CORONAVIRUS CHỨNG MINH CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ NỀN KINH TẾ KHÔNG CÓ THẬT
Mình đọc được bài viết trên fanpage Hành tinh Titanic thấy hay wa và xin được phép chia sẽ cho anh em spiderrum đọc và bàn luận. Link...
Mình đọc được bài viết trên fanpage Hành tinh Titanic thấy hay wa và xin được phép chia sẽ cho anh em spiderrum đọc và bàn luận.
Nội dung:
Tại sao lại như vậy? Sự thật đang xuất hiện ở khắp nơi để chứng minh cho điều đó. Hành tinh Titanic xin lấy một vài đoạn phân tích của Jeff Booth - người sáng lập và CEO của Tập đoàn cung cấp dịch vụ xây dựng BuildDirect (builddirect.com) - trong cuốn sách đầu tay của ông, mang tựa đề: "The Price of Tomorrow: Why Deflation is the Key to an Abundant Future" (Cái giá phải trả của Ngày mai: Tại sao Giảm phát chính là Chìa Khóa cho một Tương lai Đủ đầy). Bạn có thể mua cuốn sách ấy ở đây:
Quan điểm của Jeff Booth nằm ở tầng lớp quản trị doanh nghiệp khi nhìn về sự phù phiếm của cơ chế tài chính hiện đại, như sau:
"Giả dụ, bạn và người hàng xóm của mình, hãy tạm gọi tên anh ta là Bob, chọn hai con đường rất khác biệt nhau. Năm khởi động trên mỗi con đường là 2001. Bạn chọn sống trong phạm vi khả năng kiếm tiền của mình, chỉ chi trả cho những gì mà bạn có thể mua được bằng tiền mặt và không bao giờ đi vay mượn.
Trong khi đó, Bob lại đi vay 1 triệu USD để tiêu xài hoang phí. Anh ta xây nhà mới, thuê người làm vườn, mua nội thất mới và một chiếc TV màn hình cực rộng. Đối với bạn và nhiều người hàng xóm, thì nhìn vẻ bề ngoài, Bob là một người rất giàu có.
Như một tác động phụ của thói tiêu xài hoang phí, anh ta cũng kích thích thị trường việc làm tăng trưởng để hỗ trợ cho việc mua sắm của anh. Các công xưởng, dịch vụ công trình, đại lý nhà đất và công ty chuyên chở hàng hóa đều nhận được lợi ích từ việc này. Rồi sang năm sau, Bob cảm thấy không kham nổi chuyện chi tiêu của mình nữa, nên anh ta quyết định vay thêm 2 triệu USD, một phần để trả cho lãi vay ngân hàng từ món tiền 1 triệu USD đầu tiên, còn lại thì tiếp tục được dùng để tiếp tục lối sống như cũ. Với khoản tiền thêm này, Bob thả cửa chi tiêu – lại tạo thêm được rất nhiều việc làm mới cho xã hội. Anh cũng quyết định mua thêm một căn nhà và cho mướn nó để có một khoản thu nhập mới.
Bởi vì có quen biết Bob (là hàng xóm mà), bạn quyết định chuyển vào thuê căn nhà của anh ta, vẫn tin tưởng rằng đó là một điều tốt để tiết kiệm tiền bạc và sống trong phạm vi kiếm tiền của mình là một chiến lược đúng. Nhờ khoản thu nhập từ tiền thuê nhà do bạn trả, Bob quyết định vay thêm 4 triệu USD nữa, mua thêm nhiều nhà và thuê nhân viên để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Anh ta còn mua thêm một chiếc du thuyền để đi nghỉ mát với gia đình ở Châu Âu và cứ tiếp tục mặc sức mua sắm cá nhân không giới hạn.
Rất nhiều người ngưỡng mộ thành công của Bob và quyết tâm bắt chước. Hệ thống ngân hàng cũng rất vui khi cho mượn tiền để ủng hộ dân chúng thành công trong khởi nghiệp, và cũng là vì họ thu được nhiều lãi hơn. Cùng với sự gia tăng của các khoản nợ trong nền kinh tế, công việc trong xã hội cũng nhiều lên đáng kể để hỗ trợ sức mua của người tiêu dùng, mà bản thân việc tiêu dùng này được chống lưng bởi xu hướng tăng nợ khổng lồ ấy. Giá nhà đất cũng tăng vùn vụt – và dĩ nhiên, giá thuê nhà cũng thế.
