Ngày của mẹ 10.05.2020,
Vào ngày của mẹ, mình được nghe lại bài hát "Con Trai Cưng" của B Ray x Masew, một bài hát Rap đạt 34.312.080 view. "Con trai cưng của mẹ, chơi hết đời tuổi trẻ, hơn 20 tuổi đầu nhưng khi ở nhà vẫn là em bé". Bài hát nhắc đến hình ảnh chàng trai tuy lớn tuổi nhưng lại chưa đủ sự tự lập, lo lắng cho cuộc sống của chính mình. Tình cờ thay mình cũng biết đến một cụm từ "Mother's Boy" trong tiếng Anh cũng có ý nghĩa tương tự. Vậy nên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về "Con Trai Cưng" (Mother's Boy) nhé.
I. Khái niệm "Con Trai Cưng"
Con trai cưng của mẹ, (mother's boy, mummy's boy, mama's boy) là một người đàn ông gắn bó phụ thuộc quá mức vào người mẹ của mình ở độ tuổi mà người đàn ông được mong đợi có cuộc sống độc lập (như sống một mình, độc lập về kinh tế, lập gia đình hoặc chuẩn bị kết hôn). Có thể thấy được rằng cụm từ này thường để châm chọc những chàng trai bị ảnh hưởng quá lớn bởi người mẹ của mình để làm hạn chế quá trình trưởng thành, độc lập của bản thân. Thế nhưng, hãy thử suy nghĩ rằng điều gì sẽ quyết định người con lớn lên sẽ trở thành con người tốt hay xấu nếu họ bị ảnh hưởng từ người mẹ của mình đến như vậy? 
II. Những hình tượng "Con Trai Cưng" trong điện ảnh
Nhân vật đầu tiên mình muốn nói đến đó là Jason Voorhees trong series phim Kinh Dị "Thứ 6 ngày 13". Jason Voorhees là một nhân vật sinh ra không được may mắn khi khi sở hữu gương mặt biến dạng, không cân xứng ngay từ khi sinh ra. Thế nên suốt thời niên thiếu, anh được nuôi dường hoàn toàn bởi người mẹ đáng kính của mình thay vì đến trường như bao đứa trẻ khác để tránh khỏi sự kì thị từ chúng bạn. Và điều này cũng đã nuôi dưỡng sự tôn thờ của Jason dành cho người mẹ của mình lớn hơn bất cứ điêu gì trong cuộc sống này. Để rồi biến cố ập đến, sau tưởng như con trai của mình đã qua đời tại trại hè, người mẹ của Jason trở nên điên cuồng và tàn sát tất cả những người đã gây nên hay có liên quan tới cái chết của con bà. Và cuối cùng, bà cũng phải chịu cái chết thương tâm. Nhưng ở những phần sau của series, chúng ta biết được Jason chưa thực sự chết mà chỉ biến thành một con quỷ đội lốt người để đi giết hại những người mà hắn nghĩ gây đe dọa đến sự tồn tại của hắn. 
Unearthing Jason Voorhees: Camp Letter From a Young Jason to his ...
Friday the 13th
Tuy tên sát nhân được xếp vào một trong những nhân vật kinh dị gây đáng sợ nhất trong nền điện ảnh, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được sự tôn trọng đến mức tôn thờ mù quáng của Jason giành cho người mẹ của mình. Điều này càng được thể hiện rõ qua việc khi đã đến tuổi trưởng thành và thực hiện liên tục những vụ án dã man, Jason vẫn có đâu đó ấn chứa những nét tính cách của một đứa trẻ trong vỏ bọc của sát nhân máu lạnh tìm cách để trả thù cho người mẹ đáng kính của mình. Đây có thể là một tuyến câu chuyện thể hiện sự độc hại với niềm tin mù quáng vào người mẹ của mình để từ đó hình thành nhân vật "Con Trai Cưng" Jason Voorhees. 
Nhân vật thứ hai mình muốn nhắc đến đó là chàng trai Forrest trong Forrest Gump (1994). Forrest cũng là đứa trẻ của tuổi thơ không được hạnh phúc khi cậu mô côi cho và lớn lên với chỉ số IQ thấp hơn người bình thường. Thế nhưng, anh lại có một người mẹ thương con hết mực. Bà cố gắng để đứa con của mình không bị thua kém chúng bạn khi cho cố gắng cho cậu được họ trường của trẻ em bình thường, "niềng chân" cậu bé cho dù điều này không có ý nghĩa gì lắm. Tuy vậy, với sự tạo động lực để cậu bé luôn giữ được khát vọng trở thành một con người hoàn toàn bình thường và tử tế. 
Forrest Gump 1994
“My mama always said, ‘Life was like a box of chocolates. You never know what you’re gonna get.'” - Forrest Gump
Có thể nói rằng, chính nhờ những niềm tin và tình cảm tốt đẹp đến từ người mẹ từ thuở bé đã góp phần hình thành nên một cuộc đời thực sự ý nghĩa, tích cực của Forrest Gump. Trên suốt hành trình ấy, người mẹ luôn đóng vai trò là người đứng đằng sau bên cạnh cô bạn Jenny để thúc đẩy được Forrest vượt qua những khoảnh khắc khó khăn trong cuộc sống với một tinh thần lạc quan, tích cực và hạnh phúc.
III. "Con Trai Cưng" và hành trình trưởng thành sẽ như thế nào?
Câu hỏi được đặt ra sẽ là những "Con Trai Cưng" sẽ vượt qua tâm lý này nữa thế nào để bước tới cuộc sống độc lập của chính bản thân mình như thế nào? Dù có thể có những hoàn cảnh, môi trường khác nhau, nhưng rồi một ngày họ cũng phải sẽ lớn lên để bắt đầu cuộc sống độc lập của riêng mình. Điều họ còn giữ lại khi vượt qua giai đoạn "Con Trai Cưng" có lẽ là những giá trị về cuộc sống mà họ được ảnh hưởng lớn từ những người mẹ, nó có thể tốt, có thể chưa tốt nhưng cách họ tiếp nhận và hoàn thiện nó để trở thành giá trị của bản thân mình.
Một khía cạnh nào đó, nó cũng sẽ có thể khó khăn khi họ phải vượt qua cái bóng quá lớn từ người mẹ để tìm thấy con người bên trong của riêng mình. Họ sẽ rơi vào tình trạng loay hoay để đi tìm đâu là con đường, là giá trị mà chính bản thân mình mong muốn thay vì từ mong đợi mà họ được nhận. Đặc biệt là khi họ phải bước vào một cuộc sống cần nhiều hơn sự tự lập thì những lỗ hổng về kỹ năng và tâm hồn sẽ dễ làm cho con người ta bị gục ngã trong cuồng quay của những cám dỗ hay đánh mất bản ngã của mình.
Có những khó khăn thì cũng có những điều tốt đẹp họ nhận được. Đó sẽ là tình cảm sâu sắc của họ giành đến cho gia đình, đặc biệt là dành cho người mẹ và có thể là người vợ sau này như Jenny cùng Forrest. Đó cũng có thể là việc luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống như là những điều tốt đẹp mà họ đã nhận được từ những người mẹ của mình. Nói đi thì cũng phải nói lại, người mẹ nào cũng sẽ muốn con mình được tốt đẹp hơn mà thôi cho dù nó có thể quá mức để tạo thành những "Con Trai Cưng của mẹ" nhưng tình mẫu tử thiêng liêng ấy cũng thật đáng được trân trọng, đáng quý.