
Hình ảnh Sisyphus lăn viên đá lên đồi đã trở thành biểu tượng của sự phi lý
Vậy, chủ nghĩa phi lý có tư tưởng gì để lý giải con người? Chủ nghĩa phi lý cho rằng sự tồn tại của con người cùng với bản chất của thế giới đã tạo ra nhiều mâu thuẫn và nằm ngoài khả năng lý giải của con người. Nghĩa là không phải con người là phi lý hay thế giới mang nhiều sự phi lý mà cả hai phải cùng tồn tại để xuất hiện mâu thuẫn dẫn đến sự thất bại của lý trí trong việc giải quyết các mâu thuẫn ấy.
Albert Camus - người tạo ra Chủ nghĩa Phi lý
Albert Camus - người tạo ra Chủ nghĩa Phi lý
III. Vậy cái gì thực sự phi lý?
Ta đã biết đến sự phi lý, nhưng cuối cùng thì cái gì phi lý ở đây? Nói đơn giản, sự phi lý xuất hiện nhiều nhất khi tâm trí con người không được thỏa mãn. Khi con người khao khát có mục đích sống thì vũ trụ dù có hay không vẫn không có bất kỳ biểu hiện nào trừ sự im lặng. Chúng ta trải nghiệm bản thân như những cá nhân tự do, có khả năng đưa ra lựa chọn và định hình cuộc sống của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng bị ràng buộc bởi các quy luật vật lý, các ràng buộc xã hội và sự không thể tránh khỏi của cái chết, tạo ra một cảm giác nghịch lý về tự do trong một sự tồn tại có giới hạn. Chúng ta có những tham vọng, ước mơ và mong muốn lớn cho tương lai, nhưng cuộc sống của chúng ta là hữu hạn và cuối cùng sẽ kết thúc. Nhận thức về thời gian hạn chế của chúng ta đặt cạnh nhau với những khát vọng vô biên của chúng ta có thể tạo ra cảm giác phi lý. Chúng ta thường đối xử với những nỗ lực, mối quan hệ và cấu trúc xã hội của mình một cách rất nghiêm túc. Tuy nhiên, chủ nghĩa phi lý cho rằng bản thân vũ trụ vốn dĩ không coi trọng sự theo đuổi của con người này hơn sự theo đuổi khác, khiến cho bức tranh toàn cảnh trông thật mâu thuẫn. Những sự mâu thuẫn trên cho thấy bản chất con người vốn dĩ đã đối lập với thế giới và như đã nói, khi cả hai cùng tồn tại thì sự phi lý mới xuất hiện.
"Nhiệm vụ của sự hiểu biết của con người là hiểu rằng có những điều mà nó không thể hiểu được" - Søren Kierkegaard
IV. Tại sao lại có sự phi lý?
Đây là một câu hỏi khó trả lời và còn khó hơn để giải thích. Đầu tiên, đúng là mọi thứ hoặc hầu hêt mọi thứ đều có lý do để dẫn đến sự tồn tại và duy trì của nó, nên theo lý thuyết thế giới là có thể hiểu được thông qua lý trí. Nhưng khả năng hiểu biết của con người là có hạn vì tư duy con người luôn có nguy cơ mắc sai sót. Vì thế sự hiểu biết không thể chạm đến sự thật cuối cùng. Đã biết bao nhiêu nhà tư tưởng trong lịch sử cố gắng lý trí hóa sự phi lý để rồi phải chấp nhận sự thất bại của mình. Triết gia Karl Jaspers sau một thời gian dài bất lực tìm kiếm cách lý giải cho thế giới ở phải đưa ra nhận định: "Vượt ngoài mọi lời giải thích và diễn giải, thất bại của con người báo hiệu sự hiện hữu của siêu việt, chứ không phải sự thiếu vắng của nó, không phải vậy sao?". Ông đã thừa nhận rằng khi ngôn ngữ và lý trí thất bại sâu sắc trước nỗi đau hiện sinh thì siêu việt (nghĩa là cái vượt trên rào cản của ngôn ngữ, thứ mà ta không thể thấu hiểu hết bằng nhận thức thông thường) lại càng rõ ràng hơn bao giờ hết. Nó không chứng minh rằng thế giới vô nghĩa hay Thượng Đế vắng mặt, mà là có một thực rại đằng sau mọi thứ, một thực rại chỉ có thể hiểu thông qua siêu việt. Không chỉ Jaspers, Camus hay Kierkegaard đã nhìn thấy sự phi lý mà rất nhiều nhà tư tưởng trong lịch sử từ sau khi phong trào chống chủ nghĩa duy lý bùng phát.