Căn nhà bạn có thể mua vào năm 2001 chỉ có giá 100.000 USD, nhưng giờ đây đã được niêm yết giá 500.000 USD. Thậm chí món tiền mà bạn để dành được để mua nhà còn không thể gia tăng nhanh chóng để bắt kịp giá nhà đất. Tình hình còn tệ hại hơn khi phí thuê nhà của bạn cũng gia tăng hàng năm. Nhưng bạn vẫn ngây thơ tự nhủ với bản thân: "Chà, ít nhất nền kinh tế nước nhà vẫn hùng mạnh, và tôi vẫn có việc làm an toàn cơ mà."
Trong khi đó, với mức tăng về giá trị bất động sản, tài sản của Bob dễ dàng trang trải cho bất cứ món nợ nào, nên anh ta quyết định vay thêm 50 triệu USD nữa và lập nên một tập đoàn mua bán và cho thuê nhà – cũng như nhận thêm nhiều nhân viên để làm cho công ty của mình. Bob được phỏng vấn trên TV để kể về cách mà anh ấy kiến tạo được vận may của mình. Rất nhiều người khác làm theo để được thành công như Bob, ào đi vay mượn cho giấc mơ đổi đời của mình. Lại một lần nữa, các ngân hàng rất vui khi được cho vay. Giá nhà liên tục tăng trong thời gian dài hạn, nên giới ngân hàng tự nhủ với chính mình rằng việc cho vay vẫn an toàn cơ mà. Họ không thể nhận ra rằng chính họ đã tạo nên xu hướng gia tăng giá bất động sản từ khối lượng tín dụng khổng lồ mà họ đã bơm vào hệ thống kinh tế.
Còn bạn thì tự lo cho bản thân bằng cách đưa khoản tiền của mình vào quỹ tiết kiệm trong ngân hàng, tin tưởng rằng một khi mức tín dụng được kéo lên bởi nền kinh tế, thì hy vọng sẽ có một lúc nào đó mình cũng sẽ được giàu như là . Tất cả mọi người đều đang sống như thế - ảo tưởng về sự giàu có nhờ nền tín dụng dễ dãi. Bạn tin rằng khi họ nỗ lực giải quyết các thua lỗ, thì họ sẽ phải bị thúc ép bán đi tài sản bằng bất cứ giá nào. Những người khác cũng sẽ bị ép phải bán, và tạo ra một dòng xoáy đi xuống về giá cả. Bạn chờ đợi kiên nhẫn, tin rằng vào một ngày đẹp trời nào đó, món tiền của bạn sẽ có đủ giá trị để bạn có thể tiến lên từ nấc thang cuối cùng của xã hội và thu gom nhiều tài sản với giá cực rẻ.
Rồi thì chuyện đó cũng bắt đầu xảy ra, từ năm 2006. Giá nhà bắt đầu lao dốc. Chúng đứng chựng lại, rồi dần chậm chạp hạ xuống – rồi đột nhiên hạ giảm hết tốc lực. Bob bắt đầu bán đổ bán tháo những ngôi nhà của mình với bất cứ giá nào chỉ để cố thu về tiền mặt – nhưng vấn đề là, hầu như tất cả tiền bán nhà đều không thể bù lại được các khoản vay từ ngân hàng.
Hiện tượng này xảy ra trên toàn thế giới, và giới ngân hàng nhận ra rằng họ không có đủ tiền để bù cho sự thua lỗ của các khoản vay đến từ ngành kinh doanh cá cược trên nhà đất.
Các chính phủ cũng bị đánh lừa. Họ không nhận ra rằng rất nhiều công việc lương cao trong nền kinh tế đã được tạo ra chỉ là nhờ các khoản tín dụng dễ dãi về bất động sản. Mọi người cảm thấy mình trở nên giàu có hơn nên họ chi tiêu nhiều hơn, và do đó tạo nên nhiều việc làm cho xã hội hơn. Chu kỳ hoạt động này tự bản thân nó củng cố cho nó trên chặng đường tiến lên và cũng rất tàn bạo trên chặng đường lao xuống dốc.