Karl Jaspers - người ảnh hưởng lớn đối với nền triết học hiện sinh hiện đại
Karl Jaspers - người ảnh hưởng lớn đối với nền triết học hiện sinh hiện đại
Kafka đã mang đến tác phẩm của mình, cảm giác bị cô lập, lo âu, sự đối lập giữa những gắn kết nghiêm túc của ta trong cuộc sống và sự thiếu hụt tầm quan trọng của những gắn kết ấy dưới góc nhìn của vũ trụ, cũng được ông làm nổi bật thông qua các ẩn dụ như trong Vụ Án (The Trial), nhân vật chính K. đã bị kết án và tử hình vì một tội danh không rõ, điều này cho thấy sự khó hiểu đến mức không thể lý giải của vũ trụ dưới góc nhìn của con người, tạo ra cảm giác phi nhân hóa khi thế giới mất dần điểm chung của nó với con người. Osamu Dazai, trong tác phẩm Thất lạc cõi người (No Longer Human) của mình đã cho thấy sự chật vật trong việc hiểu động lực cho các hành vi của con người; bất kể mọi nỗ lực tái hòa nhập xã hội của anh thì sự cô lập vẫn luôn bao vây anh. Tuy câu chuyện kết thúc bằng việc nhân vật chính thất bại trong một nỗ lực tự sát, cuối cùng được đưa đi điều dưỡng ở một vùng ngoại ô thì chính tác giả lại thành công trong nỗ lực đáng tiếc ấy chỉ một tháng sau khi tác phẩm Thất lạc cõi người được xuất bản. Ngay chính Albert Camus cũng mất mạng trong một vụ tai nạn giao thông khi đang ở trên đỉnh cao danh vọng trong cuộc đời. Những cái chết giữa đỉnh cao sự nghiệp tưởng chừng như ngẫu nhiên ấy cũng chính là sự phi lý, khi chúng ta liên tục cố gắng trong cuộc sống còn vũ trụ thì không có khả năng “quan tâm” đến những nỗ lực ấy. Tóm lại, sự phi lý đã xuất hiện xuyên suốt lịch sử như một hệ quả của giới hạn trong tư duy con người và nằm ngoài khả năng ngôn ngữ hay nhận thức lý tính của con người.
Osamu Dazai - tác giả của No Longer Human
Osamu Dazai - tác giả của No Longer Human
V. Cuối cùng, nếu thế giới phi lý thì con người thật sự là cái gì?`
Trước tiên, quan điểm riêng của tôi cho rằng trái ngược với lẽ thường thì mỗi người thật ra không phải là một thể thống nhất hoàn chỉnh mà là một chuỗi các nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại và duy trì của các yếu tố trong tập hợp mà chúng ta gọi là “con người”. Nói cách khác, hãy nghĩ đến việc tung một đồng xu, nếu ta biết được tính chất đồng xu, hướng gió, độ gió, lúc ma sát gió và mọi yếu tố cần thiết khác cùng với một khả năng tính toán kháng sai sót thì kết quả của việc tung đồng xu sẽ không còn “ngẫu nhiên” trong mắt của ta nữa. Tương tự, nếu ta hiểu rằng chuỗi nguyên nhân và hệ quả cũng như chứng minh được không có bất cứ yếu tố nào xuất hiện từ hư vô (nghĩa là tồn tại, mà không có lý do) thì tôi và bạn chỉ là các nguyên nhân mà thôi (hay có thể nói ý chí tự do không tồn tại). Cho dễ hiểu, việc tôi viết ra câu này đã được định sẵn bởi: những thứ như việc tôi đã được sinh ra ở thời điểm A, và sự kiện B ở thời điểm C đã diễn ra tác động tạo ra tính cách D cho tôi… vì thế, “mọi thứ” đã được quyết định từ trước, ngay cả khi truy về sự hình thành của vũ trụ (nghĩa là việc tôi viết như thế này đã được quyết định từ khi vũ trụ được hình thành).
Vậy tại sao tôi lại đưa ra quan điểm này? Đầu tiên, nó giải thích các vấn đề được đặt ra bởi con tàu Theseus. Ta đã thất bại trong việc nhận ra con tàu Theseus đã không thống nhất từ đầu mà là một chuỗi nguyên nhân, còn việc ta gọi nó là con tàu cũ hay mới thì phụ thuộc vào quá trình nhìn nhận và định nghĩa của chúng ta. Lý do thứ hai là quan điểm vừa rồi giúp làm nổi bật tư tưởng Phi Lý ở trên khi cho thấy con người có “ngôn ngữ” hoàn toàn khác so với cái của vũ trụ. Cái ngôn ngữ lý tính của con người cuối cùng chỉ có thể dừng lại ở một giả thuyết hay phỏng đoán, mặc nhiên không nhận được câu trả lời về sự thật tối hậu nào từ vũ trụ. Cuối cùng là quan điểm trên tôi dùng để lý giải bản chất của con người.