Công ty của Bob phải sa thải mọi nhân viên. Nhưng đó không phải làm chấm hết. Rất nhiều công ty khác cũng bắt đầu sa thải lao động để cố sức tồn tại trong cuộc khủng hoảng. Người tiêu dùng thì ngưng mua sắm, vì họ quá lo sợ. Chu kỳ ngày càng quay đến giai đoạn khốc liệt hơn. Khi không còn nhiều việc làm nữa, tiền mặt lên ngôi, nên các doanh nghiệp bắt đầu tích trữ đầu cơ nó. Trước đây, chu kỳ hoạt động này tự mình củng cố trong giai đoạn tăng trưởng, thì nay lại tự làm cho mọi thứ sụp đổ nhanh chống, với tình hình kinh tế ngày càng tệ hại hơn.
Và khi chu kỳ nào tiến đển thời điểm gay cấn nhất, các ngân hàng trên toàn cầu sẽ dừng cho nhau mượn tiền – vì họ đều lo lắng về uy tín và khả năng tín dụng của nhau. Dĩ nhiên họ làm đúng khi lo lắng, vì họ không có đủ tiền mặt trong tay. Nền thương mại toàn cầu bị đe dọa dừng lại, và thế giới chuẩn bị bước vào một giai đoạn suy thoái trầm trọng. Có rất nhiều người tuyệt vọng, mất đi thu nhập và sự giàu có. Tin tức ngày càng xấu đi.
Bạn thì đứng đó, với tiền mặt trong tay. Bạn dần nhận ra rằng để chủng nghĩa tư bản hoạt động đúng đắn, thì những điều vượt quá giới hạn như trên cần phải được xóa bỏ khỏi hệ thống kinh tế, để hệ thống ấy hoạt động chính xác hơn. Bất kể bạn có cực khổ thế nào, nếu bạn đặt cược đầu tư và sai lầm, bạn sẽ bị quét khỏi hệ thống. Giới ngân hàng đã mạo hiểm đặt cược cực lớn và trong một thời gian đã nhận được nhiều thứ khi giá cả tăng. Giờ đây, bạn tin rằng đã đến lúc họ phải trả giá cho điều đó.
Nhưng có một vấn đề: Bạn chưa nhận ra rằng toàn thể trật tự nền kinh tế toàn cầu được đặt trên cùng một hệ thống tương tự nhau, và các chính phủ sẽ làm bất cứ thứ gì để bảo vệ cho hệ thống đó - để tránh sụp đổ và lung lay quyền lực chính trị của họ. Đó là mối liên kết chặt chẽ giữa kinh tế và chính trị.
Do đó, vào cuối năm 2008, một điều gì đó lạ thường đã xảy ra. Thay vì cho phép hệ thống sụp đổ như "con đường phải đi" của chủ nghĩa tư bản, các chính quyền đã ra tay cứu giúp và bảo lãnh hệ thống. Khi làm thế, họ cứu cùng một loại người lúc ban đầu đã tạo nên cuộc khủng hoảng, cam kết bảo đảm hiệu quả cho thành công và xã hội hóa thua lỗ của nhóm này.
Giá trị "thực" của món tiền bạn đang giữ trong tay bị phá hủy khi tiền mới được tạo ra từ "không khí" và cả hệ thống được cứu trợ tài chính. Các khoản cá cược đầu tư từng sập xuống con số zero, nay lại được bơm thêm tiền, và một khối lượng nợ mới đáng kinh ngạc được tạo ra để lấy cớ / giả bộ rằng cả hệ thống kinh tế vẫn tiếp tục hoạt động tốt đẹp.
Bạn tự nhủ: Thật điên rồ. Một bản vị tiền tệ chỉ giữ được giá trị là nhờ sự tín nhiệm phải có mà chúng ta dành cho nó. Nếu không, đó chỉ là một mảnh giấy với những khuôn mặt lãnh tụ và các con số được in trên đó mà thôi. Sự tín nhiệm chỉ được công nhận khi người dân đồng ý thỏa thuận trao đổi giá trị của nó, và chính quyền phải giữ lời hứa bảo vệ giá trị đó đến cùng. Nhưng sự tín nhiệm ấy đã bị đem ra dàn xếp khi nhà cầm quyền không giữ được lời hứa của họ – thậm chí nếu họ giả vờ thực thi chuyện đó bằng cách thay đổi giá trị của đồng tiền mà lời hứa đã được viết lên đó.
Bạn tự hỏi sẽ còn cần bao nhiêu nợ nữa được tạo ra và sử dụng để giải quyết vấn đề gây ra do món nợ của thời điểm gốc ban đầu. Chẳng phải điều đó đang trì hoãn sự sụp đổ không thể tránh được và khiến cả hệ thống thậm chí ngày càng mong manh hơn?
Nhưng kỳ lạ thay... giải pháp ấy vẫn được thực thi, và nhiều người vẫn quên lãng sự thật. Một lần nữa, mọi người đều tin vào câu chuyện cổ tích.
Cho đến khi một con virus bắt đầu lan ra trên toàn cầu."
- Bình luận của Hành tinh Titanic:
Là một chủ doanh nghiệp xây dựng nhà cửa ở Mỹ, Jeff Booth đã phân tích rất chính xác và dễ hiểu những điều đang diễn ra trong nền kinh tế Mỹ và hệ thống kinh tế tư bản hiện đại trên toàn cầu.
Nhưng ông còn chưa nhìn ra được một số yếu tố sau mà chúng tôi đã vạch trần. Đó là hệ thống tiền tệ của nước Mỹ sẽ còn tác động đến nền kinh tế toàn cầu, khi họ bơm thêm nhiều nghìn tỷ USD để hợp thức hóa thảm họa và giải cứu doanh nghiệp. Các món nợ mới được tạo ra sẽ lan tỏa trên khắp hệ thống ngân hàng toàn cầu, len lỏi vào từng gốc rễ của đời sống sinh hoạt và kinh doanh, từ các giới chủ đầu tư sống trong các căn biệt thự sang trọng ở nhiều trung tâm thương mại lớn cho đến những người nông dân chân lấm tay bùn nghèo khổ ở các quốc gia đang phát triển. Tất cả cuối cùng rồi cũng sẽ dính nợ và phải cùng trả nợ cho người Mỹ.
Tại sao lại như thế?
Các món tiền được "in ra" - tôi nói chữ "in ra" trong ngoặc kép thì các bạn phải hiểu điều đó - chính là động lực đầu tư tiếp tục vào các ngành công nghiệp và sản xuất, được đẩy qua nhiều nước đang phát triển, khai thác tài nguyên, bóc lột sức lao động giá rẻ, tiêu diệt môi trường tại các nước này, và đẩy hơn 7 tỷ người cùng toàn thể sự sống trên hành tinh này đến cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6. Tất cả những điều trên đều được tôi phân tích kỹ lưỡng trong các bài:
Giờ đây, trong cuộc khủng hoảng đại dịch coronavirus, chúng ta có thể nhận ra rằng hệ thống này chỉ là sự phù phiếm, ngu dốt, tham lam, kiêu ngạo và dễ sụp đổ như thế nào. Cách duy nhất mà phần lớn giới chủ tư bản và lãnh đạo chính trị có thể nghĩ ra được, chính là bơm thêm tiền để cứu trợ. Đó là vì hệ thống kinh tế do họ tạo ra đang bủa vây lấy chính họ, làm lung lay và xô đổ mọi giá trị cốt lõi nhất của tiền tệ, quyền lực và thói quen tiêu dùng. Tất cả đều là nạn nhân và con nghiện của hệ thống, mà sẽ không bao giờ tìm ra được lối thoát đích thực cho vấn đề. Tất cả đều không chịu hy sinh, không chịu từ bỏ, không chịu quay đầu. Tất cả đều dấn bước sâu vào mạng lưới và bị mắc kẹt mãi mãi ở trong đó, cho đến khi Thiên Nhiên đập vỡ khối u thối tha và làm nó tan vỡ hoàn toàn.
"In tiền" thì dễ, còn "in" chuỗi cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm, trang thiết bị bảo hộ sức khỏe, dịch vụ y tế, lòng nhân ái, sự chia sẻ, tình thương đồng loại... sẽ rất khó đấy. Cuộc đời không như là mơ. Khi khủng hoảng tột cùng xảy ra, cùng với sự gia tăng đột biến chuỗi cung - cầu do tâm lý hoảng loạn, tiền bạc sẽ không mua được nhiều thứ lắm đâu - ngay cả mạng sống. Cũng giống như Đột Biến Khí Hậu, đại dịch Coronavirus không phải chỉ là một cuộc khủng hoảng "duy nhất" — nó còn kéo theo nhiều sự phức tạp và đau khổ khác, gây sức ép khiến các chuỗi domino kinh tế, chính trị, sinh hoạt xã hội, niềm tin, lý tưởng... cùng sụp đổ đè lên nhau.