Khi ta hiểu được cái “gốc rễ” của “con người”, ta cũng cần phải hiểu tính chất của nó để có góc nhìn đầy đủ về nó. Và dựa theo chủ nghĩa phi lý, con người mang 4 tính chất sau:
Thứ nhất, con người về căn bản là những sinh vật trần gian. Mối quan hệ và kết nối giữa chúng ta với thế giới vật lí là không thể tách rời bất kể sự vô tâm của vũ trụ. Đã biết bao nhiêu lần, chúng ta biết rằng một cái chết hay bi kịch nào có thể ập đến mà không có bất kỳ lời giải thích hợp lý nào cho nó, nhưng vẫn đối xử với nó lúc ra đi, đặt cuộc đời mình bằng với tầm quan trọng to lớn.
Thứ hai, con người là những sinh vật có ý thức và khả năng tự nhận thức. Chúng ta nhận thức được cái chết của chính mình, sự thoáng qua của sự sống và sự vắng mặt của cái gọi là “ý nghĩa tối hậu”. Sáng suốt càng nhận sự phi lý hay đơn giản là tiếp tục sống, nó góp vai trò quan trọng để định hình cái nhân tính của chúng ta. Khi ta công nhận sự phi lý thì nó cũng kiêm theo gánh nặng nhận thức, tuy nó là nguồn gốc của sự lo lắng và tuyệt vọng thì nó cũng là khởi đầu cho thế giới nơi ta có thể nhảy múa, mà không có bất kỳ sự rèn buộc nào của lý trí.
"Con người là những sinh vật, những người đã dành cả cuộc đời để cố gắng thuyết phục bản thân rằng sự tồn tại của họ không phải là phi lý" - Albert Camus
Thứ ba, con người là những sinh vật hiện hữu sự siêu việt. Con người thường được đề cập như một sinh vật lý trí, tuy nhiên cái siêu việt vẫn còn đấy. Cái “siêu việt”, tôi tin, là cái đã duy trì sự tồn tại và phát triển của con người đến ngày nay. Cái siêu việt cũng là thứ xuất hiện ở ngay khoảnh khắc mọi lý tính con người sụp đổ, trở thành phần quan trọng, không thể thiếu của mọi con người đã từng đối diện sự phi lý.
Thứ tư, con người là sinh vật nổi loạn. Đối mặt với sự phi lý, phản ứng cơ bản của con người, theo Camus, không phải là cam chịu hay tuyệt vọng, mà là nổi loạn. Cuộc nổi loạn này không nhất thiết phải mang tính chất bạo lực, mà là một sự từ chối liên tục, một ý thức để chấp nhận sự im lặng của vũ trụ cùng giới hạn, chế những hạn chế của giải hạn hiểu biết của con người. Cuộc nổi loạn liên quan đến việc sống trong nhận thức đầy đủ về sự phi lý, mà không chịu tuân theo những hy vọng giả tạo hoặc chủ nghĩa thoát ly (như thông qua tôn giáo hay các ý thức hệ “cung cấp” các ý nghĩa kèm theo).
“Cách duy nhất để đối phó với một thế giới không tự do là trở nên hoàn toàn tự do đến mức chính sự tồn tại của bạn là một hành động nổi loạn” - Albert Camus
VI. Tổng kết
Nói ngắn gọn, con người về tính chất là những sinh vật có ý thức tồn tại trong một thế giới bi thẳm nhưng đẹp đẽ với nhiều mâu thuẫn phi lý tồn tại như hệ quả của giới hạn trong tri thức con người. Cái bí thẳm nằm ở cái gánh nặng nhận thức khi biết đến cái chết trong trong khi con người mong muốn sự vĩnh cửu và ý nghĩa tối hậu. Cái đẹp đẽ là chính gắng nặng nhận thức trên cho chúng ta sự tự do (theo nghĩa rộng nhất) để nổi loạn chống lại và tiếp nhận mọi thứ cuộc đời có thể cho ta.
Về mặt bản chất, con người sở hữu một bản thể tối hậu phức tạp, khó chạm tới và chắc chắn là phản trực giác nếu không phải là mâu thuẫn với lý lẽ con người. Giả thuyết riêng của tôi cho rằng con người, từ bản chất là chuỗi nguyên nhân, yếu tố dẫn đến sự tồn tại ra duy trì các trạng thái khác nhau trong tập hợp các thực thể mà ta gọi là con người. Khi quan sát người khác hoặc vật khác, tâm trí ta liên tục gán cho nó một khái niệm: người đó hay vật đó có thay đổi hoặc không là do tâm trí ta quyết định; tất cả đều nằm ngoài suy công nhận của lý trí thông thường, một lần nữa làm nổi bật giới hạn của tư duy con người, trở thành chứng cứ củng cố cho sự phi lý.
Phan Mai Hoàng Lộc Email: pmhloc1608@gmail.com