Đó là lý do vì sao tôi vẫn khuyên các bạn Việt Nam nên tỉnh giấc mộng, nhận ra sự thật, quay trở về quê để sinh sống và chọn cho mình một cuộc sống dân dã, tự cung tự cấp, yêu thương, đoàn kết với láng giềng và nhận được bình an. Đừng theo đuổi những lời hứa hão làm gì. Các bạn công nhân và người lao động từng bỏ quê lên thành phố và siêu đô thị sinh sống thử ngồi nghĩ lại xem, chúng ta được điều gì và mất điều gì. Cuộc sống của chúng ta có đáng để trả giá và phục vụ cho những kẻ đang ngồi trên đỉnh quyền lực tài chính hay không? Khi mọi sự đổ vỡ, liệu có sự tử tế nào được bố thí cho chúng ta - những người dân đen - hay không? Hay chúng ta sẽ bị vỡ trận, tự lang thang tìm đường về quê nhà như những người dân nghèo Ấn Độ, phải đi bộ hàng trăm km để thoát khỏi thành phố khi lệnh phong tỏa được ban ra? Có ai thương xót chúng ta hay không? Chúng ta đang bị lợi dụng cho quyền lực và lợi nhuận của hệ thống kinh tế như thế nào? Mức độ tàn nhẫn của hệ thống ấy ra sao - đặc biệt là với những người thấp cổ bé họng nhất trong xã hội toàn cầu? Điều gì là cần thiết với một cuộc sống và để sống hạnh phúc? Có đáng để đánh đổi cuộc đời lấy những thứ phù phiếm và dễ mất hay không?
Ngoài ra, khi chúng ta chọn lựa nghề nghiệp cho mình, hãy cố gắng chọn một nghề mà sẽ không đóng góp xây dựng hệ thống tài chính và kim tự tháp lợi nhuận cho giới chủ tư bản. Hãy chọn một nghề không tàn phá quá mức môi trường sống và điều kiện sống cho thế hệ này và thế hệ con cháu mai sau. Hãy cân nhắc xem nghề nghiệp của chúng ta có góp sức cho "hạnh phúc thật" mà loài người đáng phải có? Nghề nghiệp ấy có bảo vệ chúng ta khi mọi sự sụp đổ? Nghề nghiệp ấy có giá trị thật về mặt nhân đạo và cần thiết cho sự sống của muôn loài hay không? Hãy nhận ra sự thật về một xã hội đầy ác độc và tối tăm khi đánh giá sai giá trị sản phẩm của từng nghề nghiệp, ví dụ như luôn luôn đàn áp, đè nén, ép giá người nông dân làm ra lương thực căn bản để nuôi sống mọi người, nhưng khi cả hệ thống kinh tế công nghiệp phục vụ cho những nhu cầu phù phiếm như ăn chơi, hưởng lạc... xả thải gây ra biến đổi khí hậu, xây đập thủy điện, làm mực nước biển dâng, làm cho ĐBSCL - là chỗ ở của người nông dân - bị mất, thì họ có chắc là được toàn xã hội và toàn cầu giúp đỡ hay không? Sự bạc bẽo là ở chỗ đó. Sẽ đến lúc người ta không ăn được iPhone, xe hơi, quần áo thời trang, nhà hàng, máy bay... và hiểu ra rằng, đó là cái giá phải trả khi đối xử bất công với tầng lớp thấp kém nhất xã hội là người nông dân và công nhân. Và điều đó đã luôn xảy ra từ cách đây cả trăm năm.
Khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, tôi đã từng cảnh cáo đừng quá lún sâu vào vũng lầy tài chính, nợ nần và xu hướng công nghiệp hóa của chủ nghĩa tư bản. Kết quả sau hơn 10 năm gia nhập thị trường chung do giới tư bản Mỹ, Nhật và Châu Âu dựng lên, chúng ta được gì?
- Hàng loạt vụ đại án tham nhũng vốn vay ODA, FDI.
- Các nhóm lợi ích tư bản trong nước nổi lên lũng đoạn nền kinh tế và chính trị quốc gia.
- Vụ xả thải tàn phá môi trường biển của tập đoàn Formosa ở 3 tỉnh miền Trung.
- Những cuộc di dân lên thành phố để tập trung vào các khu công nghiệp và chế xuất, mà đời sống công nhân bị xâu xé và làm cho biến chất bởi lối sống tiêu dùng hiện đại.
- Bầu không khí ô nhiễm bụi mịn gây chết người ở Hà Nội và Sài Gòn.
- Hàng loạt các chất độc hại của phân bón hóa học, thuốc trừ sâu (dù bắt nguồn từ Trung Quốc hay Mỹ) được ứng dụng để gia tăng sản xuất nông nghiệp, khiến người dân bị ung thư rất nhiều và nghi ngờ cả đồ ăn thực phẩm của nhiều nơi khác trên toàn quốc.
- Các tệ nạn xã hội xuất phát từ cuộc đua tranh kiếm tiền, làm giàu, tiêu xài, chứng tỏ bản thân của giới văn nghệ sĩ showbiz. Nó càng làm biến chất đạo đức con người và đẩy nhanh tốc độ hủy hoại môi trường của Việt Nam. Hàng loạt tỷ phú xuất hiện, nhưng người nghèo càng nghèo thêm do khoảng cách kinh tế và cơ hội làm ăn.
- Các vụ cướp đất, đàn áp để tranh giành tài nguyên, thậm chí xảy ra và được ủng hộ trong giới chính trị, là chứng cứ cụ thể nhất của cuộc chạy đua và cạnh tranh buôn bán bất động sản để làm giàu. Người nông dân mất đất, nhưng giới tư bản đỏ quyền lực thì lại càng giàu thêm.
Nhưng chính nhờ đại dịch coronavirus, tôi vẫn thấy đất nước và dân tộc Việt Nam còn ý thức về tình đồng bào và biết chia sẻ với nhau - không cần đến đồng tiền bẩn của giới chủ tư bản và quyết định chính trị của nhà cầm quyền. Đó là điều sẽ lối đi cứu thoát cả dân tộc này trước cuộc khủng hoảng đen tối nhất - ĐỘT BIẾN KHÍ HẬU.
Hãy sớm cắt đứt mối liên hệ của mình với hệ thống kinh tế tư bản hiện đại. Hãy tách ra khỏi lòng tham và sự kiêu ngạo của hệ thống này. Hãy chọn cho mình một cách sống dứt khoát và tương đối độc lập, như chúng tôi đã khuyên tại:
Nếu chúng ta còn biết yêu thương nhau, nâng đỡ nhau, đoàn kết với nhau, thì vẫn có thể cứu vãn và giúp nhau trong cuộc sinh tồn khắc nghiệt khi thảm họa xảy ra. Hãy nhớ rằng, khi mọi thứ sụp đổ, chỉ có TÌNH YÊU LÀ Ở LẠI.
Đã gần hết thời gian cho bất cứ tham vọng bóc lột, vun vén, thu gom nào. Cho dù có tiền, thì chẳng ai có thể thoát ra khỏi hành tinh này được cả - cho dù là quan chức hay dân đen, tỷ phủ hay ăn mày. Vậy thì chỉ còn một cách duy nhất là biết yêu thương nhau và cùng xây dựng đất nước để tạm sống sót cho kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của Biến đổi Khí hậu. Khi mọi nhà trong khu phố đều cháy, thì chẳng có nhà nào lo cho hàng xóm của mình được đâu. Họ phải lo cho nhà, cho quốc gia của chính mình. Thậm chí, họ còn sẽ đuổi kẻ ăn nhờ ở đậu ra khỏi nhà của họ, xách súng bắn bỏ, hoặc tỏ ra khinh rẻ kẻ lạ mặt. Lúc đó, cuộc sống không bằng chết đi. Và ở thời tận cùng ấy, nhiều người sẽ hiểu hai tiếng QUÊ HƯƠNG là như thế nào.
Hãy nhớ rằng, một quốc gia có tồn tại và vượt qua cơn khốn cùng nhất hay không...
...là do tình thương, sự cảm thông và chia sẻ, chứ không phải nhờ đống tiền,
...là do sự hy sinh và ý thức bảo vệ đồng bào trong một nước, chứ không phải sức mạnh quân sự,
...là do những vòng tay kết nối của đoàn kết và tương trợ vô vị lợi, chứ không phải sự đổ lỗi, kỳ thị và căm ghét người khác.
#hanhtinhtitanic
Nguồn tham khảo thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất